Nút thắt dòng tiền ở Dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2
Q.Anh -
17/01/2019 07:44 (GMT+7)
Do khó khăn trong việc huy động dòng tiền nên đến thời điểm hiện tại Dự án Nhà máy nhiệt điện (NMNĐ) Thái Bình 2 chưa thể triển khai theo tiến độ đã điều chỉnh và bắt đầu nảy sinh tranh chấp giữa Tổng thầu EPC với các nhà thầu.
Dự án Nhiệt điện Thái Bình 2 chậm tiến độ do nhiều nguyên nhân
Nhiều nguyên nhân làm chậm tiến độ dự án
Theo dự kiến, Dự án Nhiệt điện Thái Bình 2 sau khi hoàn thành, đi vào vận hành thương mại sẽ cung cấp cho lưới điện quốc gia mỗi năm khoảng 7,8 tỷ kWh. Việc sớm hoàn thành Dự án vì thế có ý nghĩa rất lớn trong việc đảm bảo cung ứng điện cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và nhu cầu của người dân.
Tuy nhiên có một thực tế, từ hơn 1 năm nay, mặc dù các bên liên quan đã có rất nhiều nỗ lực, huy động tối đa nhân lực và vật lực nhưng tiến độ triển khai Dự án Nhiệt điện Thái Bình 2 vẫn rất khó khăn. Tính đến thời điểm hiện tại, tiến độ tổng thể của Dự án đạt khoảng 83%. Hầu hết các hạng mục xây dựng chính của NMNĐ Thái Bình 2 đều đã hoàn thành cơ bản và đang vào giai đoạn hoàn thiện.
Đặc biệt, về công tác chuẩn bị phát điện, Dự án đã hoàn tất các hạng mục công việc liên quan đến công tác đóng điện ngược Sân phân phối (SPP) 220kV và vận hành SPP 220kV ổn định, an toàn. Hoàn thành quy trình phối hợp vận hành giữa Nhà máy nhiệt điện Thái Bình (của EVN) và Nhiệt điện Thái Bình 2. Với khối lượng công việc còn lại không nhiều (khoảng 17%), tuy nhiên Dự án đang gặp phải một số khó khăn, vướng mắc, trong đó lớn nhất là năng lực tài chính của Tổng thầu PVC ngày càng cạn kiệt đã và đang ảnh hưởng đến tiến độ về đích của dự án.
Theo PVN, có 2 nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là: Thứ nhất, do những sai phạm của một số cá nhân trong vụ án tham nhũng tại Tổng công ty CP Xây lắp Dầu khí (PVC) trong giai đoạn trước đã làm chậm tiến độ của Dự án và hệ quả là một số tổ chức tín dụng đã tạm dừng giải ngân một số khoản vay của Dự án.
Ngoài ra, khoản tiền của Tổng thầu PVC dùng để phục vụ việc triển khai Dự án tại OceanBank hiện vẫn đang bị đóng băng để phục vụ điều tra vụ án nêu trên. Đến nay, vụ án đã khép lại nhưng khoản tiền trên vẫn chưa được giải phong tỏa.
Thứ hai , năng lực tài chính của Tổng thầu yếu, không chủ động được nguồn vốn bù đắp để triển khai Dự án mà chủ yếu dựa vào nguồn thanh toán từ Chủ đầu tư.
PVN: Tổng thầu đã không thể thanh quyết toán hợp đồng với các nhà thầu
Cũng theo PVN, thực tế trên dẫn tới hệ quả là Tổng thầu EPC của dự án không có dòng tiền để tiếp tục triển khai dự án cũng như bám sát tiến độ đã được điều chỉnh. Nghiêm trọng hơn, vì cạn kiện dòng tiền nên tổng thầu EPC đang lâm cảnh "nợ nần", không thể thanh quyết toán các hợp đồng thi công với các Nhà thầu với những phần việc đã được triển khai trên công trường cũng như triển khai các hợp đồng thi công với phần việc còn lại của Dự án.
Chính vì thực tế này, Tổng thầu EPC của Dự án đang vấp phải sự phản ứng rất mạnh mẽ từ phía các nhà thầu thi công trên công trường. Nhiều hạng mục theo các hợp đồng thi công được ký kết đã hoàn thành nhưng chưa được thanh quyết toán.
Một số Nhà thầu chịu áp lực thanh toán nhân công, nguyên vật liệu… cho các hạng mục đã thi công trên công trường đã có những phản ứng rất gay gắt, mà điển hình là trường hợp của Công ty Cổ phần Phát triển Việt Nam, nhà thầu cung cấp cọc và thi công ép cọc tại dự án.
