Những con số ‘không thể tin nổi’ về mạng nhện Địa ốc Alibaba
Thụy Khanh -
18/11/2017 00:04 (GMT+7)
(VNF) – Tăng vốn siêu tốc, có vốn điều lệ cao gấp nhiều lần những "đại gia" hàng đầu và góp vốn vào đơn vị khác cao gấp hàng nghìn lần vốn điều lệ của chính mình… đó là những điều bất thường đến "không thể tin nổi" của các doanh nghiệp thuộc "mạng nhện" Địa ốc Alibaba.
"Mạng nhện Địa ốc Alibaba" tồn tại hàng loạt điều bất thường, phi lý và có dấu hiệu lừa đảo
1,5 năm tăng vốn 16.000 lần
Như VietnamFinance đã thông tin, ngày 14/11, Hiệp hội bất động sản TP. HCM (HoREA) đã phát đi cảnh báo khẩn cấp về những hoạt động có dấu hiệu lừa đảo của Công ty Cổ phần Địa ốc Alibaba và Công ty Cổ phần Alibaba Tây Bắc thành phố Hồ Chí Minh.
Theo tìm hiểu của VietnamFinance, Công ty Cổ phần Địa ốc Alibaba được thành lập vào ngày 5/5/2016 do ông Nguyễn Thái Luyện làm CEO kiêm Chủ tịch HĐQT. Người đại diện pháp luật là ông Nguyễn Thái Lĩnh, hiện đang giữ chức vụ Giám đốc công ty.
Cơ cấu cổ đông của Địa ốc Alibaba gồm: ông Nguyễn Thái Luyện góp 80% vốn điều lệ; ông Nguyễn Thái Lĩnh góp 10% và bà Võ Thị Thanh Mai góp 10%.
Theo giới thiệu của Địa ốc Alibaba, tại thời điểm thành lập, Công ty có vốn điều lệ chưa tới 100 triệu đồng. Nhưng đến ngày 26/9/217 (tức sau 1,5 năm) vốn điều lệ của Công ty đã tăng vọt lên tới 1.600 tỷ đồng - tức tăng vốn gấp 16.000 lần!
Đăng ký kinh doanh của Công ty Cổ phần Địa ốc Alibaba thay đổi lần 3
Nhân sự của Công ty cũng tăng theo cấp lũy thừa: từ 5 nhân viên ban đầu tăng lên 1.500 nhân viên. Công ty cũng có dự định tuyển thêm… 1.000 nhân viên nữa để phục vụ cho việc mở rộng kinh doanh.
Và về khoản mở rộng kinh doanh, Địa ốc Alibaba cũng xứng đáng là "tay chơi" có hạng khi mới ra đời 1,5 năm đã nắm trong tay tới 18 dự án, trong đó đã triển khai 14 dự án, tất cả đều là đất nền, trải rộng trên một địa bàn rộng lớn từ Đồng Nai sang TP. HCM.
Có thể kể ra một số dự án tiêu biểu của Công ty như: Alibaba An Phước, Alibaba Tây Bắc Củ Chi, chuỗi dự án Alibaba Long Phước 2, 3, 4, 5...
Theo HoREA, trên website của Công ty Cổ phần Địa ốc Alibaba có đưa ra danh sách 10 dự án phân lô bán nền do Công ty làm chủ đầu tư. Tuy nhiên, danh sách này không đúng sự thật, vì trong số đó, Dự án Marine City tại Cửa Lấp, xã Phước Tỉnh, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (diện tích 28,2 ha, quy mô 1.000 căn nhà phố, biệt thự) chủ đầu tư là Công ty TNHH Xây dựng Nam Hải.
Khu đất "Dự án Khu đô thị Alibaba Tây Bắc Củ Chi" cho đến nay vẫn đang là dự án được Ban Quản lý Khu đô thị Tây Bắc mời gọi đầu tư.
