Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Nâng cấp quan hệ Việt Nam - Mỹ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 10-11/9, theo lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Đây là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của ông Biden kể từ khi ông nhậm chức đầu năm 2021. Sự kiện diễn ra vào dịp hai nước kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện.
Kết quả nổi bật nhất của chuyến thăm chính là việc hai nước chính thức nâng cấp lên quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện, mở ra một giai đoạn lịch sử mới của tình hữu nghị và hợp tác song phương.
Trong Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Việt - Mỹ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Joe Biden nhất trí tạo điều kiện thuận lợi và mở cửa thị trường hơn nữa cho hàng hóa, dịch vụ của mỗi nước, cùng nhau giải quyết các vấn đề như rào cản tiếp cận thị trường thông qua Hiệp định Khung về Thương mại và Đầu tư.
Mỹ cam kết tăng cường hỗ trợ Việt Nam về sản xuất, phát triển hạ tầng vật chất và hạ tầng số chất lượng cao, chuyển đổi năng lượng công bằng, nông nghiệp bền vững và thông minh, cũng như hỗ trợ Việt Nam tham gia sâu rộng và bền vững vào các chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu. Nước này cũng cam kết tăng cường hỗ trợ Việt Nam đào tạo và phát triển lực lượng lao động công nghệ cao.
Hai nước tuyên bố khởi động các sáng kiến phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực bán dẫn, trong đó chính phủ Mỹ sẽ cấp khoản tài trợ gieo mầm ban đầu trị giá 2 triệu USD, cùng với các khoản hỗ trợ từ Chính phủ Việt Nam và khu vực tư nhân trong tương lai.
Nhân chuyến thăm, phía Mỹ đã phối hợp với Việt Nam tổ chức Hội nghị cấp cao về Đầu tư và Đổi mới sáng tạo với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp hàng đầu của hai nước về công nghệ và tài chính.
Trong dịp này, doanh nghiệp hai bên đã ký kết, tuyên bố một số thỏa thuận và kế hoạch kinh doanh quan trọng trong lĩnh vực thương mại hàng không, cung cấp tài chính, thiết lập đối tác và đầu tư trực tiếp về công nghệ mới...
Có thể kể đến thỏa thuận ghi nhớ trị giá 10 tỷ USD trong lĩnh vực dịch vụ hàng không giữa Vietnam Airllines và Boeing để mua 50 tàu bay 737 Max.
Hãng hàng không Vietjet cũng ký thỏa thuận tài trợ tàu bay trị giá 0,55 tỷ USD với Carlyle - tập đoàn tài chính lớn của Mỹ trong đó Carlyle Aviation Partners (thuộc tập đoàn Carlyle) cam kết sẽ cung cấp tài chính cho loạt tàu bay 737 Max thuộc đơn hàng 200 tàu của Vietjet và Boeing.
Ở lĩnh vực tài chính - ngân hàng, VPBank ngày 10/9 cho biết nhận khoản vay song phương 300 triệu USD có kỳ hạn 7 năm do Tập đoàn DFC cấp, nhằm củng cố nền tảng vốn, thúc đẩy hoạt động tài chính bền vững. Một khoản vay tương tự 100 triệu USD cũng được DFC cấp cho TPBank.
Nhật Bản trở thành Đối tác chiến lược toàn diện thứ sáu của Việt Nam
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Nhật Bản, tối 27/11, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio nhất trí nâng cấp quan hệ hai nước lên “Đối tác Chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới”.
Hai bên cũng thống nhất những phương hướng lớn, chủ đạo của quan hệ hữu nghị hợp tác Việt Nam - Nhật Bản trong thời gian tới.
Theo đó, về hợp tác kinh tế, Việt Nam – Nhật Bản sẽ tiếp tục mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực mới như đổi mới sáng tạo, chuyển giao công nghệ, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, công nghiệp bán dẫn.
Thủ tướng Kishida khẳng định sẽ hỗ trợ Việt Nam thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, hội nhập quốc tế sâu rộng với mục tiêu trở thành nước phát triển vào năm 2045.
Ông cũng đề nghị hai bên phối hợp trong tháo gỡ vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án hợp tác sử dụng ODA và FDI của Nhật Bản tại Việt Nam.
Nhà lãnh đạo Nhật Bản cũng cam kết tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp Nhật Bản, thực hiện các cam kết, trong đó có giảm phát thải ròng carbon bằng 0 vào năm 2050.
Chuyến thăm thứ ba của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
Nhận lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 12 – 13/12.
Chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình diễn ra trong bối cảnh Việt Nam và Trung Quốc kỷ niệm 15 năm thiết lập quan hệ hợp tác đối tác chiến lược toàn diện (2008 - 2023). Đây là chuyến thăm Việt Nam thứ ba của ông Tập Cận Bình trên cương vị Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc.
Nhân chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Việt Nam và Trung Quốc đã ra “Tuyên bố chung nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về việc tiếp tục làm sâu sắc và nâng tầm quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược”.
Cùng với tuyên bố chung, tổng cộng đã có 36 văn bản hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc được ký kết. Đây là số lượng văn bản hợp tác được ký kết nhiều nhất từ trước đến nay trong một chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình tới Việt Nam.
