'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Nhìn bề ngoài, cả Nga và Ukraine đều có ít quan hệ kinh tế với khối 10 nước ASEAN. Nga chỉ chiếm 0,53% tổng giá trị thương mại hàng hóa của ASEAN vào năm 2020 và Ukraine chỉ chiếm 0,1%, theo ASEANstats - cổng dữ liệu của khối.
Nếu xét về mặt đầu tư, thì tác động thậm chí còn nhỏ hơn: Nga chỉ chiếm 0,046% đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ASEAN, trong khi số vốn đầu tư từ Ukraine chiếm 0,003%.
Tuy nhiên, nếu nghiên cứu sâu vào các dữ liệu, có thể thấy những tác động của cuộc khủng hoảng này sâu rộng hơn nhiều so với bề ngoài.
Một ví dụ tiêu biểu là phân bón. ASEAN nhập khẩu 9,74% giá trị phân bón từ Nga, nguồn cung lớn thứ ba sau Trung Quốc và Canada. Với việc nông nghiệp vẫn là một phần quan trọng của nền kinh tế ở nhiều nước Đông Nam Á, bất kỳ sự gián đoạn nào đối với nguồn cung phân bón có thể cản trở năng suất.
Đối với nhập khẩu của ASEAN, Ukraine cung cấp phần lớn lúa mì, yến mạch và các loại ngũ cốc khác của khối, chiếm 9,21% tổng giá trị thương mại vào năm 2020. Nga cung cấp thêm 3,99%. Tổng hợp lại, các quốc gia tham chiến là nguồn nhập khẩu ngũ cốc lớn thứ ba cho một khu vực đang tăng tiêu thụ các sản phẩm lúa mì.
Các nhà kinh tế cho rằng gián đoạn nguồn cung các mặt hàng như vậy từ Nga và Ukraine có thể dẫn đến áp lực lạm phát trên toàn cầu, điều mà Đông Nam Á - vốn đang chứng kiến lạm phát cao hơn - không thể tránh được.
Theo đánh giá của Capital Economics, hầu hết hàng hoá nông nghiệp xuất khẩu đều được chuyển đi từ các cảng Biển Đen – nơi rất dễ xảy ra xung đột quân sự. Ngoài ra, việc xảy ra xung đột trên mặt đất có thể làm ảnh hưởng tới mùa màng của Ukraine, dẫn tới việc các mặt hàng nông nghiệp có thể bị tăng giá khoảng 25% trong thời gian tới.
Một vấn đề khác có thể đè nặng lên áp lực lạm phát là thị trường năng lượng. Giá dầu và khí đốt đã tăng vọt ngay cả trước khi hoạt động quân sự của Nga bắt đầu do lo ngại rằng một cuộc xung đột có thể làm gián đoạn nguồn cung cấp.
Priyanka Kishore, người đứng đầu bộ phận kinh tế Ấn Độ và Đông Nam Á tại Oxford Economics, cho biết: “Với rủi ro đối với giá dầu toàn cầu đang tăng, có thể cần phải điều chỉnh thêm về dự báo giá dầu và lạm phát”. Bà lưu ý rằng tác động của giá dầu cao hơn sẽ "thay đổi trong ASEAN" nhưng "lạm phát cao hơn cũng ảnh hưởng đến chi tiêu và tăng trưởng của các hộ gia đình".
Trong thời kỳ đầu đại dịch Covid-19, Nga tham gia ngoại giao vắc xin với ASEAN, cung cấp vắc xin Sputnik V cho các nước. Vào tháng 12/2021, Nga và ASEAN đã tổ chức cuộc tập trận hải quân chung đầu tiên, bao gồm các tàu chiến của bảy quốc gia thành viên ASEAN.
Vũ khí là đóng góp nổi bật nhất của Nga cho khối. Moscow là nhà cung cấp vũ khí lớn nhất cho Đông Nam Á từ năm 1999 đến 2018, chiếm 26% tổng số vũ khí của khu vực, theo báo cáo năm 2019 của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm.
Nhưng các hợp đồng vũ khí của Nga gần đây đã gặp khó khăn, một phần do khả năng bị Mỹ trừng phạt đối với các quốc gia kinh doanh vũ khí từ Moscow. Ví dụ, Indonesia trên thực tế đã hủy bỏ thỏa thuận năm 2018 để mua máy bay chiến đấu phản lực Su-35 của Nga, thay vào đó ký một thỏa thuận vào tháng 2/2022, mua máy bay phản lực Rafale của Pháp và được Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng Mỹ “bật đèn xanh” để mua máy bay phản lực F-15.
Mức độ khác nhau của quan hệ kinh tế và chính trị với Nga có thể gây ra rạn nứt trong ASEAN trong phản ứng của họ trước căng thẳng leo thang, tương tự như cách khối này chia rẽ trong cuộc khủng hoảng Myanmar.
Hiện tại, chính phủ các nước Đông Nam Á đang có những phản ứng trái chiều về việc Nga tấn công Ukraine.
Singapore đứng ra lên án Nga. Trong một tuyên bố ngày 24/2 - cùng ngày tổng thống Putin ra lệnh cho các hoạt động quân sự ở Ukraine - người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Singapore cho biết rất lo ngại trước thông báo của Nga về việc bắt đầu một 'hoạt động quân sự đặc biệt'" và "lên án bất kỳ cuộc xâm lược vô cớ nào đối với một quốc gia có chủ quyền dưới bất kỳ lý do nào".
Cùng lên án Nga với Singapore là Indonesia. Quốc đảo này bày tỏ lo ngại về sự leo thang xung đột vũ trang và lên án hành vi xâm phạm lãnh thổ và chủ quyền của một quốc gia, dù không chỉ đích danh Nga.
Trong khi đó, Philippines và Malaysia ra tuyên bố bày tỏ lo ngại cho người dân của các quốc gia này đang sinh sống tại Ukraine và nhắc lại khát vọng hoà bình, hi vọng các quốc gia xung đột nhanh chóng hoà giải.
Trái lại, Myanmar cho biết họ nhận thấy "Nga đang có những động thái để cải thiện chủ quyền của mình" và rằng Nga "đã cho thế giới thấy rằng họ là một quốc gia hùng mạnh trong lĩnh vực cân bằng hòa bình", ngầm thể hiện sự ủng hộ với hành động của ông Putin.
Bên cạnh những bất ổn về sự bất đồng quan điểm giữa các quốc gia trong khối, một mối lo khác cũng cần được xem xét là khả năng Trung Quốc gia tăng hoạt động ở Biển Đông trong khi thế giới tập trung vào Ukraine.
Tướng Kenneth Wilsbach, Tư lệnh Lực lượng Không quân Thái Bình Dương của Mỹ bày tỏ: "Tôi thực sự lo ngại rằng họ (Trung Quốc) muốn lợi dụng tình hình ở Ukraine. Sẽ không ngạc nhiên nếu họ đã thử một thứ gì đó có thể khiêu khích và xem cộng đồng quốc tế phản ứng như thế nào".
Khi được hỏi về mối quan ngại này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Indonesia nói rằng "chúng ta nên có cam kết và hy vọng các nước trên thế giới cùng cam kết để duy trì ổn định an ninh trong khu vực ASEAN".
Xem thêm >> Loạt nước giáng đòn trừng phạt ông Putin, Nga chỉ trích ‘bất lực trong chính sách ngoại giao’
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.