'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Nói về sự bất cập của Nghị định 41/2020, VEIA đã dẫn trường hợp của Công ty Viettronics Bình Hòa (VBH).
Cụ thể, VBH đang vận dụng Nghị định 41/2020 để làm văn bản “đề nghị gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất” gửi lên cơ quan thuế. Tuy nhiên do Nghị định 41/2020 vẫn còn chung chung (chưa có thông tư hướng dẫn) nên VBH không chắc chắn được rằng công ty mình có thuộc mục “b1) Sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển” hay không – tức không rõ có nằm trong diện được hưởng gia hạn không.
Trong khi đó, nội dung Khoản 3, Điều 4 Nghị định 41/2020 lại quy định rằng: “Cơ quan thuế không phải thông báo cho người nộp thuế về việc chấp nhận gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất... Trường hợp sau khi hết thời gian gia hạn, cơ quan thuế phát hiện qua thanh tra, kiểm tra người nộp thuế không thuộc đối tượng được gia hạn nộp thuế, tiền thuê đất theo quy định tại nghị định này thì người nộp thuế phải nộp số tiền thuế còn thiếu, tiền phạt và tiền chậm nộp...”.
Theo VEIA, quy định khoản 3, Điều 4 đang khiến các doanh nghiệp, người dân cảm thấy vô cùng lo lắng, bất an, bởi doanh nghiệp thì không chắc chắn trong kê khai mà cơ quan thuế lại không có nghĩa vụ phải thông báo, trong khi rủi ro bị phạt lại treo lơ lửng trên đầu.
Để giải quyết bất cập này, VEIA đề xuất Chính phủ thành lập một “Ban chỉ đạo” có đủ thẩm quyền quyết định và giải quyết vướng mắc cho doanh nghiệp.
Kèm theo việc lập ban chỉ đạo này, VEIA cũng gợi ý Chính phủ thiết lập “đường dây nóng” để hỗ trợ, giải đáp các ý kiến hỏi đáp từ cộng đồng doanh nghiêp, người dân.
Ngoài bất cập ở Nghị định 41/2020, VEIA cũng thẳng thắn nêu rõ một số điểm bất cập khác ở các gói hỗ trợ mà Chính phủ ban hành thời gian qua.
Cụ thể, theo VEIA, hầu hết doanh nghiệp được hỏi đã trả lời rằng họ chưa tiếp cận được với gói hỗ trợ tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất của cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam (theo Thông báo số 860/BHXH-BT ngày 17/03/2020).
Đối với gói hỗ trợ gia hạn thời gian nộp kinh phí công đoàn (theo Văn bản 245/TLĐ ngày 19/03/2020 của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam), các doanh nghiệp cũng trả lời là “rất khó tiếp cận”.
Đối với gói hỗ trợ an sinh xã hội 62.000 tỷ đồng (theo Nghi quyết của chính phủ ban hành ngày 09/04/2020), nhiều doanh nghiệp cũng cho hay họ chưa đủ điều kiện được tiếp cận mặc dù hiện nay vẫn đang tìm mọi cách, dành mọi nguồn lực để duy trì công ăn việc làm cho người lao động và chưa sử dụng đến giải pháp cắt giảm lao động chính thức.
Trước các bất cập này, VEIA đề xuất Chính phủ điều chỉnh lại các điều kiện để việc tiếp cận các gói hỗ trợ của Chính phủ được theo hướng minh bạch, đơn nghĩa, một cửa.
Bên cạnh đó, VEIA cũng xin Chính phủ miễn, giảm thuế đất đai, thuế VAT, phí bảo hiểm xã hội, phí bảo hiểm y tế, thuế thu nhập doanh nghiệp và cá nhân để giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp cũng như kích cầu tiêu dùng, giúp doanh nghiệp phục hồi sau đại dịch.
Đặc biệt, VEIA đề xuất nhanh chóng có hướng dẫn thực hiện nghị định của Thủ tướng về việc hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn trong thời kỳ dịch bệnh Covid -19 vì thực tế nhiều doanh nghiệp bị ảnh hưởng và giảm doanh thu từ 20%-30% nhưng không tiếp cận được các chương trình hỗ trợ nêu trên vì được cho vào loại 2 do không bị ảnh hưởng trực tiếp.
Ngoài ra, hiệp hội cũng kiến nghị Chính phủ hạn chế, tạm dừng hoặc không tổ chức thanh, kiểm tra các doanh nghiệp chưa có dấu hiệu vi phạm trong năm 2020 để các doanh nghiệp ưu tiên tập trung nguồn lực phòng, chống dịch COVID-19 và ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh, duy trì công ăn việc làm và đảm bảo thu nhập cho người lao động.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.