Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Mới đây, cơ quan Kiểm toán Nhà nước khu vực XIII đã ban hành Báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của tỉnh Bà Rịa - Vũng tàu (BR-VT) giai đoạn 2016-2022. Trong đó chỉ rõ nhiều vấn đề tồn tại trong công tác quản lý đất đai của các doanh nghiệp ngành dầu khí sau CPH tại tỉnh BR-VT, gây thất thoát ngân sách nhà nước.
Điển hình như việc UBND tỉnh giao đất không qua đấu giá lô đất diện tích 5.601m2 của Tổng công ty Cổ phần dịch vụ tổng hợp dầu khí tại đường 30/4 được xem là một trong những con đường đẹp nhất của TP. Vũng Tàu. Theo đó, lô đất trên được giao lại cho Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ tổng hợp dầu khí khai thác sử dụng làm nhà kho, nhà làm việc, trường mẫu giáo từ năm 2000.
Sau đó, UBND tỉnh BR-VT đã có văn bản số 5027/UBND-VP ngày 14/8/2009 và văn bản số 2195/UBND-VP ngày 9/5/2011 chấp thuận chủ trương cho phép Tổng công ty đầu tư dự án khu dân cư tại lô đất này. Đến tháng 6/2014, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã trả lại đất thuê, trên cơ sở đó, UBND tỉnh BR-VT đã ban hành quyết định số 1221/QĐ-UBND ngày 17/6/2014 giao đất không qua đấu giá quyền sử dụng đất (QSDĐ) cho Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ tổng hợp dầu khí.
Theo Kiểm toán Nhà nước, quyết định này trái quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 58 Luật Đất đai năm 2003 về các trường hợp phải đấu giá QSDĐ và quy định tại Khoản 2 Điều 3 Quyết định 216/2005/QĐ-TTg ngày 31/8/2005 của Thủ tướng Chính phủ vè việc ban hành quy chế đấu giá QSDĐ để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất.
Theo đó, một trong các trường hợp phải đấu giá quyền sử dụng đất là: “Giao đất theo hình thức khác nay chuyển sang giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc chuyển mục đích sử dụng đất; trừ trường hợp không thay đổi chủ sử dụng đất”. Trường hợp giao đất nêu trên có thay đổi chủ sử dụng đất, nên phải tổ chức giao đất thông qua đấu giá quyền sử dụng đất.
Tương tự, lô đất diện tích 5.104,4 m2 cũng tại đường 30/4 TP. Vũng Tàu mà UBND tỉnh BR-VT giao cho Cổ phần Xây dựng công nghiệp và dân dụng dầu khí không thông qua đấu giá cũng vướng sai phạm. Lô đất này được UBND tỉnh BR-VT cho Tổng công ty Cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam thuê vào năm 2006 để làm văn phòng làm việc. Đến năm 2010, doanh nghiệp này trả lại đất thuê cho UBND tỉnh và đề nghị giao lại cho Công ty cổ phần xây dựng công nghiệp và dân dụng dầu khí.
Ngày 8/6/2010, UBND tỉnh BR-VT ban hành quyết định giao đất không qua đấu giá cho Công ty cổ phần xây dựng công nghiệp và dân dụng dầu khí để thực hiện dự án “Khu phức hợp thương mại - dịch vụ - căn hộ” là trái quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 58 Luật Đất đai năm 2003 và quy định tại Khoản 2 Điều 3 Quy chế đấu giá QSDĐ để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất ban hành kèm theo Quyết định 216/2005/QĐ-TTg ngày 31/8/2005 của Thủ tướng Chính phủ.
Tại BR-VT, còn có một số trường hợp doanh nghiệp CPH, chuyển hình thức sử dụng đất từ thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm sang giao đất có thu tiền sử dụng đất, nhưng Sở Tài nguyên - Môi trường (TNMT) không trình UBND tỉnh ban hành quyết định phê duyệt theo thẩm quyền quy định tại Điều 37 Luật Đất đai 2003 và Điều 59 Luật Đất đai năm 2013, mà tự ý điều chỉnh trên trang 4 của Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ).
