Chính phủ vừa đặt mục tiêu đến năm 2025 có 1,5 triệu doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, trong bối cảnh số doanh nghiệp đang rời khỏi thị trường nhiều hơn doanh nghiệp được thành lập, con số đưa ra thiếu thực tế khó khả thi.
Nguy cơ doanh nghiệp teo tóp
Ngày 2/4, tại diễn đàn kinh tế tư nhân lần thứ 2 với chủ đề “Để kinh tế tư nhân thực sự là động lực quan trọng của nền kinh tế”, TS Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế, cho biết, Thủ tướng vừa ký Nghị quyết số 45 về chương trình hành động của Chính phủ trong phát triển kinh tế tư nhân trong giai đoạn mới. Chương trình đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 Việt Nam có 1,5 triệu doanh nghiệp.
Năm 2030 có ít nhất 2 triệu doanh nghiệp và hình thành, phát triển nhiều tập đoàn kinh tế tư nhân mạnh, có tiềm lực, có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Từ nay đến năm 2025, kinh tế tư nhân sẽ đóng góp 55% GDP, đến năm 2030 chiếm 65% GDP, thực sự trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế.
Theo ông Lực, dù số doanh nghiệp tư nhân Việt Nam ngày càng tăng nhanh nhưng hiện năng lực hội nhập và cạnh tranh kinh tế quốc tế của doanh nghiệp Việt còn hạn chế, mức độ tham gia sâu vào chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu ở mức thấp. Doanh nghiệpViệt vẫn chủ yếu là gia công, nhập khẩu để sản xuất, gia công rồi xuất khẩu.
“Sức chống chịu của doanh nghiệp Việt còn yếu. Năng lực quản trị doanh nghiệp cũng thấp nhất khu vực ASEAN. Đặc biệt, kinh tế tư nhân mới chỉ đóng góp khoảng 46% trong GDP nên trong 2 năm tới để tăng lên 55% là rất thách thức”, ông Lực nói.
Bà Nguyễn Thị Nga, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn BRG, cho rằng trải qua hơn 3 năm ảnh hưởng của đại dịch Coivid-19 cùng với những khó khăn hiện nay, doanh nghiệp tư nhân đang “đứt hơi”. “Thời gian qua, nhiều mảng hoạt động của BRG như nhà hàng, khách sạn, sân golf… phải đóng cửa. Doanh nghiệp phải cắt giảm số lượng lớn lao động. Thậm chí, hiện nay, doanh nghiệp không dám triển khai bất cứ dự án mới nào vì rất rủi ro”, bà Nga nói.
Theo đại diện một doanh nghiệp, một trong những vướng mắc lớn của các doanh nghiệp hiện nay là phải chịu rất nhiều áp lực bởi các quy định thiếu đồng bộ, thống nhất. Các quy định thay đổi thường xuyên và chồng chéo khiến doanh nghiệp muốn hoạt động ổn định cũng rất khó. Chẳng hạn, chỉ một quy định kiểm soát chặt về vấn đề phòng cháy, chữa cháy nhưng khiến cho hàng loạt doanh nghiệp nhiều lĩnh vực điêu đứng, thậm chí ngừng hoạt động thời gian qua.
“Cứ dăm bữa, nửa tháng lại có cuộc kiểm tra của cơ quan chức năng này, đến cơ quan khác. Nếu thực trạng này vẫn tiếp diễn, doanh nghiệp đối diện với nguy cơ ngày càng teo tóp”, vị này nói.
Chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh nói rằng, trước đây chúng ta đặt mục tiêu đến năm 2020 có 1 triệu doanh nghiệp nhưng hiện mới chỉ khoảng 800.000 doanh nghiệp. Quý I năm nay, cả nước có khoảng 60.000 DN rời khỏi thị trường, nhiều hơn con số 57.000 doanh nghiệp được thành lập.
“Lần đầu tiên, số lượng DN biến mất lớn hơn số doanh nghiệp thành lập nên mục tiêu 1 triệu doanh nghiệp ngày càng xa vời. Trong 2 năm tới mục tiêu có 1,5 triệu doanh nghiệp càng khó khăn hơn, và nếu không muốn nói là thiếu thực tiễn”, ông Ánh đánh giá.
Theo chuyên gia Vũ Đình Ánh, kinh tế Việt Nam đang đối mặt “đám sương mù” với những biểu hiện lạ. Trong quý 1/2023, tăng trưởng kinh tế chỉ đạt 3,32%, chỉ cao hơn thời điểm bùng phát dịch Covid-19 (khoảng 3,21%) trong khi hiện Việt Nam không chịu bất kỳ cú sốc nào. Đặc biệt, khu vực công nghiệp, xây dựng lại tăng trưởng âm. Đầu tàu kinh tế TP. HCM chỉ tăng trưởng 0,7%, còn tỉnh trọng điểm công nghiệp như Bắc Ninh lần đầu tiên âm 12%.
(VNF) - Phiên họp lần thứ 90 của UBND tỉnh Bình Dương vừa thông qua 16 nội dung, trong đó có dự thảo về dự án tuyến đường sắt đô thị (metro số 1) Thành phố mới Bình Dương - Suối Tiên (TP. HCM).
