'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) vừa ra quyết định sa thải một giám đốc chi nhánh thuộc ngân hàng này do có hành vi cố tình lập hồ sơ giả, vi phạm các quy định về đảm bảo an toàn cho vay. SCB cũng chuyển hồ sơ đến cơ quan điều tra để làm rõ vụ việc liên quan.
SCB cũng cho biết không chối bỏ trách nhiệm của mình và sẽ tuân thủ các quyết định của cơ quan điều tra về việc bà P.H.T - nguyên Giám đốc SCB Nguyễn Kiệm (TP. HCM) làm giả hồ sơ tín dụng.
Trước đó, Công ty Cổ phần Đầu tư N&T có đại diện theo pháp luật là ông N.N.N đến SCB chi nhánh Nguyễn Kiệm để vay vốn đầu tư dự án, khoản vay 630 tỷ đồng và làm việc với bà P.H.T. Hai bên đã có mối quan hệ quen biết trước đó.
Ngay khi nhận được đơn tố cáo của Công ty Cổ phần Đầu tư N&T, tố cáo bà P.H.T làm văn bản giả mạo lừa dối cho vay để nhận tiền gây thiệt hại cho công ty với số tiền gần 8 tỷ đồng, SCB ngay lập tức kiểm tra, rà soát toàn bộ hồ sơ, giấy tờ mà nguyên Giám đốc SCB Nguyễn Kiệm thực hiện và giao cho Công ty Cổ phần Đầu tư N&T.
“Qua quá trình làm việc với Công ty Cổ phần Đầu tư N&T cùng bà P.H.T, SCB nhận thấy các hành vi của bà P.H.T có dấu hiệu vi phạm luật hình sự; phạm tội làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức và sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức được quy định tại Điều 341 Bộ luật hình sự năm 2015”, thông tin từ SCB cho biết.
>>> Xem thêm: Nguyên giám đốc chi nhánh ngân hàng SCB bị sa thải vì làm giả hồ sơ cho vay
Nhận định trong báo cáo cập nhật vĩ mô công bố mới đây, Công ty Chứng khoán VNDirect cho rằng dư địa tiếp tục cắt giảm lãi suất điều hành là hạn chế do áp lực lạm phát dự báo tăng cao trong quý II/2021 do giá dầu thô thế giới tăng, cùng với đó, giá bất động sản tại một số tỉnh, thành phố tăng mạnh trong những tháng gần đây do sốt đất cục bộ tại một số địa phương buộc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thận trọng hơn trong việc nới lỏng thêm chính sách tiền tệ.
Ngoài ra, mặt bằng lãi suất huy động khó có thể giảm thêm do nền kinh tế phục hồi kéo theo nhu cầu tín dụng tăng cao, nên các ngân hàng thương mại phải duy trì mặt bằng lãi suất huy động hấp dẫn nhằm huy động vốn trong bối cảnh dòng vốn trong dân cư đang bị hút sang các kênh đầu tư khác như bất động sản và chứng khoán.
Mặc dù dư địa tiếp tục cắt giảm lãi suất điều hành là hạn chế nhưng VNDirect cho rằng lãi suất tiền gửi sẽ ít chịu áp lực tăng lên trong 2 tháng tới.
Trong khi đó, nhóm chuyên gia này cho rằng lãi suất tín dụng sẽ duy trì ổn định từ nay đến hết năm 2021 nhằm hỗ trợ tăng trưởng. "Với tỷ suất lợi nhuận tương đối tốt của các ngân hàng thương mại, chúng tôi cho rằng các ngân hàng thương mại sẽ cần ổn định lại lãi suất cho vay để hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sau đại dịch", báo cáo của VNDirect viết.
>>> Xem thêm: Lãi suất tiền gửi ít chịu áp lực tăng trong 2 tháng tới
Trong báo cáo phân tích công bố mới đây, Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) đã chỉ ra nhiều lợi thế cạnh tranh của Techcombank so với các ngân hàng khác.
Đầu tiên là tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn trong tổng tiền gửi khách hàng (CASA) cực cao.
Bên cạnh việc thu hút được lượng tiền gửi không kỳ hạn lớn, Techcombank cũng có mức lãi suất huy động giảm nhanh khi nhu cầu huy động tiền gửi có kỳ hạn của ngân hàng là không nhiều.
Lý giải về việc chỉ số lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) của Techcombank ở mức cao nhất hệ thống ngân hàng, đạt 3,5%, chuyên gia của VCBS cho rằng do ngân hàng này có mức độ hiệu quả cao trong hoạt động nhờ vào: chi phí vốn thấp giúp tăng thu nhập lãi thuần; nguồn thu nhập ngoài lãi cao và đa dạng hoạt động; một trong những ngân hàng có doanh số bán chéo bảo hiểm cao nhất ngành; chi phí trích lập thấp do tập trung vào nhóm khách hàng thu nhập cao.