Mặt khác, các khó khăn về cơ chế triển khai cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến tiến độ dự án. Theo Quyết định 2414 của Chính phủ ký ngày 11/12/2013, dự án nhiệt điện Thái Bình 2 là một trong những dự án nguồn điện cấp bách được hưởng cơ chế đặc biệt, tuy nhiên, tính đến nay, sau gần 5 năm có hiệu lực, một số nội dung còn vướng mắc của dự án vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể.
Từ thực tế trên, để Nhiệt điện Thái Bình 2 có thể tiếp tục triển khai, bám sát tiến độ điều chỉnh, sớm hoàn thành đi vào vận hành, các cấp quản lý cần phải vào cuộc, xem xét, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của Dự án, đặc biệt đối với vấn đề dòng tiền.
"Cần có cơ chế để các tổ chức tín dụng xem xét tiếp tục giải ngân khoản của dự án. Điều này không chỉ giúp Dự án có dòng tiền, tiếp tục triển khai các hạng mục còn lại trên công trường mà còn giúp các tổ chức tín dụng sớm thu hồi được khoản vay bởi Dự án có hoàn thành, đi vào vận hành sớm ngày nào thì mới có doanh thu, có dòng tiền để trả nợ vay", đại diện PVN nêu quan điểm.
Thứ nữa, theo PVN, các cơ quan tố tụng cũng cần phải xem xét giải phong tỏa khoản tiền của Tổng thầu EPC tại OceanBank bởi tính đến thời điểm hiện tại, vụ án đã được khép lại.
Theo đánh giá gần đây của ngành điện cũng như của các cơ quan quản lý, hệ thống điện Việt Nam đang có nguy cơ thiếu hụt khi trong những năm tới, tốc độ tăng trưởng phụ tải lên tới 10%/năm. Việc sớm đưa các dự án nguồn điện mới như Dự án NMNĐ Thái Bình 2 vì thế càng trở lên cấp bách, sẽ góp phần quan trọng trong việc đảm bảo cung ứng điện cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đất nước cũng như nhu cầu của người dân.
Nhưng như đã đề cập ở trên, để làm được điều này thì vấn đề cấp bách hiện nay là dựa trên các quy định của pháp luật hiện hành, các cơ quan quản lý cần phải sớm xem xét, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về mặt tài chính cho Dự án. Bởi một điều hiển nhiên là nếu không có tiền thì không thể triển khai Dự án chứ đừng nói đến chuyện hoàn thành, có doanh thu để trả nợ các khoản vay.
(VNF) - Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn - Sông Lam (UPCoM: BSL) vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2025 với nhiều diễn biến trái chiều. Trong khi doanh thu thuần giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước, lợi nhuận sau thuế lại tăng trưởng mạnh.
(VNF) - Nếu tâm lý lo ngại về thuế quan được giải toả, đồng thời tổ chức thực thi Nghị quyết 68 và các chính sách khác một cách hiệu quả, chuyên gia đặt kỳ vọng TTCK có thể quay lại mốc đỉnh lịch sử 1.500 điểm.
(VNF) - Rất nhiều người nộp thuế hiểu nhầm về các hành vi chuyển tiền vào tài khoản cá nhân dẫn đến rủi ro truy thu thuế hoặc hậu quả pháp lý khác. Vì vậy, chuyên gia nêu rằng cần hiểu đúng bản chất để tuân thủ
(VNF) - VN-Index bước vào giai đoạn tích lũy khi bất định toàn cầu trở lại, nhưng kỳ vọng về sóng tăng mới dần hình thành nhờ dòng tiền và yếu tố nội tại cải thiện.
(VNF) - Bộ Chính trị đã thống nhất chủ trương tổ chức lại các Chi cục thuế, Thống kê và Bảo hiểm xã hội khu vực theo số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập
(VNF) - Kết quả Báo cáo tài chính Quý I/2025 cho thấy Công ty Cổ phần Thủy điện Hương Sơn (UPCoM: GSM) ghi nhận kết quả kinh doanh vượt trội với lợi nhuận sau thuế đạt 22,2 tỷ đồng – tăng gấp hơn 16 lần so với cùng kỳ năm 2024.
(VNF) - Với sự vào cuộc của dòng tiền lớn, nhiều cổ phiếu bất động sản tăng kịch biên độ trong phiên giao dịch 2/6, góp công giúp VN-Index giữ sắc xanh.
