'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Một nghiên cứu cho thấy, hàm lượng khí Co trong không khí tại nhà ở của các gia đình có người hút thuốc cao gấp 2,4 lần nồng độ giới hạn cho phép. Hàm lượng nicotine trong không khí tại nhà ở khá cao (trung bình 0,687 mg/m3).
Khói thuốc "sản xuất" ra nhiều hạt muội - yếu tố gây ô nhiễm không khí nguy hiểm nhất đối với sức khoẻ con người - hơn cả khói diesel. Những người hút thuốc có lẽ không biết rằng lượng chất độc họ tạo ra khi hút 3 điếu thuốc nhiều gấp 10 lần lượng chất độc do một chiếc xe hơi thải ra.
Nồng độ hạt muội đo được trong không khí sau khi động cơ chạy 1 giờ đầu tiên là 88 ug/m3. Trong khi đó, nồng độ này ở những điếu thuốc lá trong cùng thời gian là 830 ug/m3 - lớn hơn gần 10 lần.
Một điểm đáng chú ý là khi hoạt động với công suất lớn nhất, lượng hạt muội mà động cơ diesel thải ra trong garage chỉ lớn gấp đôi nồng độ đo được ngoài trời. Trong khi đó, nồng độ hạt muội từ khói thuốc cao gấp 15 lần nồng độ bên ngoài. Bên cạnh đó, quá trình sản xuất thuốc lá cũng giải phóng độc tố vào không khí và đất. Suy thoái đất do ô nhiễm công nghiệp làm cho đất trồng trọt không thích hợp để trồng trọt. Quá trình sản xuất thuốc lá tạo ra lượng chất thải rất lớn, trong đó ngoài những chất hữu cơ thông thường như bụi than, giấy vụn... và nhiều chất độc khác có trong bụi thuốc lá và môi trường không khí tại nơi sản xuất và khu vực lân cận, bao gồm chất dầu, chất dẻo và amoniac, etylen, glycol, nicotin...
Các đầu mẩu thuốc lá và vỏ bao sau khi sử dụng sinh ra một khối lượng rác thải lớn; ước tính mỗi năm có tới 4.500 tỷ đầu lọc thuốc lá thải ra ngoài môi trường. Không chỉ là rác thải bẩn, đầu lọc thuốc lá còn gây hại cho các sinh vật dưới nước nếu bị bỏ lại trên bãi biển, sông, hồ hoặc trôi xuống cống thoát nước vì phải mất từ 5 - 7 năm mới phân hủy hết.
Mỗi năm, ước tính có 1,4% diện tích rừng bị tàn phá để lấy gỗ sấy thuốc lá, ngoài ra, gỗ còn được sử dụng để xây lò sấy, làm giấy cuốn thuốc lá và bao bì đựng thuốc lá.
Trong quá trình sản xuất thuốc lá nhiều chất thải được thải ra môi trường, bao gồm: dung môi, bùn than, dầu nhựa, giấy và gỗ cũng như các chất thải hóa học độc hại khác.
Thuốc lá là cây sử dụng nhiều chất dinh dưỡng trong đất. Không có loại cây nào hấp thu nhiều chất dinh dưỡng trong đất (kali, phốt pho và ni tơ) nhiều như cây thuốc lá, dẫn đến hiện tượng xói mòn đất ngày càng nhanh do đất bị bạc màu.
Trồng cây thuốc lá phải sử dụng nhiều loại thuốc trừ sâu, diệt cỏ, các chất độc hại có trong thuốc thẩm thấu, tích tụ gây ô nhiễm nguồn nước, đất… Ngoài ra, tàn thuốc lá có thể là một trong những nguyên nhân gây cháy rừng và hỏa hoạn lớn vì thường cháy lâu, âm ỉ.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.