Nga ký thỏa thuận hạt nhân quan trọng với nước thành viên EU
Mộc An -
15/11/2023 14:44 (GMT+7)
(VNF) - Tập đoàn Năng lượng Hạt nhân Nhà nước Nga (Rosatom) và Bộ Ngoại giao Hungary ngày 14/11 đã ký kế hoạch xây dựng nhà máy điện hạt nhân Paks-2, dự kiến sẽ hoàn thành vào đầu năm 2030.
Paks-2 là dự án mở rộng của nhà máy điện hạt nhân Paks dưới sự điều hành của Tập đoàn Năng lượng Hạt nhân Nhà nước Nga (Rosatom).
Người đứng đầu Rosatom Alexey Likhachev và Bộ trưởng Ngoại giao Hungary Peter Szijjarto là đại diện hai bên ký thoả thuận. Hai nhà lãnh đạo đã đến thăm công trường xây dựng tại Paks và thảo luận về việc triển khai dự án xây dựng hai tổ máy mới của nhà máy điện hạt nhân (dự án Paks-2).
Trao đổi với các phóng viên sau cuộc đàm phán với ông Likhachev, Bộ trưởng Ngoại giao Hungary Szijjarto cho hay: “Chúng tôi đã thống nhất lộ trình triển khai. Chúng tôi sẽ có thể đưa vào vận hành nhà máy điện hạt nhân vào đầu năm 2030”.
Ông Likhachev đồng thời cho biết, hiện tại, 14 tổ máy điện với lò phản ứng VVER-1200 do Rosatom thiết kế đang được xây dựng trên khắp thế giới. Hai trong số đó đang được xây dựng ở Hungary.
"Chúng tôi đặc biệt chú ý đến dự án nhà máy điện hạt nhân Paks-2 và đang dành nhiều nguồn lực cho dự án này", người đứng đầu tập đoàn nhà nước Nga khẳng định.
Ông nói thêm rằng Rosatom dự định sử dụng những công nghệ tốt nhất và nhân sự giàu kinh nghiệm nhất để triển khai dự án.
“Hợp tác giữa các nước trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân có giá trị to lớn đối với chúng tôi”, ông Likhachev nhấn mạnh, đồng thời cảm ơn ông Szijjarto vì đã tham gia chuẩn bị và thực hiện dự án Paks 2.
Người đứng đầu Rosatom cũng đã gửi lời cảm ơn đặc biệt tới Thủ tướng Hungary Viktor Orban, người đã quan tâm đến dự án.
Người đứng đầu Rosatom Alexey Likhachev và Bộ trưởng Ngoại giao Hungary Peter Szijjarto tại lễ ký thoả thuận.
Đáp lại, ông Szijjarto khẳng định cam kết của Hungary trong việc phát triển hơn nữa năng lượng hạt nhân, đồng thời khẳng định rằng đây là nguồn năng lượng đáng tin cậy, an toàn và chi phí thấp.
Ông Szijjarto gọi sự hợp tác với Nga trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân là “tuyệt vời”, đề cập đến chất lượng cao của nhiên liệu hạt nhân của Nga và việc Rosatom tuân thủ nghiêm ngặt việc giao hàng thời hạn.
Vài nét về Paks-2
Nhà máy điện hạt nhân Paks, được xây dựng bằng công nghệ của Liên Xô và sử dụng nhiên liệu hạt nhân của Nga, cung cấp một nửa tổng lượng điện được tạo ra và một phần ba lượng điện tiêu thụ ở Hungary. Hiện tại, bốn tổ máy điện với lò phản ứng VVER-440 đang hoạt động tại nhà máy được xây dựng cách Budapest khoảng 100km về phía nam bên bờ sông Danube.
Cuối năm 2014, Nga và Hungary đã ký văn bản về việc xây dựng tổ máy mới số 5 và số 6 tại nhà máy điện hạt nhân Paks với các lò phản ứng thuộc dự án VVER-1200 tiên tiến, đáp ứng các tiêu chuẩn hiện đại nhất về độ tin cậy và an toàn.
Có thông tin cho biết chính phủ Nga mới đây đã phê duyệt khoản cho vay 10 tỷ euro (10,2 tỷ USD) để Hungary xây dựng hai lò phản ứng hạt nhân tại nhà máy điện hạt nhân Paks.
Theo đó, khoản cho vay này sẽ tài trợ cho phần lớn dự án Paks-II, với tổng trị giá ước tính khoảng 12,5 tỷ euro (13,7 tỷ USD). Dự án này dự kiến khởi động vào giữa năm 2024.
