Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) chi nhánh TP. HCM thông báo bán đấu giá khoản nợ của của Công ty Cổ phần Đầu tư Quốc tế Liên Hiệp Quốc (giá trị hơn 828 tỷ đồng), khoản nợ của Công ty Cổ phần Đầu tư Phương Nam Land (giá trị hơn 1.371 tỷ đồng) và khoản nợ của Công ty TNHH MTV Vina Mall (giá trị hơn 397 tỷ đồng).
Giá khởi điểm của 3 khoản nợ trên được VietinBank đưa ra là 2.634 tỷ đồng. Tiền đặt trước tương đương 20% giá khởi điểm.
Tài sản đảm bảo của 2 khoản nợ của Công ty Cổ phần Đầu tư Quốc tế Liên Hiệp Quốc và Công ty Cổ phần Đầu tư Phương Nam Land là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản gắn liền với đất và tài sản hình thành trong tương lai tại số 117 Nguyễn Đình Chiểu, phường 6, quận 3, TP. HCM (trung tâm thương mại, dịch vụ, khách sạn, căn hộ cho thuê), không bao gồm tầng hầm B1 và 6 tầng thương mại.
Ngoài ra, 2 khoản nợ trên còn được đảm bảo bằng hàng triệu cổ phần của Công ty Cổ phần Bất động sản Chính trực, Công ty Cổ phần Đầu tư Quốc tế Liên Hiệp Quốc và Công ty Cổ phần Đầu tư Phương Nam Land cùng nhiều bất động sản tại TP. HCM và TP. Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa).
Khoản nợ của Công ty TNHH MTV Vina Mall được đảm bảo bởi quyền tài sản phát sinh từ phần vốn góp tại Công ty TNHH MTV Vina Mall và quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán tài sản số 225/2016/HĐMBCH - C.TPN ngày 8/6/2016 giữa Công ty Cổ phần Đầu tư Phương Nam Land và Công ty TNHH MTV Vina Mall.
>>> Xem thêm: VietinBank rao bán 3 khoản nợ hơn 2.600 tỷ đồng, lô đất 4.200 m2 tại quận 3 là TSBĐ
Trong năm 2020, Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) đặt ra mục tiêu kép là vừa đạt lợi nhuận trước thuế 1.318 tỷ đồng (tăng 20% so với năm 2019), vừa mua lại toàn bộ nợ xấu tại VAMC (thậm chí đưa tỷ lệ nợ xấu xuống dưới 2%).
3/4 quãng đường của năm 2020 đã đi qua, kết quả kinh doanh cũng như tình hình tài chính cho thấy ngân hàng này khó lòng thực hiện được mục tiêu kép trên.
Dường như Eximbank đang ưu tiên mục tiêu lợi nhuận hơn khi kết thúc 9 tháng năm nay, ngân hàng này đạt 1.103 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, đi ngang so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, nếu chiếu theo mục tiêu trình cổ đông, Eximbank đã hoàn thành 84% chặng đường.
Tuy nhiên, nợ xấu đang có tín hiệu xấu hơn.
Nợ xấu nội bảng của Eximbank đã tăng 29% trong 9 tháng qua, trong đó riêng nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) đã tăng gấp đôi. Điều này, cộng với việc dư nợ cho vay suy giảm tới gần 11%, đã khiến tỷ lệ nợ xấu nội bảng tăng mạnh từ 1,71% lên 2,46%.
Cộng thêm cả giá trị trái phiếu chưa dự phòng tại VAMC, tỷ lệ nợ xấu của Eximbank đã tăng từ 3,63% lên 4,22% sau 9 tháng.
Trong khi đó, nguồn lực dự phòng của Eximbank đang rất mỏng. Dự phòng cho vay khách hàng của ngân hàng này mới chỉ đạt 1.238 tỷ đồng tính đến hết tháng 9/2020, tỷ lệ bao phủ nợ xấu theo đó chỉ vỏn vẹn 28%.
Với nguồn dự phòng mỏng như vậy, khó lòng Eximbank có thể mua lại toàn bộ nợ xấu tại VAMC trong 3 tháng còn lại của năm nay, đồng thời đưa tỷ lệ nợ xấu xuống dưới 3%, mà vẫn hoàn thành được mục tiêu lợi nhuận.
