Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Mới đây, hàng loạt ngân hàng đã được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chấp thuận tăng vốn điều lệ trong 2022.
Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) được chấp thuận thay đổi vốn điều lệ lên 26.674 tỷ đồng trong 2021. Sang năm 2022, SHB sẽ tiếp tục tăng vốn điều lệ lên 36.459 tỷ đồng.
HDBank cũng được chấp thuận tăng vốn điều lệ thêm tối đa 5.030 tỷ đồng, nâng số vốn điều lệ của nhà băng này từ 20.273 tỷ đồng lên 25.303 tỷ đồng.
Trong nửa đầu năm 2022, NHNN cũng chấp thuận tăng vốn điều lệ tối đa của Ngân hàng TMCP Nam Á thêm 1.900 tỷ đồng.
KienlongBank cũng được chấp thuận tăng vốn điều lệ thêm 578,4 tỷ đồng, từ 3.652,8 tỷ đồng lên 4.231,2 tỷ đồng.
Trước đó, một số ngân hàng khác trước đó cũng được NHNN đồng ý cho tăng vốn điều lệ.
Chẳng hạn, VPBank được nâng vốn điều lệ tới 79.334 tỷ đồng; VietCapitalBank được tăng vốn điều lệ thêm tối đa hơn 1.618 tỷ đồng; Vietbank được tăng vốn điều lệ tối đa thêm hơn 1.003 tỷ đồng; Bản Việt cũng được chấp thuận tăng vốn điều lệ thêm tối đa 1.618 tỷ đồng...
Các phương án tăng vốn điều lệ của hầu hết ngân hàng được hoàn thành thông qua việc phát hành cổ phiếu chia cổ tức, bán cho cổ đông hiện hữu, chào bán riêng lẻ, phát hành cổ phiếu cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài.
Mới đây, SeABank được NHNN chấp thuận tăng vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu từ 16.598 tỷ đồng lên 19.809 tỷ đồng. Theo kế hoạch, SeABank sẽ phát hành thêm 59,4 triệu cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP) năm 2022 để tăng vốn điều lệ thêm 59,4 tỷ đồng.
Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) cũng phát hành 543,6 triệu cổ phiếu để chia thưởng cho cổ đông hiện hữu, qua đó nâng mức vốn điều lệ lên gần 21.000 tỷ đồng, tương đương tăng thêm 5.436 tỷ đồng.
Tương tự, Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) đã chốt danh sách cổ đông để phát hành 675,4 triệu cổ phiếu trả cổ tức tỷ lệ 25%. Sau khi trả cổ tức, vốn điều lệ của ACB tăng từ 27.019 tỷ đồng lên 33.774 tỷ đồng.
Techcombank mới đây thông báo phát hành hơn 6,3 triệu cổ phiếu theo chương trình ESOP, tương đương 0,18% lượng cổ phiếu lưu hành. Sau khi phát hành thành công, vốn điều lệ của nhà băng này dự kiến tăng lên hơn 35.172 tỷ đồng.
Danh sách các ngân hàng dự kiến tăng vốn điều lệ trong thời gian tới còn có Vietcombank, VietinBank, MBBank, TPBank, MSB,...
"Cuộc đua" tăng vốn điều lệ của ngành ngân hàng diễn ra mạnh mẽ từ cuối năm 2021 nhằm thực hiện Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025.
Theo đề án này, đến năm 2025, nhóm ngân hàng có tiềm lực tài chính, năng lực cạnh tranh, quy mô lớn phải có vốn điều lệ tối thiểu đạt 15.000 tỷ đồng. Còn nhóm ngân hàng có tiềm lực tài chính, năng lực cạnh tranh, quy mô nhỏ - trung bình và ngân hàng thương mại có vốn nước ngoài, vốn điều lệ tối thiểu đạt 5.000 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, tăng vốn điều lệ nhằm đảm bảo hệ số an toàn vốn (CAR), đáp ứng những yêu cầu quản lý rủi ro theo tiêu chuẩn Basel 2.
