'Nghiện' lao động nhập cư giá rẻ, các nước giàu đang 'tự hại thân'

Khánh Tú - 06/03/2024 22:10 (GMT+7)

(VNF) - Các doanh nghiệp tại những nền kinh tế phát triển đang phụ thuộc nhiều hơn vào lao động nhập cư trong bối cảnh tình trạng thiếu lao động ngày càng căng thẳng hơn. Tuy nhiên, đằng sau xu hướng này lại là những mối nguy hiểm lâu dài.

VNF
Ảnh minh họa.

Mặt trái của lao động nhập cư

Nhiều chủ doanh nghiệp tại các nền kinh tế lớn thừa nhận rằng việc tuyển dụng lao động nước ngoài có tay nghề thấp đã trở thành xu hướng và là giải pháp thay thế hoàn hảo khi dân số địa phương đang già đi, kéo theo lực lượng lao động bị thu hẹp.

Ông John Rosenow, chủ một trang trại bò sữa tại vùng nông thôn Wisconsin, đã không thể tìm được lao động địa phương và phải thuê 13 người nhập cư Mexico. Những lao động này đã giúp ông tránh được khoản tiền đầu tư tốn kém vào robot vắt sữa bò như một số chủ trang trại bò sữa khác đã làm.

Tuy nhiên, ở góc độ của một số nhà kinh tế, sự phụ thuộc quá nhiều vào lao động nhập cư ở một số nơi có thể sẽ kìm hãm năng suất và khiến các doanh nghiệp ngày càng trì hoãn việc tìm kiếm các giải pháp bền vững hơn cho tình trạng thiếu lao động.

Thay vì lựa chọn lao động nhập cư với chi phí rẻ hơn, các doanh nghiệp nên đầu tư vào tự động hóa hoặc tái cơ cấu triệt để doanh nghiệp. Theo các nhà kinh tế, những giải pháp này tuy gây “đau đớn” nhưng lại mang đến nhiều lợi ích về mặt lâu dài.

Cuộc tranh luận này có thể còn nóng hơn nữa khi các nền kinh tế phương Tây đang tiến gần hơn đến “vực thẳm nhân khẩu học”. Lần đầu tiên kể từ chiến tranh thế giới thứ 2, dân số trong độ tuổi lao động đang bị thu hẹp ở các nền kinh tế tiên tiến.

Tăng trưởng năng suất lao động chậm lại ở những quốc gia sử dụng nhiều lao động nhập cư.

Theo một báo cáo gần đây của công ty bảo hiểm Đức, dân số trong độ tuổi lao động của Liên minh châu Âu sẽ giảm 1/5 cho đến năm 2050.

Trong tình thế đó, sử dụng lao động nhập cư thường là lựa chọn đầu tiên mà nhiều doanh nghiệp nghĩ đến do chi phí rẻ và nguồn cung lao động nhập cư dồi dào.

Số người nhập cư hiện đang tăng từ 2 – 3 lần so với mức trước đại dịch ở các quốc gia như Canada, Đức và Anh. Tại Mỹ, số người nhập cư đã vượt mốc 3,3 triệu người vào năm ngoái, tăng vọt từ mức 900.000 người của những năm 2010.

75% công nhân nông trại và 30% công nhân khai thác mỏ ở Mỹ ngày nay là người nhập cư. Vào năm 2021, người nhập cư chiếm tới 18% lực lượng lao động Mỹ.

Tương tự, dù có nhiều hứa hẹn sẽ hạn chế người nhập cư nhưng Anh cũng đã chứng kiến sự gia tăng đột biến về số người nhập cư kể từ khi rời EU vào năm 2020. Hiện nay, hơn 27% y ta của Cơ quan Y tế Quốc gia là người nước ngoài, tăng từ mức 14% vào năm 2013. Tại Đức, khoảng 80% công nhân lò mổ là người nhập cư.

Một số nghiên cứu kinh tế cho thấy sự phụ thuộc ngày càng lớn vào lao động nhập cư có tay nghề thấp có thể dẫn đến giảm năng suất lao động, từ đó ảnh hưởng đến tốc độ mở rộng của nền kinh tế.