Còn đối với các dự án Alibaba Long Phước 1, 2, 3, 4, 5... thì ông Trương Văn Phương - Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Long Thành - đã xác nhận là không có dự án nào do Công ty Địa ốc Alibaba làm chủ đầu tư ở huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
Ngoài ra, vừa qua, HoREA cũng nhận được "Đơn tố giác Công ty Alibaba" của ông Trần Dũng - là khách hàng đã mua 3 lô đất liền kề 27, 28, 29 tại dự án Long Phước 5. Hiệp hội đã có Văn bản số 80/CV-HoREA ngày 04/08/2017 yêu cầu Công ty Cổ phần Địa ốc Alibaba giải quyết thỏa đáng quyền lợi của ông Trần Dũng, nhưng cho đến nay, Công ty Alibaba chưa phúc đáp cho Hiệp hội biết kết quả giải quyết.
Doanh nghiệp sơ sinh đã có vốn điều lệ cao gấp đôi Novaland, FLC
Cùng với Công ty Cổ phần Địa ốc Alibaba, doanh nghiệp thứ 2 trong "mạng nhện Địa ốc Alibaba" bị HoREA cho rằng có dấu hiệu lừa đảo là Công ty Cổ phần Alibaba Tây Bắc thành phố Hồ Chí Minh.
Công ty này có mã số doanh nghiệp 0314675116; đăng ký kinh doanh lần đầu ngày 12/10/2017 và có vốn điều lệ lên tới 12.000 tỷ đồng!
So với các doanh nghiệp lớn trên thị trường, vốn điều lệ của Alibaba Tây Bắc thành phố Hồ Chí Minh thuộc vào "hàng khủng". Bởi so ra, số vốn này cao gấp đôi Novaland (6,2 nghìn tỷ đồng), gấp đôi FLC (6,3 nghìn tỷ đồng), gấp 4 lần Đất Xanh (2,8 nghìn tỷ đồng), gấp 6 lần C.E.O Group (2,1 nghìn tỷ đồng)…
Một điều bất thường khác là trong cơ cấu cổ đông của Công ty Cổ phần Alibaba Tây Bắc thành phố Hồ Chí Minh, có những doanh nghiệp góp vốn cao gấp hàng nghìn lần vốn điều lệ của chính mình.
Cụ thể, cổ đông lớn nhất là Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng Ali, đăng ký góp 7.800 tỷ đồng (tương đương 65% vốn) trong khi vốn điều lệ của đơn vị này chỉ là 100 tỷ đồng!
Bên cạnh đó có 2 cá nhân cũng góp vốn với số tiền khủng gồm: ông Lê Xuân Sơn (trú tại 115/13 Khu phố 2, phường Phú Mỹ, quận 7, đăng ký góp 3.600 tỷ đồng, tương đương 30% vốn điều lệ) và bà Đặng Thị Bích Ngọc (trú tại 22/4A đường số 21, phường 8, quận Gò Vấp, đăng ký góp 600 tỷ đồng, tương đương 5% vốn điều lệ).
Theo đánh giá của HoREA, việc Công ty Cổ phần Alibaba Tây Bắc thành phố Hồ Chí Minh – một công ty khởi nghiệp - đăng ký vốn điều lệ 12.000 tỷ đồng là quá lớn, không bình thường, thậm chí là phi lý.
Cổ đông lớn nhất là Công ty TNHH một thành viên Đầu tư và Xây dựng Ali chỉ đăng ký vốn điều lệ 100 tỷ đồng mà lại cam kết góp vốn vào Công ty Cổ phần Alibaba Tây Bắc thành phố Hồ Chí Minh đến 7.800 tỷ đồng; ông Lê Xuân Sơn đăng ký góp đến 3.600 tỷ đồng, bà Đặng Thị Bích Ngọc đăng ký góp đến 600 tỷ đồng cũng là "không bình thường".
