Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
“Trong lịch sử kinh doanh Việt Nam, chưa doanh nghiệp nào có vốn điều lệ lớn như Huy Việt Nam lại sụp đổ hoàn toàn chỉ trong vài chục tiếng đồng hồ như vậy", bà K.H., một nhà đầu tư của Món Huế, đề nghị được ẩn danh nói với Zing.vn tối 24/10. "Điều này chứng tỏ toàn bộ hệ thống đã mục rỗng từ bên trong, chẳng qua nghệ thuật bưng bít của họ quá giỏi, che mắt cả những nhà đầu tư".
Bà K.H. là người đứng ra huy động chữ ký của các nhà đầu tư vào chuỗi Món Huế, để thực hiện các thủ tục pháp lý kiện ông Huy Nhật, Chủ tịch Huy Viet Nam Group Limited, nhà sáng lập chuỗi Món Huế.
Nhóm nhà đầu tư này có các quỹ ADV Partners, AIF Capital, F&H Fenghe, Fortress Investments, Gryphus Capital, Welkin Capital và một số nhà đầu tư cá nhân không tiện nêu tên. Từ năm 2013 đến nay, nhóm này đại diện cho các quỹ đầu tư tư nhân quốc tế đã đầu tư vào Huy Việt Nam với tổng số vốn hơn 70 triệu USD.
Khuya 20/10 khi đang công tác tại Bắc Kinh (Trung Quốc), bà nhận tin nhắn từ một người bạn hỏi về vấn đề đóng cửa toàn chuỗi Món Huế nhưng vẫn không cho rằng đây là sự thật, bà K.H. kể.
Chỉ đến sáng 21/10 khi báo chí đưa tin, bà mới biết và tức tốc về Việt Nam tìm ông Huy Nhật, người sáng lập Huy Việt Nam, nhưng không liên hệ được. Bà khẳng định lần cuối liên lạc được với người sáng lập Huy Việt Nam là khoảng ngày 10/10.
Theo lời bà K.H, các nhà đầu tư có nghe thông tin Món Huế và các chuỗi khác thuộc hệ thống Huy Việt Nam nợ tiền nhà cung cấp từ khoảng 5 tháng trước. Tuy nhiên, mỗi lần được chất vấn, phía doanh nghiệp đều khẳng định "không sao", chỉ gặp khó khăn về doanh thu, nên những nhà đầu tư này vẫn tin tưởng.
"Ngày 21/10 khi đi ngang qua trụ sở, tôi thấy rất nhiều người tập trung nhưng không dám bước vào. Họ đều là những người lao động, số tiền này là mồ hôi nước mắt của họ, nên họ bức xúc là đương nhiên. Nếu tôi ra mặt lúc đó, thật sự tôi không biết chuyện gì sẽ xảy ra với mình", bà chia sẻ.
Bà khẳng định nếu có nhà cung cấp nào liên hệ thì sẽ hẹn gặp và xin lỗi trực tiếp, còn hình thức giải quyết sẽ chờ cơ quan chức năng.
"Tôi thay mặt Huy Việt Nam gửi lời xin lỗi đến các nhà cung cấp và nhân viên. Chỉ mong các nhà cung cấp vững tin và đồng lòng cùng các nhà đầu tư. Chúng tôi sẽ cùng các nhà cung cấp và nhân viên đòi lại công bằng", bà K.H nói.
Bà K.H cũng chia sẻ nhận định về những lý do doanh nghiệp này thất bại.
Trước hết, bà cho rằng đã mở quá nhiều chi nhánh để phô trương thương hiệu mà không chú trọng cải thiện chất lượng. Bà tự nhận giá thành cao trong khi chất lượng món ăn không đảm bảo, thái độ phục vụ của nhân viên chưa đạt yêu cầu.
"Món ăn không ngon so với khẩu vị của người Việt, nhưng giá thành sản phẩm lại cao vì chúng tôi tuyển chọn nguồn nguyên liệu cao cấp. Trong khi đó, đối thủ cạnh tranh lại có chất lượng món ăn ngon hơn, giá thành thấp hơn. Bởi vậy, doanh thu đi xuống còn chi phí mặt bằng tăng cao, Món Huế không có lợi nhuận", người này chia sẻ.