Thống kê của Fiin Research cho thấy, tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của các ngân hàng Việt Nam trong năm 2021 khá thấp, chỉ ở mức 11,3%. Đến quý I/2022, do diễn biến kinh tế khó khăn, con số này còn thấp đi. Một số ngân hàng thương mại nhà nước lớn thậm chí còn không đáp ứng được yêu cầu về an toàn vốn của Basel 2.
Theo các chuyên gia, việc tăng vốn điều lệ sẽ giúp tăng cường năng lực tài chính cho các ngân hàng. Tuy nhiên, tăng vốn cũng trở thành một trong những gánh nặng đối với các ngân hàng khi phải đối diện với áp lực đảm bảo lợi nhuận, chỉ số tài chính cũng phải tăng theo trong môi trường rủi ro tín dụng và kinh tế có nhiều biến động như. Hơn nữa, việc tăng mạnh một lượng cổ phiếu ra thị trường cũng gây áp lực với giá cổ phiếu ngân hàng vốn đã giảm mạnh trong thời gian qua.
Với lộ trình theo quy định và đòi hỏi tuân thủ các chuẩn mực an toàn, thời gian tới, kế hoạch tăng vốn điều lệ của các ngân hàng sẽ trở nên dày hơn. Áp lực liên tục tăng vốn khiến các ngân hàng nghĩ đủ phương án để vận dụng nguồn lực, phương án để huy động đủ hàng nghìn, thậm chí hàng chục nghìn tỷ là điều không dễ dàng nhất là khi thị trường chứng khoán đang trầm lắng.
Điều dễ nhận thấy, để đảm bảo tăng vốn thành công, các ngân hàng thường đào vốn mạnh nhất từ nhóm cổ đông hiệu hữu với cách phổ biến: giữ lại cổ tức để tăng vốn, bán thêm cổ phiếu, cổ phiếu ưu đãi – thưởng…
Điều này được giới lãnh đạo ngân hàng giải thích về dài hạn có lợi cho cổ đông khi sở hữu lượng cổ phiếu ngân hàng lớn. Tuy nhiên, trước mắt lại gây không ít áp lực nhất là với các cổ đông nhỏ vì liên tục phải góp thêm vốn trong không nhận được cổ tức bằng tiền mặt. Lợi chưa thấy đâu nhưng tiền bỏ thêm nhưng tài sản lại teo tóp khi giá cổ phiếu giảm sau mỗi lần tăng vốn.
Có ngân hàng cuối năm ngoái vừa tăng vốn hàng nghìn tỷ thuận lợi khi trúng thời điểm cổ phiếu lên đỉnh cao sau nhiều năm loanh quanh mức trên giới mệnh giá. Tuy nhiên, sau khi tăng vốn giá cổ phiếu lại giảm sâu tới gần 50%. Mới đây, ngân hàng lại có kế hoạch tăng vốn gần chục nghìn tỷ nữa khiến cổ đông cảm thấy rất mệt mỏi khi phải nộp thêm tiền.
Cũng có ngân hàng, cả chục năm qua kiên trì nói không với trả cổ tức. Câu trả lời qua mỗi kỳ đại hội khi được cổ đông chất vấn là: gia tăng tiềm lực ngân hàng, cổ đông sẽ có lợi dài hạn và khi ngân hàng mạnh lên thì cổ phiếu sẽ tăng giá. Tuy nhiên, thực tế từ khi lên sàn trừ đợt tăng giá mạnh theo thị trường năm 2021 thì giá cổ phiếu ngân hàng này liên tục giảm, đặc biệt sau mỗi lần tăng vốn. Nhiều cổ đông cảm thấy rất áp lực và trong cuộc chơi này, họ đặt ra câu hỏi các cổ đông lớn, giới lãnh đạo ngân hàng liệu có quan tâm đến thực tế và quyền lợi của hàng vạn cổ đông nhỏ lẻ.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.