Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Báo cáo mới nhất về công nghiệp ô tô của Bộ Công Thương cho thấy trong những năm qua, mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đã phát triển khá nhanh trong 5 năm trở lại đây. Tính đến hết năm 2022, cả nước có khoảng hơn 40 doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô với sản lượng sản xuất lắp ráp trong nước đáp ứng khoảng 70% nhu cầu xe dưới 9 chỗ trong nước.
Về tiêu dùng, năm 2022 ngành công nghiệp ô tô trong nước ghi nhận kết quả kinh doanh ấn tượng khi đạt hơn 500.000 chiếc, xô đổ mọi kỷ lục từng thiết lập.
Về sản lượng ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước, theo số liệu của Cục Đăng kiểm Việt Nam, từ năm 2019 đến nay đã tăng trưởng liên tục. Tính riêng trong năm 2022 đã có gần 440.000 xe xuất xưởng tại Việt Nam.
Tuy nhiên, có một thực tế đáng lo ngại là lượng xe nhập khẩu của Việt Nam vẫn còn rất lớn, năm 2022, nhập 176.590 xe. Dù số lượng xe nhập khẩu vẫn ít hơn xe sản xuất, lắp ráp trong nước nhưng lại tăng liên tục trong 5 năm qua, gấp đôi giai đoạn trước năm 2018. Cùng với đó, các hãng xe ngoại có nhà máy ở Việt Nam nhưng vẫn nhập xe nguyên chiếc 80-90% lượng xe bán ra.
Mặt khác, thị trường ô tô trong nước cũng sẽ đối mặt cạnh tranh với các quốc gia thành viên của CPTPP và EVFTA trong 7-10 năm tới, khi thuế nhập khẩu dần về 0%. Tức là ngoài nhập xe nguyên chiếc, các doanh nghiệp FDI tăng nhập khẩu linh, phụ kiện, phụ tùng khi thuế về 0%.
"Đây là xu hướng không có lợi cho phát triển lâu dài của công nghiệp ôtô trong nước. Việt Nam có thể thành thị trường để các nước có công nghiệp ô tô phát triển hơn như Thái Lan, Indonesia khai thác”, Bộ Công Thương nhận định.
Do đó, Bộ Công Thương lo ngại trong bối cảnh hội nhập, Chính phủ và các bộ ngành không kịp thời có những chính sách, giải pháp phù hợp để khuyến khích, hỗ trợ ngành sản xuất trong nước phát triển, Việt Nam sẽ trở thành thị trường tiêu thụ xe cho các hãng FDI, toàn bộ thị trường xe con là nhập khẩu. Chưa kể, nhiều nguyên vật liệu trong sản xuất (thép chế tạo, nhựa, chất dẻo) vẫn phải nhập khẩu, làm giảm tính chủ động, cạnh tranh của sản phẩm.
Cũng theo báo cáo của Bộ Công Thương, mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định, ngành sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước vẫn chưa đạt được tiêu chí của ngành sản xuất ô tô thực sự (phần lớn mới ở mức độ lắp ráp đơn giản), dây chuyền sản xuất chủ yếu chỉ gồm 4 công đoạn chính là hàn, sơn, lắp ráp, kiểm tra. Giá bán xe vẫn ở mức cao so với các nước trong khu vực".
Giá bán ô tô tại Việt Nam cao hơn gần 2 lần so với các nước trong khu vực (Thái Lan và Indonesia) và con số này còn lớn hơn nếu so với các nước có ngành công nghiệp ô tô đã phát triển ổn định như Hoa Kỳ và Nhật Bản.
Nguyên nhân khiến giá xe tại Việt Nam ở mức cao được Bộ Công thương lý giải là do thuế và phí cao, đồng thời sản lượng tích lũy trong nước thấp (các doanh nghiệp đang sản xuất dưới rất xa so với công suất thiết kế).
Bên cạnh đó, chất lượng xe sản xuất, lắp ráp trong nước mặc dù đã được cải thiện nhưng vẫn chưa thực sự bằng xe nhập khẩu; chưa tạo được sự hợp tác - liên kết và chuyên môn hoá giữa các doanh nghiệp trong sản xuất - lắp ráp ô tô và sản xuất phụ tùng linh kiện; chưa hình thành được hệ thống các nhà cung cấp nguyên vật liệu và sản xuất linh kiện quy mô lớn.
Xem thêm: Cục Đăng kiểm Việt Nam: Sẽ có chính sách đăng kiểm riêng cho xe taxi thôi kinh doanh
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.