Điển hình, Sở TNMT tỉnh BR-VT đã cấp GCNQSDĐ 1.245m2 đất tại phường 5 TP. Vũng Tàu cho Công ty Cổ phần thương mại và đại lý dầu khí mà không có quyết định thu hồi và giao đất của UBND tỉnh (vi phạm Điều 37 Luật Đất đai 2003 và Điều 59 Luật Đất đai năm 2013). Khu đất này được nhà nước giao trước khi CPH, tuy nhiên công ty đã không xác lập quyền sử dụng đất để được cấp GCNQSDĐ, không nộp tiền sử dụng đất. Sau khi CPH, công ty tiếp tục sử dụng lô đất nêu trên.
Đến năm 2011, công ty được cấp GCNQSDĐ theo hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất. Tuy nhiên, cơ quan thuế xác định giá đất theo bảng giá đất năm 1993 theo kiểm toán nhà nước là vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ, gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước ước tính 3.112,5 triệu đồng.
Tại cuộc làm việc mới đây của đoàn công tác số 3, thuộc đoàn giám sát của Quốc hội với lãnh đạo tỉnh BR-VT, một số thành viên của đoàn cho rằng, từ kết quả kiểm toán, thanh tra cho thấy công tác quản lý đất đai của tỉnh này hiện còn tiềm ẩn rủi ro lãng phí, thất thoát, tham nhũng. Trong đó, nổi cộm là tình trạng giao đất, cho thuê đất khi CPH doanh nghiệp mà không qua đấu giá gây thiệt hại cho ngân sách. Tỉnh cũng đã coi nhẹ trách nhiệm giải trình của các cơ quan quản lý, cán bộ, công chức trong quản lý đất đai dẫn tới sai phạm.
Làm thế nào để ngăn ngừa vi phạm không xảy ra, xử lý tận gốc rễ vấn đề là bài toán khó hiện nay. Một cán bộ thuộc cơ quan Kiểm toán Nhà nước, thành viên của đoàn giám sát cho biết, để phát hiện vi phạm, công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán cần được tăng cường. Bên cạnh đó, cần phải sửa đổi chính sách quản lý cho phù hợp, chặt chẽ.
Kiểm toán Nhà nước đã từng kiến nghị sửa đổi một số văn bản quy phạm pháp luật như Nghị định số 102/2014/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; Nghị định số 46/2014/NĐ-CP quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước cho phù hợp và đề nghị Quốc hội xem xét ban hành Nghị quyết về việc chuyển mục đích sử dụng đất của doanh nghiệp đang sử dụng sang mục đích khác phải thông qua đấu giá.
Còn theo Luật sư Lê Văn Thắng (Đoàn Luật sư TP. HCM), để quản lý quỹ đất công một cách hiệu quả khi tiến hành giao đất cho bất cứ tổ chức nào quản lý, sử dụng thì buộc phải tiến hành hoạt động đấu giá công khai theo đúng quy định của pháp luật. Khi đấu giá công khai có thể tìm ra được những đơn vị có đủ năng lực tài chính, kinh nghiệm và có phương án khai thác, quản lý, sử dụng đất công hợp lý nhất để giao, cho thuê.
Theo các chuyên gia kinh tế, quy định về công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình khá đầy đủ, song việc thực thi các quy định này rất hạn chế. Do đó, để nâng cao hiệu quả trong quản lý, sử dụng đất đai, phải thiết lập được cơ chế khả thi hơn, thuận lợi hơn để người dân thực sự giám sát được. Mặt khác, các cơ quan nhà nước, cán bộ thực thi công vụ phải thực hiện trách nhiệm giải trình về những vấn đề liên quan trong quản lý, sử dụng đất đai kịp thời, nghiêm túc.
Về trách nhiệm cụ thể, một số thành viên của đoàn giám sát của Quốc hội cho rằng, tỉnh BR-VT cần kiểm điểm trách nhiệm của tập thể, cá nhân qua các thời kỳ trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, tham mưu, đề xuất, thiếu kiểm tra, đôn đốc, chậm phát hiện, xử lý các sai phạm trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước, để xảy ra một số tồn tại, thiếu sót, vi phạm trong công tác quản lý sử dụng đất như đã nêu trong kết luận kiểm toán.
Căn cứ vào kết quả kiểm điểm, Chủ tịch UBND tỉnh cần có biện pháp xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý đối với những tập thể, cá nhân thực hiện không đúng các quy định của pháp luật trong lĩnh vực quản lý sử dụng đất được nêu trong kết luận kiểm toán này.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.