'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Mới đây, sự kiện vợ chồng ông Phạm Nhật Vượng và bà Phạm Thu Hương cùng xuất hiện trong sự kiện trao giải VinFuture lần thứ nhất đã nhận được nhiều sự chú ý của dư luận. Đây cũng là lần đầu tiên, phu nhân của tỷ phú Phạm Nhật Vượng xuất hiện trước công chúng.
Ông Phạm Nhật Vượng (sinh năm 1968) hiện là Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup. Năm 1993, sau khi tốt nghiệp Đại học Mỏ địa chất tại Nga, ông Vượng khởi nghiệp tại Ukraina bằng việc kinh doanh nhà hàng.
Còn bà Phạm Thu Hương (sinh năm 1969) hiện là Phó chủ tịch thường trực của Tập đoàn Vingroup. Bà Phạm Thu Hương tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Quốc gia Kiev (Ukraina) với bằng thạc sĩ Luật quốc tế và là người đã đồng hành với ông Phạm Nhật Vượng từ những ngày đầu khởi nghiệp tại Ukraina.
Hai người quen biết nhau qua nhóm du học sinh ở Liên Xô và kết hôn vào năm 1993.
Nhớ lại những ngày đầu khởi nghiệp của ông Vượng, ông Mikhail Pilipchuk, nguyên thị trưởng Kharkov giai đoạn 1996-2002 cho biết, đầu những năm 1990, sau khi tốt nghiệp trường đại học tại Nga, ông Vượng xuống Kharkov cùng với vợ. Thành phố này lúc đó có khá nhiều người Việt Nam làm việc ở các nhà máy "Búa liềm", nhà máy động cơ máy kéo và những cơ sở công nghiệp khác. Nhiều sinh viên Việt Nam sau khi tốt nghiệp cũng ở lại đây.
Vào những năm 1990, cũng như nhiều người Kharkov khác, họ không có việc làm và phương tiện sinh sống. Nhiều người cố gắng kiếm sống tại khu chợ cạnh bến Metro "Akademik Barabasova", lập các doanh nghiệp tư nhân.
Ông Vượng đến đây chỉ với vài nghìn USD vay từ bạn bè. Với số vốn ít ỏi này, 2 vợ chồng ông mở nhà hàng tại khu nhà ăn cũ của nhà máy xe tăng Malyshev trên đại lộ Geroev Stalingrada. Với đồ ăn ngon và hợp túi tiền, nhà hàng nhanh chóng được người dân cũng như khách của thành phố Kharkov biết đến.
Vào những năm khủng hoảng kinh tế và tài chính, khi các cửa hàng trống rỗng và chế độ tem phiếu cho hàng loạt mặt hàng được áp dụng, ông Vượng và các cộng sự của mình đã bắt đầu sản xuất mì ăn liền tại Kharkov. Khi đó chỉ có 30 công nhân làm việc tại nhà máy.
Loại mì còn lạ lẫm ấy được gọi tên Mivina nhanh chóng trở nên quen thuộc với thị trường Kharkov và Ukraina. Các chi nhánh được mở thêm liên tục tại các thành phố khác. Loại thực phẩm có chất lượng tốt, nhưng giá rẻ và được sản xuất từ các nguyên liệu nội địa của Ukraina này trong thời gian ngắn đã được bán rộng rãi.
Các cơ sở sản xuất được mở rộng không ngừng, Mivina bắt đầu sản xuất thêm khoai tây ăn liền. Các nhà máy gia vị và bao bì cũng nhanh chóng được đưa vào hoạt động. Cùng với Mivina, các xí nghiệp này trở thành thành viên của Tập đoàn Technocom.
Trong thập niên 1990, Tập đoàn Technocom do ông Phạm Nhật Vượng sáng lập có vị thế lớn mạnh tại Ukraina nhờ những đóng góp quan trọng cho ngân sách địa phương và giải quyết công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động tại chỗ.
Từ thành công tại Ukraine, vợ chồng ông Vượng mở rộng nhà máy, tiếp đó đưa thương hiệu Mivina tới hơn 30 quốc gia khác trên toàn thế giới như Estonia, Litva, Latvia, Moldova, Ba Lan, Đức, Israel...
Ngoài sản phẩm đầu tiên là mỳ ăn liền, họ còn sản xuất khoai tây nghiền, thành lập nhà máy chuyên sản xuất gia vị, nhà máy chuyên đóng gói, là các công ty con của Tập đoàn Technocom, tiền thân của Vingroup hiện nay.
Đầu những năm 2000, ông Phạm Nhật Vượng bắt đầu thực hiện đầu tư tại Việt Nam với việc mở 2 công ty bất động sản ở Việt Nam là Vinpearl năm 2000 và Vingroup năm 2002.
Thời điểm này ông Vượng vẫn bay qua bay lại giữa Việt Nam và Ukraine để lo cho việc kinh doanh ở cả 2 quốc gia. Đến năm 2009, ông Vượng quyết định bán Technocom để tập trung toàn lực về trong nước.
Năm 2010, ông Vượng hoàn tất việc bán Technocom cho Tập đoàn Nestle của Thụy Sỹ. Đến năm 2012, cổ phiếu Vingroup (mã: VIC) chính thức giao dịch tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM.
Năm 2020, ông Vượng cùng bà Hương thành lập Quỹ và Giải thưởng khoa học công nghệ toàn cầu VinFuture với sứ mệnh tôn vinh và hỗ trợ các nghiên cứu khoa học công nghệ mang tính đột phá, đã đóng góp hoặc có tiềm năng đóng góp cho cuộc sống của hàng triệu người trên trái đất trở nên tốt đẹp hơn, đồng thời kiến tạo môi trường sống bền vững cho thế hệ tương lai.
Với bà Phạm Thu Hương, ngoài việc đồng hành với ông Phạm Nhật Vượng từ những ngày đầu khởi nghiệp tại Ukraina, tại Vingroup, bà còn trực tiếp tham gia sâu vào công tác điều hành của tập đoàn trong suốt giai đoạn hình thành và phát triển.
Dù không xuất hiện trên truyền thông, nhưng bà Phạm Thu Hương thường xuyên có tên trong danh sách những người giàu nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Xem thêm >>> Chân dung bà Phạm Thu Hương, vợ của tỷ phú Phạm Nhật Vượng
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.