Nhân lực thiếu, vốn mỏng cản trở nông nghiệp xanh
(VNF) - Với mục tiêu hướng tới sự phát triển bền vững, đảm bảo cân bằng giữa sản xuất, bảo vệ môi trường, cải thiện chất lượng cuộc sống, nông nghiệp xanh đã dần trở thành xu hướng chủ đạo. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, còn khá nhiều vướng mắc khiến nông nghiệp xanh tại Việt Nam tuy phát triển mạnh nhưng vẫn chưa hết tiềm năng.
- Quy định mới về chuyển đất nông nghiệp sang đất thổ cư năm 2025 29/12/2024 10:00
Loạt rào cản, điểm nghẽn
Các chuyên gia nhận định, nền nông nghiệp Việt Nam sở hữu dư địa phát triển rất lớn. Theo xu hướng chung của thị trường thế giới, nông nghiệp Việt Nam đang dần chú trọng thu hút đầu tư vào các giải pháp sản xuất nông nghiệp xanh, sạch, an toàn và bền vững xuyên suốt quy trình sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu giúp giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu cũng như từng bước khẳng định diện mạo mới trên kỷ nguyên kinh tế xanh.
Theo ông Ngô Xuân Chinh - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp, nông nghiệp Việt Nam đang dần chuyển đổi mô hình sản xuất để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng và tiêu dùng xanh. Tuy nhiên, quá trình này đang gặp không ít khó khăn và thách thức.
Ông Chinh chỉ ra, nông nghiệp xanh vẫn vướng mắc “điểm nghẽn” là chưa có quy hoạch cụ thể về việc sản xuất hữu cơ, chưa có các cơ chế, chính sách riêng hỗ trợ cho hoạt động sản xuất mà chủ yếu lồng ghép trong các chương trình khác như chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng… Liên quan đến vấn đề quy mô, sản xuất nhỏ lẻ vẫn đang là “rào cản” cho việc áp dụng hình thức sản xuất khép kín, tập trung với diện tích canh tác lớn.
Quan trọng hơn, vị chuyên gia nhấn mạnh bên cạnh năng lực tiếp cận khoa học và công nghệ còn nhiều hạn chế, người tiêu dùng vẫn chưa thực sự tin tưởng và chưa có kinh nghiệm phân biệt giữa sản phẩm nông nghiệp xanh và các sản phẩm thông thường khác.
Chia sẻ tại một hội thảo, bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, Thứ trưởng Kế hoạch và Đầu tư cho nhấn mạnh một trong những thách thức lớn trong đổi mới sáng tạo xanh ngành nông nghiệp chính là nguồn nhân lực. Theo đó, ngành này vẫn thiếu nhân lực chất lượng cao, đội ngũ chuyên gia có thể làm chủ công nghệ, kỹ thuật cao còn hạn chế. Bên cạnh đó, việc tiếp cận các công nghệ xanh, giống cây trồng mới và nguồn vốn đầu tư chưa thực sự cho thấy hiệu quả.
Cũng theo bà Ngọc, các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp xanh còn gặp khó khăn trong việc kết nối với các chuyên gia, tiếp cận thị trường và mở rộng quy mô sản xuất. Thiếu hụt cơ sở hạ tầng và nguồn lực cũng là một rào cản lớn cần được giải quyết để thúc đẩy sự phát triển các doanh nghiệp này.
Trong vai trò là doanh nghiệp, ông Nguyễn Văn Ngà - Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Mebi Farm cũng cho biết, gần đây, mô hình nông nghiệp xanh được nhiều ngành, nhiều giới quan tâm xúc tiến để phát triển nền nông nghiệp bền vững. Tuy nhiên, khi triển khai vào thực tiễn vẫn còn nhiều thách thức, trong đó thách thức lớn nhất là công nghệ và vốn đầu tư.
Cần cơ chế đột phá
Đưa ra kiến nghị, ông Ngà cho hay muốn tháo gỡ các điểm nghẽn, trước tiên các đơn vị, doanh nghiệp cần quan tâm đến các sản phẩm nông nghiệp sử dụng ít tài nguyên mà vẫn đạt năng suất cao, phẩm chất nông sản tốt.
