'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất của trường cao đẳng Sài Gòn (SaigonTech) đang được Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) bán đầu giá với mức giá khởi điểm là 191 tỷ đồng.
Được biết, khu đất có vị trí tại lô số 14, khu công viên phần mềm Quang Trung, phường Tân Chánh Hiệp, quận 12, TP. HCM.
Khu đất có diện tích 5.646m2, thời hạn sử dụng đến 24/12/2056, được Nhà nước giao đất và thu tiền sử dụng đất một lần.
SaigonTech được xây dựng tại khu đất này từ năm 2006, bao gồm 1 tầng hầm, 12 tầng cao và 1 tầng kỹ thuật.
Giá khởi điểm của tài sản này được SCB đưa ra là hơn 190 tỷ đồng chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.
Tiền đặt cọc trước để tham gia đấu giá là 19 tỷ đồng tương đương 10% giá khởi điểm. Thời gian đấu giá là ngày 11/9/2020.
Tòa nhà SaigonTech mà SCB đang bán đấu giá được đầu tư đến 20 triệu USD theo thông tin trên website của trường này, gồm 14 tầng, 89 phòng học, 3 hội trường hội nghị quốc tế.
>>> Xem thêm: SCB rao bán bất động sản của trường cao đẳng Sài Gòn, giá khởi điểm hơn 190 tỷ
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Hưng Yên vừa phát đi thông báo về việc chào bán khoản nợ của Công ty Cổ phần Đầu tư Royal Việt Nam để xử lý nợ xấu với tổng giá trị khoản nợ lên tới hơn 98 tỷ đồng.
Tính đến ngày 1/9/2020, nợ gốc của Công ty Cổ phần Đầu tư Royal Việt Nam là 71 tỷ đồng, nợ lãi trong hạn là 20,4 tỷ đồng, nợ lãi quá hạn là 7,3 tỷ đồng. Tổng giá trị khoản nợ là hơn 98 tỷ đồng.
Tài sản đảm bảo của khoản nợ này là toàn bộ máy móc, thiết bị và tài sản gắn liền với đất tại địa chỉ xã Tân Dân, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Tổng diện tích đất thuê là 122.434 m2, tiền thuê đất trả theo năm, thời gian thuê từ 13/5/2010 đến 15/10/2028.
Được biết, đây không phải lần đầu khoản nợ của Công ty Cổ phần Đầu tư Royal Việt Nam được VietinBank rao bán.
Trước đó vào cuối năm 2018, VietinBank từng thông báo về việc xử lý khoản nợ có tài sản đảm bảo của công ty này. Khi đó giá trị tổng nợ chỉ là hơn 82 tỷ đồng.
>>> Xem thêm: VietinBank tiếp tục rao bán khoản nợ gần trăm tỷ của Đầu tư Royal Việt Nam
Dịch Covid-19 có nhiều diễn biến phức tạp ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng tại Việt Nam, trong đó có hoạt động kinh doanh thẻ. Doanh số sử dụng thẻ và doanh số thanh toán thẻ của nhóm các ngân hàng lớn liên tiếp giảm kể từ đầu năm.
Tuy nhiên, các ngân hàng Việt Nam hiện đang phải trả nhiều loại phí đối với 1 giao dịch, vừa thu theo số lượng giao dịch vừa thu theo doanh số giao dịch dẫn đến tình trạng thu phí chồng phí.
Ví dụ, trên 1 giao dịch thẻ, Visa và MasterCard có thể thu các loại phí như phí cấp phép (authorization), phí thanh toán (settlement), phí thương hiệu, phí chi tiêu trong/ngoài Việt Nam, phí dịch vụ và các loại phí khác theo loại giao dịch.
Không những thế, ông Nguyễn Toàn Thắng, Tổng thư ký VNBA còn cho biết mức thu phí của các tổ chức thẻ quốc tế như Visa và MasteCard là rất cao so với mặt bằng phí trong nước, nhất là nếu so với mức thu phí chuyển mạch thẻ nội địa.
Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) đã có công văn gửi đến tổ chức thẻ quốc tế Visa và MasterCard từ giữa tháng 4 đề nghị xem xét miễn giảm phí cho các ngân hàng Việt Nam trước tác động tiêu cực của dịch Covid-19. Tuy nhiên, 2 tổ chức thẻ quốc tế trên vẫn chưa đưa ra giải pháp cụ thể nào.
>>> Xem thêm: Visa và Mastercard vẫn chưa giảm phí cho các ngân hàng Việt Nam
Ngay khi dịch Covid-19 bùng phát, ngành ngân hàng đã triển khai nhiều giải pháp, trong đó 100% các ngân hàng thương mại đã thực hiện miễn, giảm phí thanh toán cho khách hàng, nhiều ngân hàng đã và đang miễn phí dịch vụ thanh toán, phí tin nhắn, tra cứu số dư...
Tuy nhiên, bản thân các ngân hàng lại đang phải gánh nhiều loại phí, đơn cử là phí tin nhắn SMS đối với các dịch vụ tài chính - ngân hàng.
Được biết, giá cước tin nhắn mà các công ty viễn thông đang áp dụng đối với ngân hàng cao gấp 3 lần so với tin nhắn thông thường.
Một ngân hàng quy mô nhỏ phát sinh khoảng 9 - 11 triệu tin nhắn/tháng tương đương phải trả cho công ty viễn thông 7,5 tỷ - 9 tỷ đồng/tháng.