Được biết Công ty Cổ phần Alibaba Tây Bắc thành phố Hồ Chí Minh và Công ty Cổ phần Địa ốc Alibaba tự xưng là chủ đầu tư dự án đất nền 97,58 ha thuộc Khu đô thị Tây Bắc Củ Chi - Khu vực VIII-3 và đang công bố tung ra 1.000 nền nhà.
"Việc huy động vốn trái phép bằng ‘Phiếu đặt chỗ’, nhận đặt cọc 50 triệu đồng/nền, nếu huy động đủ thì số tiền lên đến 50 tỷ đồng, có thể gây ra thiệt hại cho những người đặt chỗ mua nền và các nhà đầu tư thứ cấp", HoREA cảnh báo.
Bất thường ở Đầu tư và Xây dựng Ali
Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng Ali – cổ đông lớn nhất của Công ty Cổ phần Alibaba Tây Bắc thành phố Hồ Chí Minh – có mã số doanh nghiệp 0310511406, đăng ký kinh doanh lần đầu ngày 11/12/2010 với tên gọi đầu tiên là Công ty TNHH một thành viên RENTHOUSE, trụ sở chính đặt tại 146/59/6 Vũ Tùng, quận Bình Thạnh.
Công ty chỉ có 1 thành viên là ông Nguyễn Thái Luyện với số vốn điều lệ khiêm tốn 100 triệu đồng.
Tại đăng ký thay đổi lần thứ 1, ngày 5/8/2017, Công ty được đổi tên thành Công ty TNHH một thành viên Đầu tư và Xây dựng Ali. Vốn điều lệ cũng được nâng lên gấp 1.000 lần, đạt 100 tỷ đồng.
Cũng tại đăng ký thay đổi lần 1, trụ sở chính của Công ty được dời về 120-122 Kha Vạn Cân, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức. Đến lần đăng ký thay đổi lần thứ 2 ngày 27/09/2017, trụ sở chính tiếp tục được dời về 321 Điện Biên Phủ, phường 15, quận Bình Thạnh.
Theo HoREA, số vốn điều lệ của Đầu tư và Xây dựng Ali khá lớn nhưng chưa biết ông Nguyễn Thái Luyện đã góp đủ vốn điều lệ hay chưa, cũng chưa biết kết quả kinh doanh và quyết toán thuế qua các năm như thế nào.
Tuy nhiên việc Công ty đăng ký góp đến 7.800 tỷ đồng tương đương 65% vốn điều lệ của Công ty Cổ phần Alibaba Tây Bắc thành phố Hồ Chí Minh là một điều không bình thường và cần được xem xét.
Luật Doanh nghiệp có kẽ hở?
HoREA đánh giá Luật Doanh nghiệp hiện nay rất thông thoáng nhưng có thể có sơ hở, lỏng lẻo, dễ bị kẻ xấu lợi dụng, thậm chí có thể nhằm mục đích lừa đảo.
Ví dụ, Khoản 1, Điều 11 quy định: "Vốn điều lệ của công ty cổ phần tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty";
Khoản (5.a) quy định công ty có thể thay đổi vốn điều lệ "theo quyết định của đại hội đồng cổ đông";
Khoản 1, Điều 112 quy định: "các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp".
Điều 31 quy định về đăng ký thay đổi nội dung và cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới, nhưng không quy định việc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cũ.
Như vậy, doanh nghiệp có thể dễ dàng đăng ký vốn cổ phần rất lớn như các công ty trong "mạng nhện Alibaba" nêu trên.
"Hiệp hội nhận thức đây là vấn đề cần được giám sát, kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền để tránh trường hợp doanh nghiệp lợi dụng ‘Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp’ ghi số vốn điều lệ rất lớn để lừa dối khách hàng và đối tác.