Cụ thể, cần đầu tư vào công tác giống, quy trình công nghệ canh tác và công nghệ sơ chế, chế biến sau thu hoạch.
“Để phát triển nông nghiệp xanh và bền vững thì phải đầu tư ứng dụng công nghệ canh tác, nuôi trồng theo quy trình nông nghiệp tuần hoàn, giảm lượng chất thải gây ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí. Muốn đầu tư ứng dụng công nghệ thì phải có vốn cho nông nghiệp xanh”, đại diện Mebi Farm nhấn mạnh.
Đồng quan điểm, ông Lê Minh Dũng - Chủ tịch Hội nông dân TP. HCM cho rằng, muốn đầu tư phát triển nông nghiệp trước tiên cần quan tâm đến nguồn vốn đầu tư. Ngành nông nghiệp cần chú trọng huy động các nguồn lực xã hội, nhất là từ doanh nghiệp. Ngoài ra, cần tăng cường hợp tác quốc tế để kêu gọi hỗ trợ về tài chính và chuyển giao công nghệ.
Cũng theo ông Dũng, các địa phương cũng cần tạo dựng những vùng sản xuất chuyên canh quy mô lớn, được chuẩn hóa với những quy trình canh tác chặt chẽ, đồng thời chuyển đổi số để khớp nối thông tin giữa sản xuất và tiêu thụ, qua đó truy xuất được nguồn gốc sản phẩm.
Kinh nghiệm triển khai từ Australia, ông Todd Sanderson - Giám đốc chương trình nghiên cứu các hệ thống xã hội của Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp quốc tế của Chính phủ Australia cho hay cơ chế thị trường đóng vai trò quan trọng thiết yếu trong việc thực hiện đổi mới sáng tạo xanh trong nông nghiệp. Bởi việc này sẽ giúp thực hiện hiệu quả hơn, tăng năng suất, giảm khí thải. Nếu không thể thiết lập được một thị trường công bằng và hiệu quả thì sẽ ảnh hưởng hết sức nghiêm trọng đến quyền lợi, các đơn vị kinh doanh nhỏ và người nông dân.
Liên quan đến việc làm nông nghiệp xanh trên không gian đô thị, theo ông Lại Thành Nam, đại diện Liên hiệp Khoa học công nghệ xanh Việt Nam, trong bối cảnh đô thị hóa gia tăng, việc tìm kiếm các giải pháp để cải thiện chất lượng cuộc sống đô thị trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Một trong những giải pháp tiềm năng chính là phát triển nông nghiệp đô thị xanh - mô hình sản xuất nông nghiệp kết hợp với bảo vệ môi trường sống đô thị, được thực hiện trong khu vực đô thị hoặc vùng ven đô. Với mục tiêu sản xuất thực phẩm bền vững, thân thiện với môi trường và góp phần cải thiện chất lượng sống của cư dân đô thị, mô hình này không chỉ tập trung vào việc cung cấp thực phẩm sạch mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện cảnh quan đô thị, giảm ô nhiễm môi trường và tăng cường ý thức bảo vệ thiên nhiên.
Theo ông Nam, khi áp dụng mô hình nông nghiệp đô thị xanh, lúc đó môi trường sống được cải thiện, giúp làm giảm nhiệt độ, lọc không khí và giảm tiếng ồn. Bên cạnh đó, với mô hình nông nghiệp đô thị xanh còn góp phần đảm bảo an ninh lương thực vì cung cấp nguồn thực phẩm tươi ngon, an toàn ngay tại nơi cư trú, giảm phụ thuộc nguồn cung từ xa.
Những điểm nhấn ngành nông nghiệp năm 2024
Quy định mới về chuyển đất nông nghiệp sang đất thổ cư năm 2025
(VNF) - Từ năm 2025, việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất thổ cư sẽ phải thực hiện theo một số quy định mới.
Những điểm nhấn ngành nông nghiệp năm 2024
(VNF) - Năm 2024, ngành nông nghiệp đánh dấu những nỗ lực vượt qua khó khăn và tiếp tục định hình một hướng đi mới cho ngành, với mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh và vươn ra thế giới
Vật tư nông nghiệp Nghệ An: 'Ông lớn' kinh doanh phân bón, đều đặn thu lãi hàng trăm tỷ
(VNF) - Lấy lĩnh vực nhân - chăm sóc cây giống hàng năm làm lĩnh vực kinh doanh chính, Tổng công ty cổ phần Vật tư nông nghiệp Nghệ An sở hữu khối tài sản ngàn tỷ, doanh thu lớn và lợi nhuận hàng trăm tỷ mỗi năm.