(VNF) - Sau những lo lắng thái quá ban đầu, tâm lý của nhiều doanh nghiệp Việt đã dần ổn định trở lại và bắt đầu chủ động xây dựng các kịch bản ứng phó với chính sách thuế quan mới của Mỹ, kể cả cho tình huống xấu nhất.
(VNF) - Công nghiệp livestream đã tạo điều kiện cho nhiều cá nhân nổi bật, được biết đến với tên gọi "streamer" có khả năng biến từng phiên phát trực tiếp thành "cỗ máy in tiền". Tuy nhiên, các lùm xùm gần đây về việc quảng cáo “lố”, lạm dụng niềm tin người tiêu dùng đã cho thấy không ít thách thức về mặt quản lý.
(VNF) - Chính phủ chỉ đạo UBND cấp tỉnh lập hồ sơ đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh trước ngày 1/5 để Bộ Nội vụ lập hồ sơ đề án của Chính phủ trình Quốc hội trước ngày 30/5 và xem xét thông qua trước 20/6/2025.
(VNF) - Năm 2024, Petro Times (PPT) doanh thu tăng 22,4% đạt hơn 4.000 tỷ, Tuy nhiên, nhiều lo ngại liên quan đến phải thu khách hàng & chênh lệch BCTC kiểm toán và BCTC Quý.
(VNF) - Ông Đỗ Thiên Anh Tuấn - Trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright Việt Nam cho rằng, "mục tiêu của ông Trump không phải là cán cân thương mại bằng 0 mà là đạt được một lợi thế trong đàm phán và sự cải thiện so với tình trạng hiện nay. Đó là điều Việt Nam hoàn toàn có thể làm được”.
(VNF) - Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lê Hải Bình cho biết, dự kiến trong nghị định liên quan đến triển khai Luật Quảng cáo sửa đổi sẽ có sự điều chỉnh chi tiết hơn với người nổi tiếng, theo hướng tăng thêm chế tài xử phạt, cấm không cho quảng cáo.
(VNF) - Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ ngành liên quan của Mỹ để trao đổi về những vấn đề còn tồn tại trong quan hệ thương mại giữa hai nước.
(VNF) - Thứ trưởng Bộ Nội vụ cho biết khi sắp xếp đơn vị hành chính sẽ có chính sách bảo lưu lương, phụ cấp với những người được bố trí chức vụ thấp hơn.
(VNF) - Liên quan việc Mỹ áp thuế đối ứng 46% với Việt Nam, Chính phủ vào cuộc rất nhanh nhưng nhà đầu tư phản ứng "thái quá", đặc biệt trên thị trường chứng khoán.
(VNF) - Thủ tướng yêu cầu giải quyết các vấn đề quan tâm của Mỹ để tiến hành đàm phán theo thỏa thuận cấp cao giữa Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Donald Trump.
Hoa hậu Thùy Tiên và Quang Linh Vlogs, Hằng Du Mục, Lê Tuấn Linh từng hợp tác ra mắt thương hiệu kẹo rau củ Kera. Riêng nàng hậu và Quang Linh Vlogs có hợp tác kinh doanh từ đầu năm 2022.
(VNF) -Theo Cục thống kê (Bộ Tài chính), tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2025 ước tính tăng 6,93% so với cùng kỳ năm trước, đạt mức tăng cao nhất so với quý I các năm trong giai đoạn 2020-2025.
(VNF) - Ngày 5/4, một đoàn gần 200 doanh nhân hàng đầu Việt Nam đã có mặt tại Mỹ trên chuyến chuyên cơ. Chuyến đi nhằm thúc đẩy hoạt động kết nối, tìm kiếm cơ hội hợp tác, và đàm phán trong các lĩnh vực trọng yếu như tài chính, năng lượng, công nghệ và xuất nhập khẩu.
(VNF) - Đã 2 thập kỷ, dự án tuyến đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân có vốn đầu tư 7.665 tỷ vẫn dang dở. Theo đó, để "tái sinh" dự án này dự kiến cần đầu tư thêm khoảng 700 tỷ đồng.
(VNF) - Theo Kết luận 130 của Bộ Chính trị và Công văn 079 của Bộ Nội vụ, 3 tỉnh Bến Tre, Vĩnh Long và Trà Vinh sẽ được sáp nhập thành một tỉnh mới, có tên gọi là Vĩnh Long.
(VNF) - Hằng Du Mục từng là "chiến thần" livestream với doanh thu hàng tỷ đồng mỗi phiên. Trước khi bị bắt, cô dính nhiều lùm xùm về quảng cáo quá công dụng sản phẩm.
(VNF) - Phiên họp lần thứ 90 của UBND tỉnh Bình Dương vừa thông qua 16 nội dung, trong đó có dự thảo về dự án tuyến đường sắt đô thị (metro số 1) Thành phố mới Bình Dương - Suối Tiên (TP. HCM).
(VNF) - Indochina Riverside Complex được giới thiệu là “trái tim chuỗi đô thị ven sông Cổ Cò”, tuy nhiên, sau bao nhiêu năm dự án vẫn là bãi đất trống.