EU ‘nín thở’ khi Hungary cam kết sẽ 'làm cho châu Âu vĩ đại trở lại'
(VNF) - Hungary bắt đầu nhiệm kỳ 6 tháng đảm nhận cương vị Chủ tịch luân phiên của Hội đồng Liên minh châu Âu (EU) trong bối cảnh có những bất đồng nghiêm trọng với ban lãnh đạo EU về một số vấn đề, liên quan đến xung đột ở Ukraine và vấn đề di cư...
Hungary ngày 1/7 chính thức đảm nhận cương vị Chủ tịch luân phiên của Hội đồng EU với nhiệm kỳ kéo dài đến ngày 31/12/2024.
Với lịch sử quan hệ căng thẳng giữa Hungary và Brussels, nhiều thành viên liên minh lo lắng dưới sự điều hành của Thủ tướng Viktor Orban, nhiều vấn đề chưa thể đi đến đồng thuận.
Mối quan hệ phức tạp giữa Budapest và Brussels thậm chí còn được phản ánh trong phương châm của Thủ tướng Hungary Viktor Orban: "Hãy cùng nhau làm cho châu Âu vĩ đại trở lại!", giống với khẩu hiệu vận động tranh cử của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump, người không nhận được sự ủng hộ từ giới lãnh đạo EU, nhưng lại được ông Orban công khai ủng hộ.
Khi công bố chương trình nghị sự của nhiệm kỳ Chủ tịch luân phiên của Hội đồng EU, ông Orban cho hay Budapest sẽ tập trung vào việc thúc đẩy gắn kết, phát triển quốc phòng và khả năng cạnh tranh của EU. Ông nói rằng việc chấm dứt nhanh chóng cuộc xung đột ở Ukraine là điểm quan trọng nhất.
“Chúng tôi ủng hộ việc chấm dứt chiến sự”, ông Orban nhấn mạnh, đồng thời cho biết thêm rằng cuộc xung đột ở Ukraine vẫn “phủ bóng đen lên mọi sự kiện ở EU”.
Quan điểm này trái ngược với tuyên bố của Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen, người không nói về việc chấm dứt xung đột mà về việc đạt được chiến thắng cho Ukraine bằng mọi giá.
Chủ tịch luân phiên của Hội đồng EU cho phép các quốc gia nắm quyền quyết định chương trình nghị sự của các cuộc họp giữa 27 quốc gia thành viên EU tại Brussels. Trong những năm gần đây, Hungary thường xuyên phá vỡ các cuộc họp như vậy khi sử dụng quyền phủ quyết và trì hoãn các chính sách để làm giảm lệnh trừng phạt đối với Nga, chặn viện trợ quân sự cho Ukraine…
Trước đó, những thành viên nội bộ EU đã tức giận khi Hungary chặn khoản viện trợ quân sự trị giá 6,6 tỷ euro (7,1 tỷ USD) cho Ukraine thông qua quỹ Hòa bình châu Âu (EPF).
EPF hoàn trả một phần cho các quốc gia thành viên EU vì đã mua hoặc gửi vũ khí cho Ukraine, do đó, trên thực tế, Budapest đang từ chối cấp tiền cho các thủ đô EU khác để bổ sung kho dự trữ quốc phòng của chính họ.
Việc mở rộng EU là một điểm quan trọng khác trong chương trình nghị sự. Có năm ứng cử viên thành viên chính thức ở Tây Balkan gồm Albania, Bosnia và Herzegovina, Bắc Macedonia, Serbia và Montenegro. Hungary tin rằng việc gia nhập của họ sẽ "mang lại năng lượng mới và động lực mới", điều mà EU rất cần ngày nay.
Ông Orban cũng đã trì hoãn, mặc dù sau đó ông đã nhượng bộ, trong việc thúc đẩy các cuộc đàm phán gia nhập EU của Ukraine, đồng thời đảm bảo quyền từ chối và các phiên bản trừng phạt suy yếu của EU đối với Nga.
Thủ tướng Hungary tin rằng quá trình mở rộng không chấp nhận tiêu chuẩn kép và phải tránh chính trị hóa trong vấn đề này. Do đó, Ukraine, quốc gia được EU ủng hộ về quá trình gia nhập, phải đáp ứng các tiêu chí giống như tất cả các ứng cử viên khác.
Nhập khẩu phân bón kỷ lục từ Nga, châu Âu lo ngại an ninh lương thực bị đe dọa
Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.