Chính thức yêu cầu tái chế với sản phẩm điện, điện tử từ 1/1/2025
(VNF) - Từ ngày hôm nay (1/1/2025), các nhà sản xuất, nhà nhập khẩu sản phẩm điện - điện tử sẽ phải thực hiện trách nhiệm tái chế theo quy định của Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020.
Starbucks Vietnam bắt tay Gaia hướng dẫn các phương pháp sống xanh
(VNF) - Nằm trong mục tiêu, kế hoạch phát triển doanh nghiệp theo định hướng xanh và bền vững, Starbucks Vietnam chính thức hợp tác với Trung tâm bảo tồn thiên nhiên Gaia để kiến tạo môi trường, hướng dẫn các phương pháp sống xanh thông qua dự án "GÓP XANH" với nhiều hoạt động cộng đồng trong năm 2024 - 2025.
Nhiều ưu đãi gọi vốn ngoại làm điện gió ngoài khơi
(VNF) - Bộ Công Thương đang dự thảo nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Điện lực về phát triển điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới. Trong đó, bộ đề xuất các chính sách ưu đãi, hỗ trợ các dự án nguồn điện năng lượng tái tạo và cho phép nhà đầu tư nước nước tham gia điện gió ngoài khơi.
Khu thương mại tự do Đà Nẵng: Logistics hiện đại, sản xuất xanh
(VNF) - Theo TS. Trần Thị Hồng Minh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, để thúc đẩy sự phát triển toàn diện cho khu thương mại tự do Đà Nẵng, cần coi đầu tư vào hạ tầng logistics hiện đại là yếu tố then chốt, phát triển bền vững và áp dụng các tiêu chuẩn môi trường cao là một yêu cầu quan trọng…
Điện gió ngoài khơi: Thời gian không còn nhiều, cần 1 lộ trình rõ ràng
(VNF) - Bộ Công Thương đề xuất loạt chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho các dự án điện tái tạo, mở cửa phát triển điện gió ngoài khơi. Chuyên gia cho rằng, từ nay đến 2030 không còn nhiều thời gian, Việt Nam cần có quy trình rõ ràng, chi tiết để các nhà đầu tư thực hiện.
Trung Quốc 'thống trị' năng lượng gió và mặt trời
(VNF) - Một nghiên cứu mới được công bố cho thấy gần 2/3 các nhà máy điện gió và điện mặt trời lớn đang được xây dựng trên toàn cầu đều ở Trung Quốc.
Gom gió tạo điện: Nên làm gì để không phí 'lộc trời ban'?
(VNF) - Quy hoạch điện VIII đã đưa ra tầm nhìn đầy tham vọng cho ngành điện gió ngoài khơi đến năm 2030 tại Việt Nam. Để hiện thực hóa tham vọng này, Việt Nam cần nhanh chóng triển khai những giải pháp đột phá và quyết liệt hơn. Đây là thời điểm quyết định!
'Thiếu các quy định rõ ràng, đại bàng sẽ rời đi'
(VNF) - Ông Darryl J. Dong - Đại diện Cấp cao Phụ trách Văn phòng TP.HCM, Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) cho rằng: Việc thiếu các quy định rõ ràng không chỉ khiến các nhà đầu tư gặp khó khăn mà còn làm “đại bàng” – tập đoàn lớn rời đi. Một ví dụ điển hình là trong lĩnh vực điện gió ngoài khơi. Nhiều tập đoàn lớn đã đến Việt Nam với mong muốn đầu tư, nhưng vì thiếu các quy định cụ thể nên họ đã quyết định rút lui.
Điện khí và điện gió ngoài khơi vẫn còn rất 'xa bờ'
(VNF) - Theo các chuyên gia, việc hiện thực hóa các dự án nguồn điện khí, khí LNG và điện ngoài khơi vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc do thiếu cơ chế chính sách, dẫn đến nguy cơ không đảm bảo tốc độ phát triển các dự án.