Tham vọng làm ‘lu mờ’ Trung Quốc, Philippines kêu gọi đầu tư cho chuỗi cung ứng niken

Vy Ba - 01/07/2024 07:45 (GMT+7)

(VNF) - Tham vọng trở thành giải pháp thay thế cho chuỗi cung ứng kim loại pin quan trọng do Trung Quốc thống trị, Philippines đang tìm kiếm nguồn đầu tư từ phương Tây để phát triển hơn nữa trữ lượng niken của mình.

Nhằm giải tỏa những lo ngại ngày càng tăng về việc Trung Quốc kiểm soát hệ sinh thái xe điện, quốc gia sản xuất niken lớn thứ hai thế giới Philippines đang tìm kiếm một thỏa thuận khoáng sản quan trọng với Mỹ và nguồn vốn đầu tư từ các công ty nước ngoài để xây dựng thêm nhiều nhà máy tinh luyện kim loại.

Chia sẻ với Financial Times (FT), ông Ceferino S Rodolfo - Thứ trưởng Bộ Thương mại và Công nghiệp Philippines, cho hay: “Hiện Philippines có cơ hội trở thành một ‘tay chơi’ quan trọng về pin”.

Philippines là nước sản xuất niken lớn thứ hai thế giới, nhưng sản lượng và trữ lượng của nước này còn kém xa Indonesia, nước dẫn đầu ngành (Ảnh: Erik De Castro/Reuters)

Sản lượng niken của Philippines chỉ bằng một phần nhỏ so với quốc gia sản xuất niken hàng đầu là Indonesia, nơi các quan chức chính phủ cho biết 90% ngành công nghiệp này do các công ty Trung Quốc kiểm soát.

Nhưng sự lo ngại về sự tập trung nguồn cung niken trong tay Indonesia và Trung Quốc cũng như giá thành thấp đã hạn chế sản lượng từ các nhà sản xuất khác đã thúc đẩy người mua tìm kiếm các nguồn hàng khác.

Vị quan chức Philippines cho biết Mỹ, Anh, Úc, Nhật Bản và Hàn Quốc nằm trong số các quốc gia thể hiện sự quan tâm đến việc đầu tư vào ngành công nghiệp niken của Philippines và các công ty Trung Quốc cũng vậy.

Ông nói: “Đó là một cuộc chạy đua giữa Trung Quốc và Mỹ”, đồng thời lưu ý rằng Philippines đã có “lý do thực sự mạnh mẽ để thu hút các nhà đầu tư không phải là người Trung Quốc để chúng tôi có thể trở thành nhà cung cấp niken không phải của Indonesia, không phải của Trung Quốc”.

Động thái của Philippines thể hiện việc nước này muốn xây dựng mối quan hệ kinh tế chặt chẽ hơn với Mỹ và các đồng minh trong bối cảnh căng thẳng leo thang với Bắc Kinh ở Biển Đông.

Philippines muốn ký một thỏa thuận khoáng sản quan trọng với Mỹ, điều này sẽ giúp Philippines đủ điều kiện được hưởng tín dụng thuế. Philippines cũng đã yêu cầu tham gia một thỏa thuận hiện có giữa Mỹ và Nhật Bản, ông Rodolfo cho biết.

Tuy nhiên, các quan chức tại Manila cho biết hiện tại không có thỏa thuận nào được đưa ra thảo luận do Mỹ không muốn ký thỏa thuận vào giữa năm bầu cử.

Cũng theo ông Rodolfo, Philippines cũng đang đặt mục tiêu sản xuất niken “xanh hơn” với sự giúp đỡ của các nhà đầu tư bằng cách sử dụng năng lượng tái tạo để cung cấp năng lượng cho các nhà máy luyện kim.

Nhưng Washington lo ngại về chi phí năng lượng cao, theo đặc phái viên của Manila tại Mỹ, ông Jose Manuel Romualdez. “Một trong những trở ngại chính hiện nay là năng lượng. Chúng ta cần có khả năng tạo ra một loại năng lượng tốt hơn, gắn kết hơn và rẻ hơn”, ông Jose cho hay.

