Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Ngân hàng TMCP Quân đội (MB, HoSE: MBB) trong tuần qua đã công bố về ngày chốt danh sách nhận cổ tức bằng cổ phiếu. Theo đó, MB sẽ thực hiện trả cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 20%, cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu nhận được 20 cổ phiếu mới. Như vậy, số lượng cổ phiếu mà ngân hàng này sẽ phát hành là hơn 755 triệu đơn vị.
MB hiện đang lưu hành hơn 3,7 tỷ cổ phiếu. Sau khi hoàn tất trả cổ tức bằng cổ phiếu, ngân hàng này sẽ tăng số lượng cổ phiếu lưu hành lên hơn 4,5 tỷ đơn vị. Vốn điều lệ tăng tương đương từ 37.783 tỷ đồng lên hơn 45.300 tỷ đồng.
Ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền nhận cổ tức là 23/8 tới đây. Lần phát hành gần nhất của MB là vào tháng 7/2021, với mục đích trả cổ tức. Số lượng phát hành là hơn 979 triệu đơn vị, tương đương tỷ lệ 35%.
>>> Xem thêm: MB chốt quyền phát hành hơn 755 triệu cổ phiếu để trả cổ tức tỷ lệ 20%
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) trong tuần qua đã thông báo lựa chọn tổ chức bán đầu giá khoản nợ của Công ty Cổ phần Trà Hoàng Long (tên cũ Công ty TNHH Trà Hoàng Long).
Tính đến ngày 31/7/2022, giá trị ghi sổ của khoản nợ này là hơn 78,2 tỷ đồng. Trong đó dư nợ gốc là 69 tỷ đồng, bao gồm nợ gốc ngắn hạn 9,1 tỷ đồng nợ gốc dài hạn 8,1 tỷ đồng. Dư nợ lãi là 9,2 tỷ đồng, bao gồm nợ lãi ngắn hạn là 8 tỷ đồng và nợ lãi dài hạn là 1,1 tỷ đồng.
Giá khởi điểm của khoản nợ là 104 tỷ đồng. Tài sản đảm bảo của Trà Hoàng Long cho khoản nợ này là 19 quyền sử dụng đất ở Sóc Sơn (Hà Nội) và Hà Giang, cùng 2 dây chuyền sản xuất.
Theo tìm hiểu, Công ty Trà Hoàng Long được thành lập vào năm 1995, tính đến nay đã hoạt động kinh doanh được 27 năm. Công ty đặt trụ sở chính ở số 36b, đường 2, xã Phủ Lỗ, huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Người đại diện theo pháp luật kiêm giám đốc là ông Cao Văn Đạt.
>>> Xem thêm: Agribank đấu giá khoản nợ của Công ty Trà Hoàng Long, khởi điểm 104 tỷ đồng
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trong tuần qua đã có văn bản chấp thuận cho Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank, UPCoM: NAB) tăng vốn điều lệ thêm tối đa 1.900 tỷ đồng, dự kiến nâng vốn điều lệ từ 6.564 tỷ đồng lên 8.464 tỷ đồng.
Cụ thể, Nam A Bank được tăng vốn điều lệ thêm tối đa gần 1.230 tỷ đồng thông qua phát hành cổ phiếu để trả cổ tức và hơn 670 tỷ đồng thông qua phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu theo phương án tăng vốn điều lệ đã được ĐHCĐ năm 2022 thông qua vào ngày 29/4.
Trước đó, tại ĐHĐCĐ thường niên 2022, Nam A Bank cho biết tạm chưa triển khai phương án tăng vốn điều lệ năm 2021 đã được thông qua tại ĐHĐCĐ thường niên 2021 từ mức 6.564 tỷ đồng lên 8.564 tỷ đồng vì các quy trình, thủ tục có thể kéo dài thời gian.
Đồng thời, cổ đông cũng thông qua phương án tăng vốn điều lệ thêm 4.000 tỷ đồng trong năm 2022 từ mức 6.564 tỷ đồng lên 10.564 tỷ đồng theo 3 cấu phần: phát hành 190 triệu cổ phiếu để trả cổ tức, chào bán 50 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu và chào bán 160 triệu cổ phiếu riêng lẻ.
>>> Xem thêm: Nam A Bank (NAB) được chấp thuận tăng vốn điều lệ thêm tối đa 1.900 tỷ đồng
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trong tuần qua đã chấp thuận cho Ngân hàng TMCP Kiên Long (KienlongBank, UPCoM: KLB) tăng vốn điều lệ từ 3.652,8 tỷ đồng lên 4.231,2 tỷ đồng theo phương án tăng vốn điều lệ đã được đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2022 thông qua.
KienlongBank sẽ tăng vốn điều lệ thêm 578,4 tỷ đồng bằng hình thức phát hành cổ phiếu để trả cổ tức năm 2021 cho cổ đông hiện hữu. Theo đó, cổ đông sở hữu cổ phiếu KLB sẽ được hưởng 16% cổ tức năm 2021 bằng cổ phiếu.
Cũng trong tờ trình đã được thông qua tại ĐHĐCĐ thường niên, KienlongBank sẽ tăng vốn từ lợi nhuận sau thuế còn lại của đơn vị năm 2021 sau khi đã trích lập các quỹ.