>>> Xem thêm: Eximbank loay hoay với mục tiêu kép
Thời gian vừa qua, giá USD bất ngờ bật tăng mạnh trên thị trường tự do (thị trường chợ đen).
Theo lý giải của Công ty Chứng khoán SSI, nhu cầu USD trên thị trường tự do gia tăng là do đồng USD tăng giá trên thị trường quốc tế và chênh lệch giá vàng trong nước – giá vàng quốc tế nới rộng lên mức 3,5 triệu đồng/lượng.
Đi sâu hơn, một trong những nguyên nhân khiến USD tăng giá trên thị trường quốc tế là do tình hình dịch bệnh trầm trọng hơn ở Mỹ, châu Âu và có thể còn phức tạp hơn nữa khi mùa đông đang đến gần.
Hiện tại, toàn thế giới có khoảng 47 triệu ca nhiễm và 1,2 triệu ca tử vong do Covid 19; Pháp, Đức và Anh đã phải tái phong tỏa toàn quốc; chính phủ Nga, Tây Ban Nha, Italy, Thụy Sỹ… cũng tăng cường các biện pháp kiểm soát dịch bệnh. Để ứng phó với đại dịch, Ngân hàng Trung ương châu Âu tuyên bố duy trì lãi suất 0% và có thể đưa ra các gói kích thích trong kỳ họp tháng 12 tới.
Cùng với đó, ngày bầu cử Mỹ đang đến rất gần khiến cho tâm lý thị trường trở nên thận trọng, giới đầu cơ tiền tệ nâng tỷ trọng nắm giữ USD khiến chỉ số DXY (thước đo giá trị của USD so với giá trị của một rổ tiền tệ gồm các đối tác thương mại quan trọng nhất của Mỹ) tăng lên mức cao nhất tháng 10, chốt tuần là 94,04 điểm.
>>> Xem thêm: Lý giải cú bật tăng của giá USD trên thị trường chợ đen
Báo cáo vĩ mô tháng 10/2020 được Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) công bố mới đây đánh giá kinh tế vĩ mô của Việt Nam đang ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực, tuy nhiên khó có thể kỳ vọng vào sự phục hồi nhanh chóng.
BVSC nhận định sản xuất công nghiệp (SXCN) của Việt Nam đã dần hồi phục trở lại trong tháng 9 và tháng 10. Tuy vậy, với nền thấp trong 8 tháng đầu năm, tăng trưởng SXCN trong năm nay trong kịch bản lạc quan nhiều khả năng cũng sẽ chỉ ở mức 3,5-4%.
Tương tự, doanh số bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng quay trở lại xu hướng phục hồi rõ nét trong 2 tháng gần đây. Cụ thể, trong tháng 10, doanh số bán lẻ tăng 2,4% so với tháng 9, qua đó giúp mức tăng đạt 6,74%.
Về vốn FDI, nhóm chuyên gia cho biết việc vốn FDI suy giảm trong 10 tháng năm nay ngoài xu hướng khó khăn chung của kinh tế thế giới khiến các hoạt động đầu tư FDI sụt giảm thì có thể còn vì dịch bệnh Covid-19 khiến các hoạt động nghiên cứu môi trường đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài muốn đến Việt Nam tìm hiểu bị đình trệ.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10/2020 gần như đi ngang so với tháng 9 khi chỉ tăng 0,09%. Theo đó, CPI cuối tháng 10 tăng 2,47% so với cùng kỳ năm 2019.
BVSC dự báo lạm phát vào thời điểm cuối năm nay có thể sẽ dao động quanh mức 1% trong khi lạm phát trung bình cho cả năm sẽ ở mức quanh 3,5%.
Ngoài ra, BVSC cũng kỳ vọng tín dụng trong 2 tháng còn lại của năm nay sẽ dần có sự cải thiện so với 10 tháng đầu năm. Tuy vậy, mức độ cải thiện sẽ không lớn. Theo đó, tăng trưởng tín dụng cho cả năm 2020 nhiều khả năng chỉ ở mức quanh 10%.