Ông nói thêm rằng Manila sẵn sàng đầu tư vào các lựa chọn năng lượng rẻ hơn và sạch hơn, đồng thời đang xem xét kết hợp năng lượng thủy điện, năng lượng mặt trời, gió và khí đốt tự nhiên.

Nhiều thách thức

Philippines hiện có hai nhà máy chế biến niken, đều do Nickel Asia Corp điều hành, trong đó Sumitomo Metal Mining của Nhật Bản là cổ đông lớn nhất.

Sản lượng niken của Philippines chỉ bằng một phần nhỏ so với quốc gia sản xuất niken hàng đầu là Indonesia.

Indonesia chiếm 57% sản lượng niken tinh chế toàn cầu, gấp 4,5 lần so với Philippines vào năm 2023, và thị phần của nước này được dự báo sẽ tăng lên 69% vào cuối thập kỷ này, theo Benchmark Mineral Intelligence.

Số liệu từ Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ cho thấy trữ lượng của nước này cũng vượt xa Philippines. Với 55 triệu tấn, Philippines có lượng niken nhiều gấp 11 lần Philippines.

Trong khi đó, các mỏ niken ở Úc đã ngừng hoạt động do bị ảnh hưởng bởi giá thành thấp khi giảm 23% trong năm qua. Hoạt động sản xuất ở New Caledonia, một lãnh thổ hải ngoại của Pháp, cũng bị gián đoạn do bất ổn chính trị.

Ông Adam Webb, giám đốc sản phẩm cathode tại Benchmark Mineral Intelligence, cho biết việc huy động vốn trong bối cảnh giá thấp hiện nay sẽ là một thách thức đối với Philippines.

Theo ông Adam, việc giảm thuế và các chính sách có lợi cho các công ty không phải của Trung Quốc có thể thu hút đầu tư vào Philippines, điều này có thể chứng tỏ là một giải pháp thay thế khả thi để Washington giảm rủi ro cho chuỗi cung ứng niken của mình.

“Đối với phương Tây, Philippines mang đến cơ hội đa dạng hóa khỏi ngành công nghiệp niken của Indonesia do Trung Quốc thống trị và giảm thiểu rủi ro liên quan đến sự tập trung nguồn cung niken ngày càng tăng ở một quốc gia”, ông Adam cho biết thêm.

Theo Financial Times
Trung Quốc kêu gọi Mỹ 'gỡ rào cản' để hợp tác hàng không vũ trụ

Trung Quốc kêu gọi Mỹ 'gỡ rào cản' để hợp tác hàng không vũ trụ

Tài chính quốc tế
(VNF) - Trung Quốc hoan nghênh các nhà khoa học từ khắp nơi trên thế giới nghiên cứu các mẫu đá Mặt trăng từ Sứ mệnh Hằng Nga 6 (Chang'e 6), bao gồm cả Mỹ nếu nước này “gỡ bỏ những trở ngại” đối với sự hợp tác giữa hai quốc gia.
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Đề xuất tăng hệ số sử dụng đất, mật độ xây dựng NƠXH lên 1,5 lần

Đề xuất tăng hệ số sử dụng đất, mật độ xây dựng NƠXH lên 1,5 lần

(VNF) - Hiệp hội Bất động sản TP. HCM (HoREA) đề xuất bổ sung quy định dự án nhà ở xã hội được điều chỉnh tăng hệ số sử dụng đất hoặc mật độ xây dựng lên tối đa 1,5 lần. Điều này sẽ giúp làm tăng nguồn cung nhà ở xã hội trên thị trường và giúp kéo giảm giá thành.

Những khoản thu kỳ lạ nhất trái đất: Đặt tên em bé, xả bồn cầu... bị đánh thuế

Những khoản thu kỳ lạ nhất trái đất: Đặt tên em bé, xả bồn cầu... bị đánh thuế

(VNF) - Từ quả việt quất đến khuyên tai, đồ ăn vặt đến thuế chấp thuận tên em bé, có những khoản thuế quan bất thường trên khắp thế giới mà chúng ta không thể nghĩ rằng chúng có tồn tại.

