Những tỷ phú giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam

Minh Khánh - 15/02/2024 17:20 (GMT+7)

Không phải ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát Trần Đình Long mới là người giàu nhất sàn chứng khoán nếu tính theo lượng cổ phiếu cá nhân nắm giữ trực tiếp.

Nếu ước tính giá trị tài sản dựa trên lượng cổ phiếu thuộc sở hữu cá nhân, ông Trần Đình Long -

Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hòa Phát (HoSE: HPG) - mới là lãnh đạo giàu nhất

sàn chứng khoán Việt Nam khi nắm giữ 1,5 tỷ cổ phiếu HPG. Với thị giá 28.150 đồng/cổ phiếu

kết phiên ngày 7/2, ông Trần Đình Long đang sở hữu khối tài sản trị giá hơn 42.200 tỷ đồng.

Ảnh: T.L.

Hồi cuối năm 2023, ông Long từng có thời điểm rời khỏi danh sách tỷ phú của Tạp chí Forbes
khi giá cổ phiếu HPG giảm một mạch 73% từ 47.600 đồng xuống còn 13.000 đồng/đơn vị.
Biến động này thậm chí đẩy Hòa Phát ra khỏi top 10 doanh nghiệp
niêm yết lớn nhất sàn HoSE. Ảnh: Nam Khánh.
Đứng ngay sau ông Trần Đình Long là tỷ phú Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch Tập đoàn Vingroup
(HoSE: VIC). Hiện người đứng đầu Vingroup đang nắm giữ 691 triệu cổ phiếu VIC,
ước tính giá trị hơn 29.100 tỷ đồng. Ảnh: Vingroup.
Tuy nhiên, nếu tính lượng sở hữu tại các doanh nghiệp liên quan như CTCP Tập đoàn
Đầu tư Việt Nam, CTCP Di chuyển Xanh và Thông minh, CTCP Quản lý và Đầu tư
Bất động sản VMI hay VinFast, ông Vượng vẫn là người giàu nhất Việt Nam.
Đầu tháng 1, chỉ số Bloomberg Billionaires Index ước tính giá trị tài sản ròng
của chủ tịch Vingroup lên tới 9,14 tỷ USD. Ảnh: Reuters.
Chủ tịch CTCP Phát triển Sunshine Homes (UPCoM: SSH) Đỗ Anh Tuấn xếp vị trí thứ 3
trong danh sách. Ngoài Sunshine Homes, ông Tuấn còn ngồi ghế Chủ tịch HĐQT CTCP
Tập đoàn Real Tech (HNX: KSF), một doanh nghiệp cũng hoạt động trong
lĩnh vực xây dựng và bất động sản. Ảnh: Sunshine Group.

Hiện ông Tuấn đang nắm giữ gần 246 triệu cổ phiếu SSH (tương đương 65%) và gần 163 triệu

cổ phiếu KSF (tương đương 54%). Ước tính giá trị lượng cổ phiếu trong tay ông Tuấn

khoảng 22.800 tỷ đồng. Ảnh: Sunshine Group.

Ông Nguyễn Văn Đạt, Chủ tịch CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (HoSE: PDR) hiện

nắm giữ hơn 283 triệu cổ phiếu PDR (tương đương hơn 38%) với giá trị ước tính 8.400 tỷ đồng.

Trên thực tế, khối tài sản trên sàn chứng khoán của ông Đạt liên tục tăng mạnh

suốt thời gian qua nhờ sự phục hồi của cổ phiếu. So với tháng 3/2023 - thời điểm cổ phiếu PDR

tạo đáy dài hạn, thị giá PDR đã tăng gấp 3 lần. Ảnh: Phát Đạt.

Trong khi đó, Chủ tịch Tập đoàn FPT Trương Gia Bình nắm trong tay gần 8.000 tỷ đồng nhờ
sở hữu 283,2 triệu cổ phiếu FPT, tương đương 6,08%. Trên sàn chứng khoán, trong phiên gần nhất
ngày 7/2, cổ phiếu FPT đã thiết lập đỉnh giá mới ở mốc 104.900 đồng/đơn vị. Ảnh: Nam Khánh.
Người vợ của ông Phạm Nhật Vượng là bà Phạm Thu Hương cũng nằm trong danh sách những
người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam. Bà Hương hiện giữ vị trí Phó chủ tịch Vingroup,
sở hữu hơn 170,6 triệu cổ phiếu VIC (tương đương 4,46%).
Khối cổ phiếu ước tính trị giá hơn 7.200 tỷ đồng. Ảnh: Vingroup.
Một nữ đại gia khác là bà Nguyễn Thị Phương Thảo - Chủ tịch CTCP Hàng không Vietjet
(HoSE: VJC) - đang nắm giữ gần 47,5 triệu cổ phiếu VJC (tương đương 8,76%).
Bà Thảo còn đồng thời là Phó chủ tịch HDBank với 93,6 triệu cổ phiếu HDB trong tay.
Tại ngày 5/2, tổng giá trị tài sản bằng cổ phiếu của bà Thảo đạt 7.100 tỷ đồng. Ảnh: HDBank.
Ông Đào Hữu Huyền - Chủ tịch Hóa Chất Đức Giang (HoSE: DGC) - xếp thứ 9 khi nắm giữ gần
70 triệu cổ phiếu DGC, tương đương 18,38%. Ông Huyền cũng giữ chức Chủ tịch HĐQT
tại 2 doanh nghiệp trên sàn khác là PAT và TSB (đều là 2 công ty con của DGC).
Tổng giá trị lượng cổ phiếu ông Huyền nắm giữ ước đạt 6.500 tỷ đồng. Ảnh: T.L.
Bà Trương Thị Lệ Khanh, Chủ tịch CTCP Vĩnh Hoàn (HoSE: VHC) đang sở hữu 94,98 triệu cổ phiếu
VHC (tương đương 35,26%) cùng gần 5,5 triệu cổ phiếu SGC (tương đương 76.72%)
tại CTCP Xuất nhập khẩu Sa Giang. Số cổ phần trên có tổng giá trị khoảng 6.600 tỷ đồng.
Ảnh: Vĩnh Hoàn.
Ông Ngô Chí Dũng, Chủ tịch VPBank (HoSE: VPB) đang nắm gần 329 triệu cổ phiếu
(tương đương 4,14%) trị giá gần 6.300 tỷ đồng. Trên sàn chứng khoán, cổ phiếu VPB
gần như đi ngang suốt một năm qua và đang dao động quanh vùng 19.600 đồng/đơn vị.
Ảnh: Forbes.
Theo Tạp chí Tri thức
Cùng chuyên mục
Tin khác