Trong khi đó, phí SMS banking được ngân hàng thu ở mức thấp và chỉ thu 1 lần 1 tháng (từ 5.500 đồng/tháng đến 8.800 đồng/tháng, một vài ngân hàng thu 11.000 đông/tháng). Hơn thế nữa, một số ngân hàng đang thực hiện miễn nhiều loại phí (trong đó có phí SMS) để thực hiện hỗ trợ khách hàng ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) đã nhiều lần gửi công văn đến Bộ Thông tin và Truyền thông, đồng thời tham gia họp với Cục Viên thông để bàn về các nội dung liên quan đến việc giảm phí tin nhắn SMS cho các ngân hàng thương mại.
Cục Viễn thông đã yêu cầu các công ty viễn thông thực hiện giảm giá tin nhắn và ngày 18/5/2020 có báo cáo đề xuất gửi về cục, song đến nay VNBA vẫn chưa nhận được thông tin về việc thực hiện giảm giá cước.
>>> Xem thêm: Các nhà mạng ‘ngó lơ’ đề nghị giảm cước tin nhắn của ngân hàng
Công ty Chứng khoán SSI dự báo tăng trưởng tín dụng cả năm 2020 sẽ chỉ ở mức 7,5-8,5%, đồng thời nêu quan điểm "Tiêu cực" về ngành ngân hàng trong phần còn lại của năm.
"Chúng tôi ước tính tăng trưởng tín dụng năm 2020 sẽ nằm trong khoảng 7,5-8,5%, thấp hơn mục tiêu tăng trưởng tín dụng ban đầu của Ngân hàng Nhà nước là 11-14%. Nhu cầu tín dụng có thể tiếp tục suy yếu do cả nước hiện đang đối mặt với làn sóng Covid-19 thứ hai trong khi các ngân hàng có thể sẽ không hạ tiêu chí cấp tín dụng", nhóm chuyên gia của SSI dự báo.
Theo SSI, cho vay khách hàng doanh nghiệp lớn và trái phiếu doanh nghiệp có thể tiếp tục là động lực chính cho tăng trưởng tín dụng, trong khi tăng trưởng tín dụng mảng bán lẻ sẽ không mạnh mẽ như trước. Tăng trưởng huy động ước tính tiếp tục duy trì mạnh mẽ, tạo thanh khoản dồi dào cho ngành ngân hàng trong nửa cuối năm 2020.
Đặc biệt, tác động của việc cắt giảm lãi suất huy động được dự báo sẽ phản ánh rõ ràng hơn trong 6 tháng cuối năm 2020.
"Chúng tôi ước tính lãi suất huy động tiếp tục giảm khoảng 0,5 điểm% đối với kỳ hạn trên 6 tháng và 0,7 điểm% đối với kỳ hạn dưới 6 tháng. Động thái này là do nhu cầu tín dụng yếu, cũng như quyết định gần đây của Ngân hàng Nhà nước về việc nới rộng thời gian áp dụng mức trần 40% về tỷ lệ vốn ngắn hạn dùng cho vay trung và dài hạn thêm một năm nữa đến hết ngày 30/9/2021", nhóm chuyên gia của SSI nêu quan điểm.
Nửa cuối năm 2020, SSI dự báo nợ tái cơ cấu sẽ tiếp tục tăng, làm NIM giảm hơn nữa.
SSI ước tính các ngân hàng sẽ đẩy nhanh việc trích lập dự phòng cho nợ xấu mới và nợ tái cơ cấu, mặc dù thời hạn của Thông tư 01 có thể được kéo dài để trì hoãn thời gian ghi nhận nợ xấu.
Lợi nhuận trước thuế của các ngân hàng trong nửa cuối năm được SSI ước tính giảm 22,1%, do thu nhập hoạt động giảm (-4%) và chi phí dự phòng tăng (47,8%). Trong đó, riêng 3 ngân hàng quốc doanh là Vietcombank, BIDV và VietinBank dự báo sẽ giảm 35,7% lợi nhuận (chủ yếu do chi phí dự phòng tăng 58,8%).
Tựu trung, SSI có quan điểm "tiêu cực" về ngành ngân hàng trong phần còn lại của năm 2020.
>>> Xem thêm: Viễn cảnh tiêu cực của ngành ngân hàng trong nửa cuối năm
Đồng USD mất giá trong tuần qua trong bối cảnh Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) công bố khung chiến lược mới về điều hành chính sách tiền tệ và các mục tiêu dài hạn. Theo đó, FED sẽ ưu tiên mục tiêu về thị trường lao động.
Điểm quan trọng nhất là FED chuyển từ mục tiêu lạm phát “cứng” tại mức 2% về mức lạm phát mục tiêu trung bình 2%. Theo nhận định của Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), điều này có thể khiến đồng USD tiếp tục xu hướng suy yếu so với các đồng tiền khác khi lãi suất ở mức thấp hơn và lạm phát duy trì ở mức cao hơn các nước khác.
BVSC dự báo trong thời gian tới, tỷ giá VND/USD có thể tiếp tục giảm. Bởi FED sẽ tiếp tục duy trì trạng thái nới lỏng tiền tệ trong một thời gian dài dù lạm phát vượt lên trên 2%, cùng với đó, nhằm tránh rủi ro Việt Nam bị đưa vào danh sách thao túng tiền tệ của Mỹ, rất có thể Ngân hàng Nhà nước sẽ hạn chế các hoạt động mua ròng ngoại tệ trong thời gian tới.
"Diễn biến này nhiều khả năng sẽ khiến VND mạnh lên so với USD, qua đó khiến tỷ giá VND/USD giảm", nhóm chuyên gia của BVSC nêu quan điểm.
>>> Xem thêm: BVSC: VND sẽ tăng giá so với USD sau quyết định của FED
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.