"Hiệp hội kiến nghị UBND TP. HCM chỉ đạo các sở, ban, ngành và UBND huyện Củ Chi theo chức năng và thẩm quyền, phối hợp kiểm tra các vụ việc trên địa bàn TP. HCM, có liên quan đến các công ty nêu trên để xử lý hoạt động huy động vốn trái pháp luật; chấn chỉnh hoạt động và hướng dẫn doanh nghiệp tuân thủ các quy định của pháp luật trong quá trình đầu tư, kinh doanh", HoREA đề xuất.
(VNF) - Theo đề án chỉnh trang đô thị khu vực nhà ở trên và ven kênh, rạch, dự kiến có 14.950 hộ dân sẽ phải di dời, trong đó 9.440 căn nhà trên đất liền ven rạch; 3.473 căn một phần trên rạch; 1.589 căn nằm hoàn toàn trên rạch và 448 căn hộ thuộc chung cư cũ Phạm Thế Hiển (quận 8, TP. HCM).
(VNF) - Một trong những nguyên nhân lớn khiến công tác định giá đất gặp khó là do việc thu thập thông tin còn nhiều hạn chế, trong khi thị trường bất động sản lại thiếu minh bạch về dữ liệu giao dịch.
(VNF) - Từ 1/1/2025, khi sang tên Sổ đỏ theo Thông tư 10/2024/TT‑BTNMT, chỉ có hai trường hợp được cấp Giấy chứng nhận mới: sổ cũ đã hết chỗ ghi biến động hoặc người nhận chuyển quyền có nhu cầu.
(VNF) - Thị trường bất động sản quý I/2025 ghi nhận đà phục hồi rõ nét, nhưng sự phân hóa vẫn sâu sắc, đặc biệt với nhóm người mua ở thực và thu nhập trung bình.
(VNF) - Ông Phạm Lâm - Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho rằng, để phát triển nhà ở cho người trẻ, có thể tính đến việc quy hoạch các khu vực cách trung tâm thành phố khoảng 30-40 km. Đi kèm với đó là phát triển hệ thống giao thông công cộng thuận tiện để người dân di chuyển dễ dàng.
(VNF) - Dự án Khu thương mại - du lịch phía Đông xã Duy Thành (huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) do Công ty cổ phần Du lịch sinh thái Hoàng Hà Bexco đề xuất, vốn đầu tư 1.060 tỷ đồng.
(VNF) - Theo chuyên gia Nguyễn Quốc Anh, làn sóng sáp nhập tỉnh mở ra nhiều cơ hội rõ rệt cho thị trường bất động sản, song cũng đi kèm với không ít thách thức mà nhà đầu tư và doanh nghiệp cần thận trọng đối mặt.
(VNF) - Lãnh đạo tỉnh Bình Thuận yêu cầu Công ty TNHH Delta - Valley Bình Thuận sớm hoàn thành nghĩa vụ tài chính liên quan đến dự án Tổ hợp Khu du lịch Thung lũng Đại Dương, với tổng vốn đầu tư 6.400 tỷ đồng.
(VNF) - Dự án Xây dựng Trung tâm thương mại và văn phòng cho thuê Văn Phú Seoul do Công ty TNHH Seoul Việt Nam đầu tư được cấp phép từ 2008 và gần đây mới khởi động xây dựng.
(VNF) - Dự án Khu phức hợp du lịch và đô thị nghỉ dưỡng Làng Vân chậm bàn giao mặt bằng và lần đầu tiên Đà Nẵng phải thực hiện cưỡng chế kiểm đếm bắt buộc.
(VNF) - Khu tập thể Kim Liên được xây dựng từ năm 1959, gồm 42 tòa nhà chung cư cao từ 2 đến 6 tầng, với tổng dân số khoảng 14.680 người. Sau hơn 60 năm sử dụng, nhiều tòa nhà đã xuống cấp nghiêm trọng.
(VNF) - Trước mức giá bất động sản leo thang, giấc mơ sở hữu nhà của người trẻ ngày càng xa vời. Thay vì mua nhà, nhiều người đã chọn thuê dài hạn, thậm chí sống chung để giảm gánh nặng tài chính.
