Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Ngày 15/9, trả lời phỏng vấn trên kênh truyền hình Rossiya-1, khi được hỏi liệu Nga có thay thế Dòng chảy phương Bắc 2 sang châu Âu bằng đường ống Sức mạnh Siberia 2 hay không, ông Novak đã khẳng định rằng: “Thực tế là có”.
Cũng theo phó thủ tướng Nga, thỏa thuận về việc cung cấp “50 tỷ m3 khí đốt” mỗi năm qua đường ống Sức mạnh Siberia 2 sẽ dớm được Nga và Trung Quốc thông qua trong tương lai gần.
Đường ống Sức mạnh Siberia 2 sẽ cho phép hợp nhất các hệ thống vận chuyển khí đốt ở phía đông và phía tây của Nga. Gazprom sẽ có thể cung cấp tới 50 tỷ m3 khí đốt qua lãnh thổ Mông Cổ tới Trung Quốc thông qua đường ống này, đồng thời cung cấp khí đốt cho một số khu vực của Nga.
Khối lượng khí đốt này gần tương đương với công suất tối đa 55 tỷ m3 mỗi năm của đường ống Nord Stream 1 (Dòng chảy phương Bắc 1).
Mới đây, phát biểu tại Diễn đàn khí đốt quốc tế Saint Peterburg ngày 13/9, ông Kirill Polous, một thành viên cấp cao của Tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga, cho biết Moscow đang trở thành nhà cung cấp khí đốt tự nhiên lớn nhất cho thị trường Bắc Kinh, khi lượng giao hàng không ngừng tăng lên.
Gazprom thời gian gần đây đã tăng cường xuất khẩu khí đốt sang Trung Quốc thông qua đường ống khổng lồ Power of Siberia (Sức mạnh Siberia), dẫn khí đốt từ Nga sang miền Bắc Trung Quốc.
Đi vào hoạt động từ đầu tháng 12/2019, Sức mạnh Siberia được xem như một biểu tượng cho chính sách của Tổng thống Vladimir Putin về xoay trục sang các nền kinh tế phát triển nhanh ở khu vực châu Á, trong bối cảnh mối quan hệ giữa Moscow với phương Tây giảm xuống mức thấp.
Điểm xuất phát của Sức mạnh Siberia là "vựa" khí đốt của Nga ở vùng phía Đông Siberia. Chạy qua khu vực rộng 3.000km trên lãnh thổ nước Nga và 5.111km trên lãnh thổ Trung Quốc, đường ống này sẽ góp phần thỏa mãn nhu cầu tiêu thụ năng lượng to lớn của Trung Quốc.
Năm 2014, Gazprom, nhà sản xuất khí đốt lớn nhất của Nga, đã ký với Tổng công ty Xăng dầu Quốc gia Trung Quốc (CNPC) một hợp đồng trị giá 400 tỷ USD để cung cấp tới 38 tỷ m3 khí đốt mỗi năm trong thời gian 30 năm. Hợp đồng được ký vào năm 2014 sau hơn 1 thập kỷ đàm phán và trở thành hợp đồng lớn nhất lịch sử Gazprom.
Gazprom dự kiến ban đầu cung cấp cho Trung Quốc 10 triệu m3 khí đốt mỗi ngày thông qua Power of Siberia, và nâng công suất lên mức tối đa vào năm 2025.
Ở động thái liên quan, Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak mới đây cho biết lượng khí đốt của nước này xuất khẩu sang Liên minh châu Âu (EU) sẽ giảm 50 tỷ m3 trong năm nay, tức giảm khoảng 1/3 so với con số 150 tỷ m3 trong năm ngoái.
Sở dĩ có sự sụt giảm mạnh như vậy bởi nguồn cung năng lượng của Nga sang châu Âu đã bị hạn chế do các lệnh trừng phạt của phương Tây nhằm vào Moscow liên quan tới chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine từ tháng 2 vừa qua.
Dòng chảy phương Bắc 2 là dự án hợp tác giữa tập đoàn năng lượng khổng lồ Gazprom của Nga cùng các công ty châu Âu là công ty Uniper và công ty Wintershall Dea thuộc tập đoàn BASF của Đức, Tập đoàn dầu khí quốc tế Shell, tập đoàn OMV của Áo và Tập đoàn Engie của Pháp. Tuyến đường ống dẫn khí đốt từ Nga qua biển Baltic đến Đức với chiều dài 1.234km được xây dựng với công suất 55 tỷ m3 khí đốt mỗi năm với tổng số tiền đầu tư ước tính khoảng 11 tỷ USD. Trong đó, Gazprom đã thanh toán một nửa chi phí xây dựng đường ống, phần còn lại sẽ do các tập đoàn châu Âu thanh toán. Cuối tháng 12/2021, người đứng đầu Gazprom, ông Alexei Miller thông báo rằng đường ống đã hoàn toàn sẵn sàng hoạt động. Tuy nhiên, sau khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, Đức đã đóng băng các thủ tục liên quan đến Dòng chảy phương Bắc 2 và đình chỉ chứng nhận đường ống này. |
Xem thêm >> Các kho dự trữ khí đốt của châu Âu có thể cạn đáy trong 5 tháng tới
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.