Ngoài ra, bà nhận định một phần hao hụt đến từ thất bại của công ty này trong lĩnh vực bất động sản, dù bà chưa xác minh chính xác ông Huy Nhật đã đầu tư vào những lĩnh vực nào vì chưa nhận được báo cáo tài chính chính thức.
Bà cho hay, doanh thu của Huy Việt Nam sụt giảm trong vòng 2 năm qua, các tỷ suất tài chính cũng không tăng như giai đoạn cùng kỳ.
3 năm gần nhất, doanh thu của Món Huế được báo cáo duy trì mức 200 tỷ đồng mỗi năm. Trong khi đó, lợi nhuận của doanh nghiệp xuống dốc nhanh. Từ chỗ có lãi năm 2016, trong 2 năm 2017 và 2018, mỗi năm Món Huế lỗ hơn 50 tỷ đồng. Lỗ luỹ kế của Món Huế tới cuối năm 2018 là trên 100 tỷ đồng.Cùng thời điểm cuối năm 2018, nợ phải trả của Món Huế là 841 tỷ đồng.
"Tuy nhiên, tôi chỉ nghĩ đơn giản là vì dịch vụ và chất lượng món ăn của mình, không thể ngờ được những chuyện đã xảy ra hôm nay. Nó hoàn toàn nằm ngoài sức tưởng tưởng của tôi cũng như các nhà đầu tư khác. Chúng tôi chỉ quan tâm lợi tức về hàng tháng, đây là một sai sót lớn", bà nói với Zing.vn.
Trước đó, một số nguồn tin nói với Zing.vn rằng bà K.H. là nhân vật đứng sau "chiêu trò lừa đảo" của chuỗi Món Huế. Trong khi đó, bà K.H khẳng định chỉ là cổ đông, không trực tiếp tham gia điều hành mà chỉ có quyền biểu quyết với các dự án, hoạt động của công ty.
Bà cho biết thêm, bà mới về Việt Nam được 9 tháng và làm việc tại Huy Việt Nam với vai trò là người thừa kế cổ phần của gia đình. Sau thời gian ngắn học việc ở vị trí Giám đốc điều hành, bà chuyển qua bộ phận chiến lược.
"Tôi không 'cá mè một lứa' với Huy Nhật. Tôi là nhà đầu tư, doanh nghiệp thất bại thì tôi cũng mất tiền chứ không có chuyện chuộc lợi, vừa ăn cướp vừa la làng ở đây", bà nói.
Công ty Huy Việt Nam Group Limited hiện có các thương hiệu Món Huế, Phở Ông Hùng, Cơm Thố Cháy, Great Bánh Mì, Phở 99 và TP Tea. Vào thời kỳ đỉnh cao, công ty đã tuyển dụng hơn 2.500 nhân viên trên toàn quốc và phục vụ 47.000 khách hàng mỗi ngày.
Từ ngày 21/10 đến nay, khoảng 50 nhà cung cấp thực phẩm và các thiết bị, dịch vụ cho các chuỗi nhà hàng của Công ty Huy Việt Nam đã tìm đến trụ sở của của doanh nghiệp này trên đường Võ Văn Kiệt (phường Cô Giang, quận 1) để yêu cầu ban lãnh đạo công ty thanh toán khoản công nợ lên đến gần 40 tỷ đồng cũng như tìm đến cơ quan công an để trình báo về sự việc.
Hiện tại, hệ thống Món Huế đã đóng cửa hầu hết chi nhánh trên toàn quốc. Các chuỗi Cơm Thố Cháy, Phở Ông Hùng, TP Tea cũng ngừng hoạt động tại một số địa điểm.
Zing.vn liên tục liên hệ đến Công ty TNHH Món Huế và Công ty Huy Việt Nam cũng như ban lãnh đạo công ty nhưng chưa nhận được phản hồi.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.