Vốn điều lệ tăng thêm sẽ được KienlongBank sử dụng cho các mục đích mở rộng quy mô hoạt động, nâng cao năng lực tài chính và khả năng cạnh tranh của KienlongBank trên thị trường. Đặc biệt, KienlongBank sẽ chú trọng vào việc đầu tư, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ hiện đại vào hoạt động ngân hàng, các sản phẩm, dịch vụ trên nền tảng số theo hướng lấy khách hàng làm trọng tâm và nâng cao trải nghiệm cho khách hàng.
>>> Xem thêm: KienlongBank được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên hơn 4.231 tỷ đồng
Theo thông tin từ Sở giao dịch chứng khoán TP. HCM (HoSE), Ngân hàng TMCP Phát triển TP. HCM (HDBank, HoSE: HDB) trong tuần qua đã được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chấp thuận tăng vốn điều lệ thêm tối đa 5.030 tỷ đồng thông qua việc chia cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 25%.
Trước đó, ngày 18/7, HĐQT HDBank đã phê duyệt triển khai tăng vốn điều lệ năm 2022 theo phương án được ĐHCĐ thông qua.
Vốn điều lệ của HDBank sẽ tăng từ 20.273 tỷ đồng lên 25.303 tỷ đồng thông qua phát hành hơn 503 triệu cổ phiếu trả cổ tức năm 2021, với tỷ lệ phân phối 25%, dự kiến hoàn thành trong quý III.
Vốn điều lệ tăng thêm dự kiến sẽ được dành khoảng 3.000 tỷ đồng để bổ sung nguồn vốn cho vay trung dài hạn, phần còn lại sẽ bổ sung vốn lưu động cho các hoạt động khác.
>>> Xem thêm: HDBank được chấp thuận tăng vốn điều lệ thêm hơn 5.000 tỷ đồng
Ông Lê Quốc Long, Phó tổng giám đốc thường trực Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HoSE: SSB), trong tuần qua đã cho biết đã bán xong gần 2,98 triệu cổ phiếu SSB.
Giao dịch được thực hiện theo phương thức khớp lệnh và thỏa thuận chỉ trong 2 ngày 4-5/8. Sau giao dịch, ông Lê Quốc Long đã giảm sở hữu tại SSB từ 7,56 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 0,382% xuống còn 4,58 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 0,231%.
Trước đó, ông Nguyễn Tuấn Cường, Phó tổng giám đốc SeABank cũng đã đăng ký bán 17.500 cổ phiếu trong tổng số hơn 1,36 triệu cổ phiếu SSB đang nắm giữ. Phương thức giao dịch là khớp lệnh, dự kiến thực hiện từ ngày 11/8 đến ngày 9/9/2022.
Một phó tổng giám đốc khác của SeABank là bà Nguyễn Thị Thu Hương cũng đã đã đăng ký bán 67.200 cổ phiếu SSB theo phương thức thỏa thuận và/hoặc khớp lệnh, dự kiến từ ngày 9/8 đến ngày 7/9/2022.
Nếu giao dịch thành công, bà Hương sẽ giảm sở hữu tại SSB từ 7,22 triệu cổ phiếu, tương đương tỷ lệ 0,365% xuống còn hơn 7,15 triệu cổ phiếu, tương đương tỷ lệ 0,361%.
>>> Xem thêm: SeABank (SSB): Phó tổng giám đốc thường trực hoàn tất bán gần 3 triệu cổ phiếu
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank, HoSE: VPB) trong tuần qua đã thông báo giải tỏa 30% đợt 1 lượng cổ phiếu bị hạn chế chuyển nhượng, phát hành theo chương trình lựa chọn người lao động năm 2021 (ESOP 2021), tương đương 4,46 triệu cổ phiếu. Thời gian dự kiến giải tỏa từ ngày 15-19/8.
Trước đó, vào đầu tháng 7/2022, VPBank cũng thông báo phát hành 30 triệu cổ phiếu theo chương trình ESOP 2022 với giá 10.000 đồng/cổ phiếu. VPBank sẽ dùng 30 triệu cổ phiếu quỹ để chào bán cho cán bộ nhân viên với tỷ lệ 0,675%. Số cổ phiếu này sẽ bị hạn chế chuyển nhượng tối đa trong vòng 3 năm từ ngày kết thúc đợt chào bán. Sau năm đầu tiên, 30% số cổ phần sẽ được giải toả, năm thứ hai và năm thứ ba lần lượt có tỷ lệ giải toả là 35%.
VPBank cho biết mục đích đợt phát hành cổ phiếu ESOP lần này nhằm nâng cao vai trò, trách nhiệm và quyền lợi của cán bộ nhân viên (CBNV), gắn liền lợi ích của CBNV với lợi ích công ty, tạo động lực cho người lao động.
Ngoài ra việc phát hành cổ phiếu ESOP cũng nhằm khuyến khích CBNV, tăng động lực cho CBNV khi công tác chuyên môn, thu hút nhân tài và giữ chân những CBNV có năng lực.
>>> Xem thêm: VPBank gỡ hạn chế chuyển nhượng hơn 4,4 triệu cổ phiếu ESOP
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.