Một lợi thế khác của Techcombank là tỷ lệ đòn bẩy tài chính hiện ở mức thấp, chỉ đạt 5,9 lần.
Đà tăng giá cổ phiếu liên quan mật thiết đến triển vọng của doanh nghiệp. VCBS đã chỉ ra 5 yếu tố cho thấy triển vọng của Techcombank là lạc quan trong tương lai.
Thứ nhất, tốc độ tăng trưởng tín dụng của Techcombank sẽ cao hơn trung bình ngành. Thứ hai, biên lãi ròng NIM sẽ tiếp tục mở rộng.
Thứ ba, việc tập trung triển khai các dự án công nghệ cao sẽ giúp duy trì Techcombank hoạt động hiệu quả trong dài hạn và tốt hơn trung bình ngành trong tương lai, theo kỳ vọng của VCBS.
Thứ tư, động thái kết hợp triển khai dịch vụ tài chính với One Mount Group, VinMart và Vinshop sẽ giúp nâng trải nghiệm khách hàng của Techcombank trong dài hạn.
Thứ năm, áp lực trích lập dự phòng thấp. Techcombank đang ghi nhận tỷ lệ nợ tái cơ cấu trên danh mục cho vay cuối quý I/2021 ở mức 2,3%, giảm so với mức 3,6 điểm phần trăm ở thời điểm cuối quý II/2020.
>>> Xem thêm: Điều gì khiến vốn hóa Techcombank vượt BIDV, VietinBank, chỉ còn kém Vietcombank?
Theo đó, ngày 11/5, các quỹ của Dragon Capital đã mua vào với số lượng 3,15 triệu cổ phiếu VPB của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank, HoSE: VPB).
Cụ thể, quỹ Vietnam Enterprise Invesments Limited mua vào nhiều nhất 1,5 triệu cổ phiếu; quỹ DC Developing Markets Strategies Public Limited Company mua 600.000 cổ phiếu; quỹ CTBC Vietnam Equity Fund và Norges Bank mua 500.000 cổ phiếu; quỹ Samsung Vietnam Securities Master Investment Trust mua 50.000 cổ phiếu.
Được biết, sau khi thương vụ gom cổ phiếu VPB kết thúc, nhóm quỹ Dragon Capital đã nâng tỷ lệ sở hữu tại ngân hàng từ 4,99% lên 5,12%. Qua đó, trở thành cổ đông lớn duy nhất.
Theo báo cáo thường niên 2020 của nhà băng này, tính đến cuối năm 2020, không có bất kì cổ đông nào nắm trên 5%. Các cổ đông nội bộ sở hữu 8,69%, trong đó lớn nhất là Chủ tịch HĐQT Ngô Chí Dũng sở hữu 4,81%.
Trên thị trường, kết thúc phiên giao dịch ngày 11/5, cổ phiếu VPB đứng ở mức 63.000 đồng/cổ phiếu. Tạm tính theo thị giá này, nhóm Dragon Capital đã chi ra gần 200 tỷ đồng để hoàn tất giao dịch.
>>> Xem thêm: Dragon Capital gom cổ phiếu VPB, trở thành cổ đông lớn duy nhất
Ngân hàng Nhà nước vừa có văn bản chấp thuận cho Ngân hàng TMCP Á Châu (HoSE: ACB) tăng vốn điều lệ thêm hơn 5.400 tỷ đồng bằng hình thức phát hành cổ phiếu để trả cổ tức.
Theo đó, ACB sẽ phát hành thêm hơn 540 triệu cổ phiếu để trả cổ tức, tương đương tỷ lệ 25% từ lợi nhuận để lại sau khi trích lập các quỹ và lợi nhuận năm trước còn lại để chia tính đến 31/12/2020.
Như vậy, sau khi tăng vốn thành công, vốn điều lệ ACB sẽ tăng từ mức gần 21.616 tỷ đồng lên gần 27.020 tỷ đồng.
ACB cho biết việc tăng vốn điều lệ nhằm đảm bảo các tỷ lệ an toàn đối với ngân hàng; tăng nguồn vốn trung, dài hạn cho các hoạt động cấp tín dụng, đầu tư trái phiếu Chính phủ; thêm nguồn vốn để cải tạo, đều tư các dự án chiến lược trong năm 2019 - 2024.
>>> Xem thêm: ACB sắp tăng vốn điều lệ thêm 5.400 tỷ, lên trên 27.000 tỷ
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.