(VNF) - Trong khi bức tranh thị trường tài chính toàn cầu vẫn chứa nhiều gam màu trầm, thị trường chứng khoán Việt Nam đang chứng kiến một trong những giai đoạn khởi sắc nhất kể từ đầu năm.
(VNF) - Sau khi giải thể công ty con duy nhất và chấm dứt hoạt động một chi nhánh, VOSCO sẽ chỉ còn 2 đầu mối hoạt động: Chi nhánh TP. HCM và Trung tâm huấn luyện thuyền viên tại Hải Phòng.
(VNF) - Chuyên gia Lê Văn Tuấn cảnh báo rằng, người nộp thuế đặc biệt là đối tượng hộ kinh doanh cần hiểu bản chất của việc phải nộp mức thuế 1,5%, dù chuyển khoản hay thu tiền mặt đều phải thực hiện nghĩa vụ thuế, tránh vi phạm pháp luật và bị truy thu thuế
(VNF) - Sức bật của thị trường chứng khoán tháng 5/2025 không chỉ mang dấu ấn kỹ thuật mà còn phản ánh sự cải thiện rõ nét về tâm lý của nhà đầu tư. Tuy nhiên, khi VN-Index tiệm cận vùng đỉnh cũ và áp lực chốt lời ngắn hạn bắt đầu gia tăng, những nhịp rung lắc được dự báo sẽ trở nên thường xuyên hơn trong thời gian tới.
(VNF) - Cơ quan thuế chưa có hướng dẫn cụ thể khiến nhiều người nộp thuế hoang mang bởi quy định mới của Luật thuế giá trị gia tăng (GTGT) 2024 về mua bán hàng hoá, dịch vụ phải “chuyển khoản 100%”, không dùng tiền mặt từ 1/7
(VNF) - Doanh nghiệp bán hàng hoá, dịch vụ cung cấp trực tiếp đến tay người tiêu dùng được tiếp tục dùng hóa đơn điện tử cũ đã đăng ký với cơ quan thuế hoặc chuyển sang máy tính tiền
(VNF) - Với doanh thu đạt hơn 7.915 tỷ đồng trong năm 2024, trung bình, mỗi ngày Công ty TNHH MVT Xổ số Điện Toán Việt Nam (Vietlott) đạt gần 22 tỷ đồng doanh thu.
(VNF) - Chiều tối 30/5/2025, Thanh tra Ngân hàng Nhà nước đã công bố kết luận thanh tra về việc chấp hành chính sách, pháp luật trong hoạt động kinh doanh vàng tại Công ty TNHH Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC), hé lộ một loạt sai phạm của doanh nghiệp này.
(VNF) - Phiên giao dịch cuối cùng của tháng 5, áp lực bán gia tăng trên toàn thị trường đã khiến nhiều cổ phiếu giảm điểm. VN-Index theo đó không thể bám đỉnh.
(VNF) - Chuyên gia Nguyễn Hồ Ngọc cho rằng, theo quy định này hộ kinh doanh đủ điều kiện cần chủ động chuẩn bị, tránh bị động khi cơ quan thuế yêu cầu chuyển đổi
(VNF) - Giao dịch này không chỉ giúp GELEX đa dạng hóa nguồn vốn với chi phí cạnh tranh, mà còn mở rộng khả năng tiếp cận các định chế tài chính hàng đầu thế giới – mà không cần cam kết mua hàng hoặc ràng buộc thương mại với bên tài trợ.
(VNF) - Việc Nhà nước quyết tâm xóa bỏ thế độc quyền vàng miếng được xem là cú hích lớn đối với các doanh nghiệp ngành trang sức. Thông tin này nhanh chóng kích thích tâm lý tích cực trên thị trường, giúp cổ phiếu PNJ bứt phá mạnh mẽ.
(VNF) - Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn - Sông Lam (UPCoM: BSL) vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2025 với nhiều diễn biến trái chiều. Trong khi doanh thu thuần giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước, lợi nhuận sau thuế lại tăng trưởng mạnh.
(VNF) - Sau thời gian tạm dừng để điều chỉnh thiết kế và công năng, 2 tòa tháp CT1 và CT2 thuộc dự án Đà Nẵng Times Square đã chính thức tái khởi động. Diện mạo mới với chức năng căn hộ chung cư thay cho condotel kỳ vọng sẽ đưa dự án trở thành điểm nhấn mới trên trục ven biển Đà Nẵng.