Theo sắc lệnh, khoản cho vay nói trên không bị đánh thuế và sẽ được thanh toán mà không có “hoa hồng, hạn chế, khấu trừ, miễn trừ hoặc khấu trừ bồi thường”.
Chính phủ Hungary kỳ vọng rằng sau khi đưa vào vận hành hai lò phản ứng hạt nhân VVER-1200 mới, công suất của nhà máy sẽ tăng từ 2.000 MW hiện tại lên 4.400 MW.
Dự án Paks-2 trước đó đã bị trì hoãn trong thời gian dài, nhưng Budapest đã cấp giấy phép xây dựng các tổ máy điện cho Rosatom. Dự án gần đây cũng đã được phép sửa hợp đồng với Nga, trong đó có việc thành lập một công ty quản lý dự án để đẩy nhanh quá trình xây dựng.
(VNF) - Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ tới Hà Nội hôm nay (14/4), bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước đến Việt Nam. Ông Tập Cận Bình là Nhà Lãnh đạo tối cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa thăm Việt Nam nhiều nhất trong lịch sử.
(VNF) - Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã miễn trừ điện thoại thông minh, máy tính và các thiết bị điện tử khác khỏi cái gọi là thuế quan "có đi có lại". Điều này khiến các “gã khổng lồ” công nghệ Mỹ tạm thời thoát khỏi đòn thuế 145% nặng nề và giữ vững chuỗi cung ứng sản xuất toàn cầu.
(VNF) - Tuần qua, trong bối cảnh thị trường chứng khoán biến động mạnh do tác động từ cuộc chiến thuế quan, giới đầu tư siêu giàu Mỹ chọn tích trữ tiền mặt và các phương án đầu tư ổn định hơn.
(VNF) - Việc ngừng nhận đơn đặt hàng Model S và Model X tại Trung Quốc không chỉ là một động thái kỹ thuật, mà còn cho thấy tỷ phú Elon Musk dường như đang vướng vào mê cung chính trị - thương mại ngày càng phức tạp, nơi ranh giới giữa chiến lược kinh doanh và địa chính trị trở nên mong manh hơn bao giờ hết.
(VNF) - Giá gạo tại các thị trường Đông Nam Á đang giảm mạnh do tình trạng cung vượt cầu sau khi Ấn Độ nối lại hoạt động xuất khẩu loại ngũ cốc chính này.
(VNF) - Trung Quốc đã trả đũa lệnh áp thuế quan mới nhất của Tổng thống Mỹ Donald Trump bằng cách tăng thuế đối với hàng hóa của Mỹ từ 84% lên 125%, Ủy ban Thuế vụ và Hải quan thuộc Quốc vụ viện (Chính phủ) Trung Quốc cho biết trong một tuyên bố ngày 11/4.
(VNF) - Giá vàng vừa lập đỉnh lịch sử mới khi vượt mức 3.200 USD/ounce trong phiên giao dịch ngày 11/4. Sự suy yếu nhanh chóng của đồng USD, cùng với căng thẳng thương mại leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc, đã khiến giới đầu tư ồ ạt tìm đến vàng như một tài sản trú ẩn an toàn.
(VNF) - Trong khi nhiều tỷ phú trên thế giới chứng kiến giá trị tài sản "bốc hơi" hàng tỷ USD vì các chính sách thuế quan mới từ Mỹ, thì tỷ phú người Mexico Carlos Slim lại là một ngoại lệ nổi bật. Không chỉ miễn nhiễm với các đòn trừng phạt kinh tế, ông còn ghi nhận mức tăng trưởng tài sản đáng kể, củng cố vị thế là một trong những người giàu nhất hành tinh.
(VNF) - Tổng thống Mỹ Donald Trump đã miễn cho Nga khỏi các mức thuế "có đi có lại" mà ông đã áp dụng đối với 180 quốc gia trong nỗ lực định hình lại thương mại toàn cầu. Nhưng điều đó không miễn cho Nga khỏi sự “tàn phá kinh tế” sau đó.
(VNF) - Trong diễn biến mới nhất của cuộc chiến pháp lý đang leo thang tại Mỹ, OpenAI đệ đơn kiện ngược tỷ phú Elon Musk tại tòa án liên bang California, cáo buộc vị tỷ phú này có hành vi cạnh tranh không lành mạnh và can thiệp vào các mối quan hệ kinh doanh của công ty với nhà đầu tư và khách hàng.