Một nghiên cứu năm 2022 ở Đan Mạch chỉ ra việc các công ty chọn lao động nhập cư sẽ đầu tư ít hơn vào robot và công nghệ. Nghiên cứu ở Úc và Canada cũng cho thấy lao động nhập cư có thể khiến năng suất tổng thể của công ty bị sụt giảm.

Lao động nhập cư cũng là một trong những yếu tố khiến tăng trưởng năng suất lao động chậm lại ở các nền kinh tế tiên tiến trong những năm gần đây. Trong lĩnh vực nông nghiệp ở Mỹ và Anh, năng suất lao động đã không thay đổi trong một thập kỷ qua.

Trái lại, dữ liệu của OECD cũng cho thấy, tại Nhật Bản và Hàn Quốc – những nước có chính sách nhập cư khắt khe, năng suất lao động đã tăng khoảng 1,5% mỗi năm trong cùng kỳ.

Cuộc tranh cãi dai dẳng

Nhiều quốc gia đã cố gắng đẩy nhanh quá trình tự động hóa trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là nông nghiệp.

Tại Cộng hòa Séc, một số trang trại đã sử dụng robot điều khiển bằng trí tuệ nhân tạo để theo dõi và thu hoạch dâu tây. Công ty khởi nghiệp Tevel Aerobotics Technologies của Israel đã phát triển máy bay không người lái hái trái cây. Fieldwork Robotics, một công ty của Anh, gần đây đã bắt đầu bán robot hái mâm xôi.

Nhiều quốc gia đang nỗ lực giảm tỷ lệ lao động nhập cư.

Chính phủ Anh cũng đã đổ không ít tiền vào công nghệ nông nghiệp. Song song với đó, quốc gia này đang xem xét việc quy định các công ty không được trả lương cho lao động nhập cư thấp hơn 20% so với mức lương trung bình hiện hành.

Tại Malaysia, chính phủ nước này đã tuyên bố dừng việc tuyển dụng lao động nước ngoài mới từ năm ngoái.

Tuy nhiên, ở phía doanh nghiệp, động thái cứng rắn của chính phủ lại khiến hoạt động kinh doanh của họ gặp khó khăn.

Ngay cả các đơn vị kinh doanh hộ gia đình như các cửa hàng thịt lợn ở Đức cũng rơi vào cảnh khốn đốn. Những người trẻ ở đây không muốn làm việc tại các cửa hàng thịt lợn do công việc không mấy hấp dẫn và lương thấp. Tình trạng thiếu lao động là một trong những lý do khiến số lượng cửa hàng bán thịt tại đây đã giảm gần một nửa trong hai thập kỷ qua.

Ở Rosenow, Đức, một chủ trang trại bò sữa cho rằng ông đã tốn hàng đống tiền vào việc thử nghiệm sử dụng robot vắt sữa bò. Thế nhưng, “mặc dù có giá cao gấp đôi so với tiền công của lao động nhập cư, ngốn không ít tiền bảo trì nhưng những công cụ hiện đại này vẫn không đáp ứng được nhu cầu”, ông nói.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Hãng trang sức lớn nhất thế giới khởi công dự án 150 triệu USD tại Bình Dương

Hãng trang sức lớn nhất thế giới khởi công dự án 150 triệu USD tại Bình Dương

(VNF) - Bình Dương tiếp tục đón một doanh nghiệp lớn trong ngành thời trang là Tập đoàn Pandora sẽ xây dựng nhà máy trị giá hơn 150 triệu USD tại Khu công nghiệp VSIP 3.

Cổ phần hoá vẫn ì ạch, 85 DN chờ phê duyệt phương án cổ phần hoá

Cổ phần hoá vẫn ì ạch, 85 DN chờ phê duyệt phương án cổ phần hoá

(VNF) - Tính đến tháng 4/2024, 85 doanh nghiệp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp. Tuy nhiên, chưa có doanh nghiệp nào được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa.