Quý II/2025: BĐS khởi sắc, xuống tiền tiền mua đất nền và biệt thự

Quý II/2025: BĐS khởi sắc, xuống tiền tiền mua đất nền và biệt thự

(VNF) - Theo chuyên gia, đến quý I/2025, người mua và nhà đầu tư sẽ yên tâm hơn với các yếu tố tài chính, pháp lý nhưng vẫn ưu tiên các sản phẩm phục vụ ở thực và mang lại dòng tiền tốt.

Bắc Giang: Thanh tra yêu cầu Địa ốc An Huy nộp 16 tỷ vào NSNN

Bắc Giang: Thanh tra yêu cầu Địa ốc An Huy nộp 16 tỷ vào NSNN

Thanh tra tỉnh Bắc Giang đã có kết luận thanh tra thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, việc chấp hành các quy định về đầu tư xây dựng đối với Công ty cổ phần Địa ốc An Huy chi nhánh Bắc Giang, giai đoạn 2019-2022.

Bình ổn thị trường vàng như thế nào?

Bình ổn thị trường vàng như thế nào?

(VNF) - Giá vàng đã hạ nhiệt sau khi 4 ngân hàng thương mại nhà nước và Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) bán vàng miếng SJC trực tiếp tới người dân theo phương án mới của NHNN. Nhưng để bình ổn thị trường vàng, cần làm nhiều hơn thế.

Công an xác định một số doanh nghiệp thuê người xếp hàng mua vàng 'bình ổn'

Công an xác định một số doanh nghiệp thuê người xếp hàng mua vàng 'bình ổn'

(VNF) - Ngày 30/6, Bộ Công an cho biết, Phòng An ninh kinh tế (Công an TP Hà Nội) xác định có nhóm đối tượng được thuê xếp hàng để mua vàng do các ngân hàng thương mại Nhà nước và bán lại cho doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc.

Dữ liệu tốt hơn kỳ vọng, ‘ngóng’ chứng khoán bật tăng trong tuần mới

Dữ liệu tốt hơn kỳ vọng, ‘ngóng’ chứng khoán bật tăng trong tuần mới

(VNF) - Số liệu vĩ mô tháng 6 và quý II/2024 tốt hơn kỳ vọng khiến nhiều nhà đầu tư (NĐT) kỳ vọng VN-Index sẽ sớm bật tăng trở lại, hướng đến kiểm định lại vùng đỉnh cũ.

Một liên danh nhà đầu tư muốn làm khu đô thị thông minh 1,4 tỷ USD ở Hà Nội

Một liên danh nhà đầu tư muốn làm khu đô thị thông minh 1,4 tỷ USD ở Hà Nội

(VNF) - Chỉ duy nhất một liên danh nhà đầu tư đăng ký làm dự án khu đô thị thông minh, sinh thái tại các xã Tàm Xá, Vĩnh Ngọc và Xuân Canh, huyện Đông Anh.

Doang nghiệp BĐS tồn kho 11,5 tỷ USD; dân liều mua căn hộ chưa sổ đỏ

Doang nghiệp BĐS tồn kho 11,5 tỷ USD; dân liều mua căn hộ chưa sổ đỏ

(VNF) - Căn hộ TP. HCM chưa sổ đỏ hút khách: 'Đành liều mua thôi, cần nhà ở đã'; 'Săn’ mua căn hộ chưa sổ đỏ, giá tầm 2 tỷ ở vùng ven Hà Nội; Dừng giao dịch 77 lô đất dịch vụ: Hà Nội xử lý nghiêm, không có vùng cấm; BĐS tồn kho gần 11,5 tỷ USD, không 'chết' nhưng chưa hết khó khăn... là những thông tin được quan tâm trong tuần.