(VNF) - Truyền thông Trung Quốc mới đây đưa tin liên doanh của Microsoft tại nước này sẽ ngừng hoạt động do biến động chính trị, kéo theo việc cắt giảm khoảng 2.000 nhân sự. Điều này dấy lên lo ngại về việc “rời đi” của các tập đoàn Mỹ trong thị trường.
(VNF) - Úc ngày 9/4 đã từ chối đề xuất của Trung Quốc về việc hợp tác chống lại thuế quan của Mỹ, thay vào đó họ khẳng định sẽ tiếp tục đa dạng hóa thương mại và giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của mình.
(VNF) - Trong những năm kể từ cuộc chiến thương mại đầu tiên của Tổng thống Mỹ Donald Trump với Trung Quốc, Bắc Kinh đã xây dựng một “kho vũ khí” thương mại để tấn công vào những nơi mà Mỹ dễ bị tổn thương nhất. Hiện tại, họ đang chuẩn bị triển khai chúng một cách toàn diện.
(VNF) - Sau khi Mỹ chính thức nâng thuế nhập khẩu lên 125% đối với hàng hóa từ Trung Quốc, Bắc Kinh không ngần ngại phát tín hiệu mạnh mẽ “đáp trả đến cùng”. Trong khi nhiều quốc gia chọn đàm phán để tránh leo thang căng thẳng, Trung Quốc lại chọn con đường đối đầu – không né tránh, không lùi bước.
(VNF) - Tổng thống Mỹ Donald Trump đã làm thị trường toàn cầu "choáng váng" sau khi tuyên bố ông sẽ cho phép tạm dừng trong 90 ngày các kế hoạch áp thuế quan qua lại đối với tất cả các quốc gia ngoại trừ Trung Quốc và nói với các phóng viên rằng ông làm như vậy vì mọi người đang "hoảng loạn" và "sợ hãi".
(VNF) - Tổng thống Trump bất ngờ áp thuế 125% với hàng Trung Quốc sau khi nước này công bố trả đũa mức thuế 84% lên hàng hóa Mỹ, đồng thời tạm dừng áp thuế đối ứng trong 90 ngày và giảm xuống 10% với hơn 75 quốc gia đang đàm phán với Mỹ.
(VNF) - Thuế quan có thể là vấn đề mà Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà tài trợ kiêm cố vấn thân cận của ông, Elon Musk, đứng ở hai phía đối lập của cuộc tranh luận.
(VNF) - Tổng thống Donald Trump tin rằng Apple có thể tự sản xuất iPhone tại Mỹ để tránh mức thuế quan mới. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng điều này là không thể.
(VNF) - Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,6% trong năm 2025 và 6,5% vào năm 2026. Tuy nhiên, ADB cũng đưa ra cảnh báo rằng những rủi ro từ bên ngoài, đặc biệt là căng thẳng thương mại toàn cầu và chính sách thuế quan mới của Mỹ, có thể đặt ra những thách thức đáng kể cho tăng trưởng của Việt Nam trong năm nay.
(VNF) - Các doanh nghiệp ở Little Saigon cảnh báo, mức thuế 46% của Tổng thống Trump đối với hàng Việt Nam sẽ đẩy giá cả tăng vọt, thậm chí khiến cửa hàng phải đóng cửa.
(VNF) - Trước áp lực gia tăng từ căng thẳng thương mại với Mỹ, nhiều doanh nghiệp nhà nước và công ty niêm yết tại Trung Quốc đồng loạt tuyên bố tăng cường đầu tư vào thị trường chứng khoán, mua vào cổ phiếu nhằm hỗ trợ giá và củng cố niềm tin nhà đầu tư.
(VNF) - Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Mỹ (CBP) cho biết họ đã chuẩn bị bắt đầu thực thi cái gọi là “thuế quan có đi có lại” của Tổng thống Mỹ Donald Trump đối với hàng chục quốc gia sau khi mức thuế mới có hiệu lực sau nửa đêm 9/4.
(VNF) - Nhà Trắng cho biết mức thuế 104% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc hiện đã chính thức có hiệu lực, sau khi Bắc Kinh không tuân thủ thời hạn dỡ bỏ các mức thuế trả đũa vốn được áp dụng để đáp trả chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump. Việc này khiến cổ phiếu phố Wall lại trượt dốc.
(VNF) - Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ tới Hà Nội hôm nay (14/4), bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước đến Việt Nam. Ông Tập Cận Bình là Nhà Lãnh đạo tối cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa thăm Việt Nam nhiều nhất trong lịch sử.