'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Thời gian qua, cả thế giới thán phục trước khả năng của những công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) tạo như ChatGPT hay Midjourney. Những AI này có khả năng trả lời câu hỏi, viết mã hoặc vẽ tranh không khác nào một tổng đài viên, kỹ sư phần mềm hay họa sĩ. Cùng với những hứng khởi ban đầu, nhiều người cũng bắt đầu lo lắng về viễn cảnh AI cướp đi công việc của con người. Rõ ràng, một AI không biết mệt mỏi, chẳng cần tiền lương và còn có khả năng xử lý nhanh hơn con người.
Các trung tâm nghiên cứu, công ty tư vấn đã đưa ra hàng loạt kịch bản, dự báo rằng nhiều ngành nghề sẽ biến mất, hàng chục triệu người mất việc do sự xuất hiện của AI. Tuy nhiên, nhìn vào lịch sử các cuộc cách mạng công nghiệp thì những xáo trộn chỉ là tạm thời. Với mỗi công việc bị mất đi, hàng loạt công việc mới sẽ được sinh ra. Sẽ có những nghề bị biến mất mãi mãi, có những người bị bỏ lại phía sau… nhưng AI hay bất kỳ tiến bộ nào, đều thúc đẩy loài người tiến lên.
Vào giữa thế kỷ 18 tại Anh, những phát minh như máy kéo sợi, công nghệ luyện kim, máy dệt, máy hơi nước, tàu thủy và xe lửa đã giúp năng suất lao động tăng lên nhanh chóng. Tuy nhiên, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất đã khiến nhiều người bị bỏ lại phía sau. Các cộng đồng nông nghiệp tại Anh bị xóa sổ, thay vào đó là những đồn điền, nông trang khổng lồ. Các thợ thủ công trong những ngành nghề như dệt, làm giấy … cũng bị máy móc cướp mất việc làm. Nhưng tình trạng thất nghiệp xảy ra trong một thời gian ngắn, sau đó, nhờ các công việc mới được tạo ra, thị trường lao động tại Anh trở lại như bình thường.
Tới giữa thế kỷ 19, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai bắt đầu. Những ngành công nghiệp trước đây như dệt may, luyện kim ngày càng phát triển, ngược lại, những ngành công nghiệp mới hình thành dựa trên nền tảng điện khí hóa và máy hơi nước trở nên lỗi thời. Những người thợ máy hơi nước - công việc từng rất được săn đón chỉ vài thập kỷ trước - lại gặp khó khăn khi tìm kiếm công việc. Tuy nhiên, sự xuất hiện của điện năng cũng kéo theo hàng loạt công việc mới và thế giới bước vào một thời kỳ phồn thịnh mới.
Với sự ra đời của máy tính, mạng internet, công nghệ thông tin và liên lạc (ICT), con người bước vào một kỷ nguyên mới. Nhờ robot, các nhà máy không còn cần quá nhiều công nhân. Kết quả là thay vì việc phải trực tiếp làm việc trong nhà máy, những người công nhân thế hệ mới sẽ bước lên nấc thang là lập trình viên, kỹ sư.
Máy tính cá nhân, điện thoại ngày càng phổ biến hơn cũng tạo thêm nhiều công việc hơn nữa khi chúng ta cần có các kỹ sư trong ngành bán dẫn, kỹ sư phần mềm, chuyên gia công nghệ.
Tự động hóa giúp công việc của con người trở nên đỡ vất vả hơn, trong khi sản phẩm làm ra ngày một nhiều. Kết quả là, trong vòng 50 năm trở lại đây, loài người đã tạo ra số lượng hàng hóa, dịch vụ nhiều bằng toàn bộ phần còn lại của lịch sử. Nhờ công nghệ và sáng tạo, cơ cấu việc làm tại các nước phương Tây đã chuyển dịch lên nấc cao hơn và hoạt động sản xuất cũng như một số lĩnh vực dịch vụ được chuyển dịch sang các nước đang phát triển.
Quá trình này cũng giúp tạo ra thêm nhiều công việc hơn nữa và thúc đẩy mạnh mẽ nền kinh tế của những quốc gia đang phát triển. Ví dụ điển hình nhất chính là Trung Quốc. Chỉ trong vòng vài chục năm, Trung Quốc đã biến thành công xưởng của thế giới, tạo ra hàng trăm triệu việc làm và giúp nửa tỷ người thoát khỏi cảnh đói nghèo.
Trong cả ba cuộc cách mạng công nghiệp, đều có những dự báo lo ngại rằng, tiến bộ công nghệ sẽ tạo ra tình trạng thất nghiệp hàng loạt. Nhưng thực tế, nhờ vào những cuộc cách mạng này, cuộc sống con người đang trở nên tốt hơn bất kỳ thời điểm nào trong lịch sử nhân loại.