Long An: Khu đô thị 9.200 tỷ tìm nhà đầu tư

Long An: Khu đô thị 9.200 tỷ tìm nhà đầu tư

(VNF) - Dự án khu đô thị Bình An Đức Hòa được thực hiện tại xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hoà, tỉnh Long An. Dự án có tổng vốn đầu tư hơn 9.292 tỷ đồng.

Giá vé máy bay 'neo' cao: Bộ GTVT ra chỉ đạo nóng

Giá vé máy bay 'neo' cao: Bộ GTVT ra chỉ đạo nóng

(VNF) - Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) yêu cầu Cục Hàng không kiểm tra ngay công tác bán vé, thực hiện kê khai, niêm yết giá, công khai, minh bạch thông tin về giá vé của các hãng hàng không.

Vietcombank tiếp tục là ngân hàng sáng tạo và kinh doanh hiệu quả

Vietcombank tiếp tục là ngân hàng sáng tạo và kinh doanh hiệu quả

(VNF) - Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) tiếp tục được đánh giá là ngân hàng sáng tạo và kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam năm 2024, ghi nhận năm thứ hai liên tiếp Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng.

Tổng giám đốc Samsung: ‘DN công nghệ cao toàn thế giới cạnh tranh, tìm cơ hội đầu tư vào Việt Nam’

Tổng giám đốc Samsung: ‘DN công nghệ cao toàn thế giới cạnh tranh, tìm cơ hội đầu tư vào Việt Nam’

(VNF) - "Việt Nam đang ngày càng chứng tỏ tầm quan trọng của mình trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Các doanh nghiệp công nghệ cao trên toàn thế giới đang cạnh tranh tìm kiếm cơ hội đầu tư vào Việt Nam, do đó nhu cầu về nhân tài công nghệ cao cũng gia tăng đột biến".

Nhờ ‘game’ hợp nhất, CII lãi 323 tỷ trong quý I, bằng 60% kế hoạch năm

Nhờ ‘game’ hợp nhất, CII lãi 323 tỷ trong quý I, bằng 60% kế hoạch năm

(VNF) - Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP. HCM (HoSE: CII) ghi nhận khoản lãi sau thuế lên tới 323 tỷ đồng trong quý I/2024, hoàn thành 60% kế hoạch năm dự kiến. Tuy nhiên, kết quả này không đến từ hoạt động kinh doanh chính mà tới từ hoạt động hợp nhất Năm Bảy Bảy vào CII.

Kiến nghị bắt buộc thanh toán không dùng tiền mặt khi mua bán vàng

Kiến nghị bắt buộc thanh toán không dùng tiền mặt khi mua bán vàng

(VNF) - Tổng cục Thuế kiến nghị Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu quy định bắt buộc thanh toán không dùng tiền mặt đối với các giao dịch kinh doanh vàng, đồng thời xử lý các cơ sở kinh doanh vàng không xuất hóa đơn điện tử kịp thời cho người mua.

AstraZeneca thừa nhận vaccine Covid có thể gây đông máu, Bộ Y tế nói gì?

AstraZeneca thừa nhận vaccine Covid có thể gây đông máu, Bộ Y tế nói gì?

(VNF) - Công ty dược phẩm nổi danh AstraZeneca gần đây đã khiến thế giới hoang mang khi lần đầu thừa nhận vaccine Covid-19 của mình có thể gây ra tác dụng phụ hiếm gặp là bệnh huyết khối kèm theo hội chứng giảm tiểu cầu (TTS).

Kiên quyết không 'cứu' dự án BOT thua lỗ do lỗi của doanh nghiệp

Kiên quyết không 'cứu' dự án BOT thua lỗ do lỗi của doanh nghiệp

(VNF) - Nội dung này được Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh trong thông báo kết luận về giải pháp xử lý khó khăn, vướng mắc tại một số dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức hợp đồng BOT.

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

(VNF) - Nằm trên trục cao tốc Bắc - Nam phía đông, tuyến cao tốc Cam Lộ - Hòa Liên có chiều dài 163km, trong đó, đoạn Cam Lộ - La Sơn dài khoảng 98,3km và đoạn La Sơn - Hoà Liên dài khoảng 64,9km.