Bên cạnh đó, việc chỉ số CPI tiếp tục có diễn biến giảm trong tháng thứ 3 liên tiếp cũng là điều kiện thuận lợi để Ngân hàng Nhà nước duy trì chính sách tiền tệ như hiện tại mà chưa chịu sức ép thắt chặt trong vòng 3-6 tháng tới.
>>> Xem thêm: Chính sách tiền tệ nới lỏng có thể tiếp tục duy trì trong 3-6 tháng tới
Theo dự báo của Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), tăng trưởng tín dụng năm nay sẽ vào khoảng 9%, trước khi cải thiện lên mức 12 -13% vào năm 2021.
Tín dụng tăng thấp, trong khi quy mô nợ xấu tăng nhanh do ảnh hưởng của dịch Covid-19, khiến tỷ lệ nợ xấu tăng mạnh.
Thông tin từ 17 ngân hàng thương mại niêm yết cho thấy nợ xấu tăng đáng kể trong quý III/2020. Vào cuối tháng 9/2020, các ngân hàng này ghi nhận 97.280 tỷ đồng nợ xấu, tăng 30,7% so với cuối năm 2019; tỷ lệ nợ xấu tương đương 1,8% tổng dư nợ.
Với giả định tăng trưởng tín dụng đạt 9% so với cùng kỳ vào năm 2020, VDSC ước tính tỷ lệ nợ xấu (không bao gồm các khoản đã bán cho VAMC) sẽ khoảng 2,4% vào cuối năm 2020.
VDSC cho rằng không phải tất cả các khoản vay được tái cơ cấu sẽ chuyển thành nợ xấu. Tuy nhiên, nhiều khả năng nợ xấu tiếp tục gia tăng trong thời gian tới do ảnh hưởng của đại dịch và vượt ngưỡng 3% do Ngân hàng Nhà nước đặt ra vào năm 2021.
>>> Xem thêm: VDSC: Tỷ lệ nợ xấu nhiều khả năng vượt 3% vào năm 2021
Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP. HCM, cho biết lượng kiều hối về TP. HCM tháng 10 tăng mạnh 500 triệu USD, lên 4,7 tỷ USD. Mức tăng này khá bất ngờ trong bối cảnh dịch Covid-19 lan rộng trên toàn thế giới.
Thực tế, doanh số của một số công ty kiều hối ở các thị trường xuất khẩu lao động như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc... giảm, có nơi mức giảm đến 50%. Thế nhưng, chỉ 3 tháng sau, con số kiều hối chuyển về tăng tốc và vượt so với cùng kỳ năm ngoái.
Ông Minh cho rằng cũng có thể chính dịch Covid-19 là lý do khiến kiều hối gia tăng. Bởi người Việt Nam ở nước ngoài có thể hạn chế chi tiêu khi giãn cách xã hội, rồi gửi về hỗ trợ người thân trong nước nhiều hơn trước.
Với tốc độ kiều hối chuyển về tăng như quý vừa qua, lượng kiều hối về TP.HCM năm 2020 dự kiến sẽ đạt kế hoạch đưa ra khoảng 5,5 tỷ USD, tăng 8% so với cùng kỳ năm ngoái. Do những tháng cuối năm, lượng kiều hối sẽ về mạnh hơn những tháng trong năm.
Theo báo cáo Di cư và Kiều hối của Ngân hàng Thể giới (WB), lượng kiều hối năm 2020 của Việt Nam được dự báo giảm hơn 7% còn 15,7 tỷ USD - chiếm tỷ trọng 5,8% GDP.
Nguyên nhân chủ yếu đến từ tăng trưởng kinh tế suy yếu và việc làm giảm tại những quốc gia di cư có thu nhập cao như Mỹ và các nước châu Âu.
Bên cạnh đó là việc giá dầu lao dốc ảnh hưởng tới các quốc gia thuộc Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh và Nga - nguồn kiều hối chính của khu vực Đông Á, Đông Nam Á và Trung Á, từ đó thu nhập của lao động nhập cư tại các quốc gia này sụt giảm.
>>> Xem thêm: Kiều hối "đổ" về TP. HCM tăng mạnh
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.