(VNF) - Tháng 4/2025, Tập đoàn Sun Group chính thức ra mắt siêu đô thị đa chức năng Sun Mega City Nam Hà Nội. Với quy mô 1.690ha, đây là siêu đô thị lớn nhất miền Bắc, nơi tái hiện đa sắc màu văn hóa. Sun Mega City không chỉ là biểu tượng thịnh vượng Nam Hà Nội mà còn là cầu nối giữa hiện đại với lịch sử, tôn vinh giá trị dân tộc trong từng hơi thở đương đại.
(VNF) - Công ty Cổ phần Đầu tư Bất động sản Taseco (Taseco Land) chính thức phê duyệt việc tham gia đấu giá quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại dự án khu đô thị mới, phố đi bộ trung tâm TP. Thái Nguyên – một trong những dự án chiến lược của tỉnh trong giai đoạn phát triển đô thị 2025–2030.
(VNF) - Tọa lạc ngay trái tim đảo ngọc Cát Bà, thành phố Vịnh Trung tâm Xanh Island được kỳ vọng sẽ trở thành điểm đến du lịch Net Zero đầu tiên của Việt Nam.
(VNF) - Sau khi có thông tin sáp nhập tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh, giá đất nền một số địa phương tại Bắc Giang tăng đột biến, có nơi thị trường đã về đỉnh giá của năm 2022, có nơi giá vượt đỉnh cũ 30%.
(VNF) - Những tín hiệu phục hồi rõ nét thời gian gần đây cho thấy thị trường bất động sản đang bước vào một chu kỳ tăng trưởng mới đầy kỳ vọng. Tại phía Nam, làn sóng đầu tư đang dịch chuyển mạnh về Tây Bắc TP. HCM - nơi một cực tăng trưởng mới đang dần hình thành. Trong đó, Đức Hòa (Long An) nổi lên như điểm sáng với lợi thế vượt trội về quy hoạch, hạ tầng và sự hiện diện của những “ông lớn” bất động sản.
(VNF) - Chủ đầu tư dự án Chung cư An Trung 2 cho biết, hiện nay công ty chưa từng thực hiện mở bán bất kỳ căn hộ nào tại Block A, B cũng như không có ủy thác hoặc hợp tác, uỷ quyền cho bất kỳ đơn vị, tổ chức nào.
(VNF) - UBND tỉnh Bắc Giang sẽ đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất đối với 15 khu đất, diện tích hơn 82ha để làm nhà ở xã hội.
(VNF) - Sở hữu vị trí đẹp nhất trong số 4 phân khu thấp tầng ra mắt đầu tiên của Đại đô thị Sun Urban City, Kim Ngân 1 cộng hưởng lợi thế từ dòng khách đến vui chơi tại công viên lễ hội và cư dân 8 tòa cao tầng, mở ra tiềm năng kinh doanh đắc lợi.
(VNF) - CBRE cho biết giá bán căn hộ chung cư Hà Nội trong quý 1, giá sơ cấp đạt trung bình 75 triệu đồng/m2, tăng 34% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng chỉ nhích nhẹ 3% so với quý trước.
(VNF) - Thanh tra Chính phủ yêu cầu làm rõ trách nhiệm vi phạm trong quản lý quy hoạch tại chung cư Tecco Complex Thái Nguyên, do Công ty cổ phần Tập đoàn Tecco - chi nhánh Thái Nguyên làm chủ đầu tư.
(VNF) - Theo đề án chỉnh trang đô thị khu vực nhà ở trên và ven kênh, rạch, dự kiến có 14.950 hộ dân sẽ phải di dời, trong đó 9.440 căn nhà trên đất liền ven rạch; 3.473 căn một phần trên rạch; 1.589 căn nằm hoàn toàn trên rạch và 448 căn hộ thuộc chung cư cũ Phạm Thế Hiển (quận 8, TP. HCM).