Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), một trong những nguyên tắc quan trọng khi xây dựng các chính sách kinh tế là cần thúc đẩy cạnh tranh, tăng cơ hội lựa chọn cho người sử dụng dịch vụ hoặc mua bán hàng hoá và hạn chế tối đa nguy cơ để nảy sinh độc quyền.
Tuy nhiên, thực tiễn xây dựng pháp luật trong năm 2019 thì có nơi, có lúc nguyên tắc này vẫn chưa được nhiều cơ quan soạn thảo chú trọng, thậm chí có quy định còn làm trầm trọng thêm tình trạng độc quyền trên thị trường.
Một điển hình của tình trạng này là việc Ngân hàng Nhà nước duy trì các quy định thành lập công ty thông tin tín dụng tại Nghị định 10/2010/NĐ-CP2.
Cụ thể, Nghị định 10/2010 quy định một công ty thông tin tín dụng phải được ít nhất 15 ngân hàng cam kết cung cấp thông tin và các ngân hàng này không có cam kết tương tự với công ty thông tin tín dụng khác.
Quy định như vậy sẽ khiến một nhà đầu tư muốn gia nhập thị trường dịch vụ thông tin tín dụng phải cùng một lúc thuyết phục được 15 ngân hàng hợp tác với mình. Nếu các ngân hàng đó đang hợp tác với công ty thông tin tín dụng khác thì phải phá bỏ hợp đồng hợp tác cũ và chuyển sang một nhà cung cấp dịch vụ mới.
Một ngân hàng cũng sẽ chỉ đồng ý phá bỏ hợp đồng với đối tác cũ và chuyển sang công ty mới khi biết chắc rằng có ít nhất 14 ngân hàng khác cũng làm điều tương tự. Do đó, quy định này sẽ khiến việc thành lập mới công ty thông tin tín dụng là điều bất khả thi.
Được biết hiện nay, tại Việt Nam mới chỉ có một công ty thông tin tín dụng. Vì vậy, việc đặt ra quy định quá khó và cao một cách bất hợp lý tại Nghị định 10/2010 rất dễ dẫn đến nguy cơ độc quyền trong loại dịch vụ này.
Ngân hàng Nhà nước đang xây dựng dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 10/2010, tuy nhiên những quy định về việc thành lập công ty thông tin tín dụng vẫn được giữ nguyên.
Ngoài Ngân hàng Nhà nước, một cơ quan khác cũng đang có các quy định tạo ra tình trạng độc quyền là Bộ Văn hóa thể thao và du lịch.
Cụ thể, theo VCCI, hoạt động thẩm định phim đang rất thiếu cạnh tranh. Quy định của Luật Điện ảnh hiện nay đang tạo ra cơ chế độc quyền về kiểm duyệt phim khi cả nước chỉ có duy nhất một Hội đồng thẩm định phim quốc gia làm dịch vụ này. Một nhà sản xuất hoặc nhập khẩu phim buộc phải mang phim của mình đến Hội đồng này mà không có sự lựa chọn nào khác.
VCCI cho rằng thay vì chỉ có một hội đồng để thẩm định, kiểm duyệt và cấp phép cho từng bộ phim, nhà nước hoàn toàn có thể tạo một cơ chế cạnh tranh hơn.
Theo đó, nhà nước có thể cấp phép cho nhiều đơn vị làm dịch vụ thẩm định, kiểm duyệt phim khi đơn vị đó đủ điều kiện và tiến hành hậu kiểm đối với các đơn vị đó. Các đơn vị này sẽ cạnh tranh với nhau trên thị trường để cung cấp dịch vụ thẩm định, kiểm duyệt phim cho các nhà sản xuất, nhập khẩu phim. Sự cạnh tranh giữa các đơn vị dịch vụ chắc chắn sẽ giúp tháo gỡ nhiều nút thắt cho thị trường giải trí điện ảnh của Việt Nam.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.