Có một yếu tố thường bị lãng quên khi nhắc đến các cuộc cách mạng công nghiệp chính là việc tuổi thọ con người được kéo dài. Trong hơn 100 năm qua, nhờ các tiến bộ trong ngành y tế, đời sống và cách thức, môi trường làm việc. … tuổi thọ trung bình của con người đã tăng gấp đôi.
Một ví dụ khác, trong cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên, trung bình mỗi công nhân có thể làm việc từ 10 đến 12 tiếng/ngày. Tuy nhiên, nhờ những tiến bộ công nghệ, tự động hóa, sự ra đời của máy tính, số giờ làm việc của con người đã giảm đi đáng kể. Giờ đây, trung bình một người dân Đức chỉ phải làm việc khoảng 3,8 giờ mỗi ngày (hay 1.400 giờ một năm). Hay năm 1870, một người lao động Mỹ chỉ được nghỉ 4 ngày/năm, nhưng đến 2017, số ngày nghỉ chính thức đã tăng lên 20 ngày.
Trước nỗi lo mất việc làm đồng loạt, gây bất ổn cho nền kinh tế thì các dữ liệu lịch sử cho thấy rằng quá trình chuyển đổi việc làm diễn ra với tốc độ rất chậm.
Theo Economist, hệ thống chuyển mạch điện thoại tự động - thay thế cho người trực tổng đài điện thoại - được phát minh vào năm 1892. Tuy nhiên, mãi đến năm 1920, Bell Systems mới lắp đặt hệ thống đầu tiên trong văn phòng của mình. Sau cột mốc này, số lượng người làm việc trong lĩnh vực này tiếp tục đi lên, đạt đỉnh vào giữa thế kỷ 20 với khoảng 350.000 lao động. Mãi tới những năm 1980 - 1990 năm sau khi máy chuyển mạch điện thoại tự động được phát minh - ngành nghề này mới gần như hoàn toàn bị xóa sổ.
Mọi người có thể kinh ngạc về tốc độ hay khả năng xử lý của ChatGPT và lo ngại rằng công việc của mình sẽ bị AI lấy mất. Tuy nhiên, tất cả các doanh nghiệp đều có một độ ì nhất định và việc làm sẽ khó mà bị xóa sổ ngay lập tức.
Một báo cáo vào năm 2020 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) ước tính rằng trong khi 85 triệu việc làm sẽ bị máy móc thay thế vào năm 2025 nhưng sẽ có khoảng 97 triệu việc làm mới sẽ được tạo ra. McKinsey cũng đã thống kê sự biến động lao động tại Mỹ kể từ những năm 1980, khi máy tính cá nhân, internet ra đời. Những công nghệ này đã khiến hàng loạt nhân viên đánh máy bị mất việc. Tổng cộng, khoảng 3,5 triệu người đã bị thất nghiệp vì máy tính cá nhân và internet. Nhiều công việc từ thời đó đã không còn tồn tại.
Tuy nhiên, hàng triệu việc làm đã được tạo ra trong những lĩnh vực như hỗ trợ kỹ thuật, phát triển phần mềm, khoa học máy tính. Tổng cộng, có khoảng 19 triệu việc làm mới được tạo ra nhờ máy tính cá nhân và internet. Hay nói các khác, những công nghệ trong cuộc cách mạng công nghiệp 3.0 đã tạo ra thêm khoảng 15,8 triệu công việc ròng cho nước Mỹ.
Dù quá trình chuyển đổi cơ cấu lao động sẽ kéo dài, con người vẫn cần có sự chuẩn bị cho một tương lai mà AI sẽ đảm đương ngày càng nhiều công việc. Tương tự như các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây, cách mạng công nghiệp 4.0 là cơ hội để các quốc gia đang phát triển có thể bứt tốc, vượt qua những cường quốc hiện nay.
Trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, nền kinh tế Anh đã mở rộng nhanh chóng, vượt qua quy mô của Trung Quốc, Ấn Độ. Tới cuộc cách mạng lần 2, Đức và Mỹ đã vượt qua Anh nhờ đầu tư máy móc, trang thiết bị mới. Đến cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3, những con hổ châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc đã trỗi dậy mạnh mẽ. Bởi vậy, nếu nắm bắt được cơ hội, các quốc gia có thể nhanh chóng chuyển đổi sang công nghệ, cách thức sản xuất mới và đạt được bước nhảy vọt trong năng suất, sản lượng kinh tế.
Từ tháng 1/2021, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng AI đến năm 2030. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 3 quyết định quan trọng liên quan đến chuyển đổi số đất nước, gồm Quyết định 749 phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, Quyết định 942 phê duyệt Chiến lược phát triển chính phủ điện tử hướng tới chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, Quyết định 411 phê duyệt Chiến lược phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025. Các quyết định này đều nhấn mạnh đến ứng dụng AI trong các lĩnh vực chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.