Theo đó, các văn bản hợp tác được chia làm 4 lĩnh vực gồm lĩnh vực Chính trị - đối ngoại (4 văn bản) về hợp tác giữa các Ban Đảng và Bộ ngoại giao hai nước, lĩnh vực An ninh - Quốc phòng (4 văn bản) về phòng chống tội phạm, hợp tác trên biển và lĩnh vực tư pháp; 24 văn bản về hợp tác trên các lĩnh vực thực chất ở các cấp Chính phủ, cấp Bộ và cơ quan và 4 văn bản về hợp tác giữa các địa phương hai nước.
Cụ thể, Việt Nam - Trung Quốc đã ký văn kiện hợp tác về tăng cường hợp tác viện trợ phát triển đường sắt qua biên giới Việt-Trung.
Hai nước cũng ký hiệp định về việc cùng xây dựng cầu đường bộ qua sông Hồng khu vực biên giới Bát Xát, Lào Cai, Việt Nam - Bá Sái, Vân Nam, Trung Quốc.
Ngoài ra, hai bên đã ký thỏa thuận về kế hoạch hành động giai đoạn 2023-2026 trong lĩnh vực kinh tế thương mại.
Về vấn đề trên biển, văn kiện về tuần tra liên hợp trên Vịnh Bắc Bộ giữa hai nước cũng được ký kết tại hội đàm lần này.
Tổng thống Hàn Quốc và 205 doanh nghiệp thăm Việt Nam
Tháng 6, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol và 205 lãnh đạo doanh nghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh vực của Hàn Quốc đã tới Việt Nam, trong đó có những cái tên nổi bật như Samsung, SK, Hyundai Motor, LG, Lotte, Hanwha…
Đây là chuyến thăm Cấp nhà nước đầu tiên tới Việt Nam của Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol và Việt Nam cũng là nước Đông Nam Á đầu tiên ông tới thăm sau khi nhậm chức hồi tháng 5/2022. Đây cũng là phái đoàn doanh nghiệp lớn nhất tháp tùng chuyến công du nước ngoài của Tổng thống Yoon Suk Yeol từ trước đến nay.
Trong khuôn khổ chuyến thăm, Việt Nam và Hàn Quốc đã nhất trí đưa hợp tác thực chất trên các lĩnh vực lên cấp độ mới sâu sắc và hiệu quả hơn; nhất trí phối hợp triển khai tốt Hiệp định thương mại tự do song phương (VKFTA) và các biện pháp tạo thuận lợi thiết thực cho doanh nghiệp hai nước.
Hai bên phối hợp thúc đẩy sớm hoàn thành mục tiêu nâng kim ngạch thương mại song phương lên 100 tỷ USD và hướng tới mục tiêu 150 tỷ USD năm 2030 theo hướng cân bằng, bền vững.
Hai bên hoan nghênh việc ký Thỏa thuận hợp tác Quỹ Xúc tiến kinh tế Hàn Quốc (EDPF) trị giá 2 tỷ USD để triển khai các dự án đầu tư phát triển có quy mô lớn trong lĩnh vực giao thông, hạ tầng đô thị của Việt Nam.
Ngay sau hội đàm, hai nhà lãnh đạo đã chứng kiến cơ quan hữu quan của hai nước trao đổi 17 văn kiện hợp tác.
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol khẳng định Hàn Quốc tiếp tục coi Việt Nam là "Đối tác chiến lược" về Hỗ trợ Phát triển Chính thức (ODA), mở rộng hơn nữa quy mô viện trợ không hoàn lại, nhất là trong các lĩnh vực nghiên cứu phát triển (R&D), đổi mới sáng tạo, ý tế, môi trường; mở rộng các hình thức hợp tác ODA không ràng buộc và nhiều ưu đãi với mức độ tương tự như EDPF.
Thủ tướng thăm châu Âu: 60 bản ghi nhớ hợp tác, cam kết đầu tư hơn 30 tỷ USD
Từ ngày 31/10 đến ngày 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tham dự Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP26), thăm làm việc tại Vương quốc Anh và thăm chính thức Cộng hòa Pháp.
Nhân dịp tham dự COP26, Thủ tướng Chính phủ và đoàn Việt Nam đã có hơn 20 cuộc gặp, tiếp xúc song phương với lãnh đạo cấp cao các nước ở tất cả các châu lục để thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam với các nước và các đối tác.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đã chứng kiến gần 60 bản ghi nhớ hợp tác đã được doanh nghiệp Việt Nam và các nước thoả thuận, tổng giá trị đầu tư cam kết lên đến hơn 30 tỷ USD, tập trung trong các lĩnh vực thuộc những định hướng ưu tiên thu hút đầu tư của Việt Nam.
Ngoài ra Thủ tướng có gần 40 cuộc tiếp xúc, trao đổi với hơn 60 lãnh đạo các tập đoàn, ngân hàng, trường đại học hàng đầu của Anh, Pháp và châu Âu.
Nhân dịp này, có gần 70 nhà đầu tư lớn, các tập đoàn kinh tế lớn ở hầu hết các lĩnh vực đã tìm gặp Thủ tướng và lãnh đạo các bộ, ngành để bày tỏ ý tưởng và đề xuất với Chính phủ, với các bộ, ngành về những dự án mà họ sẽ dự kiến triển khai.
Đây là những động thái cho thấy rằng là các nhà đầu tư ở châu Âu nói chung, Anh và Pháp nói riêng rất quan tâm đến thị trường Việt Nam và rất quan tâm đến Hiệp định bảo hộ đầu tư mà Việt Nam với Vương quốc Anh cũng như Việt Nam với Liên minh châu Âu sẽ triển khai thực hiện tới đây.
Xem thêm >> Việt – Trung nhất trí kiểm soát tốt bất đồng trên biển
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.