'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Sau khi thống trị trên nhà, các hãng xe điện Trung Quốc đang cố gắng bành trướng ra thị trường quốc tế, trong đó có Việt Nam. Ngay từ cuối năm 2021, nhiều hãng ô tô Trung Quốc liên tục ra mắt những mẫu xe mới tại Việt Nam với hi vọng sẽ chiếm lĩnh lại một trong những thị trường tiềm năng nhất khu vực Đông Nam Á.
Tuy nhiên, những tiếng xấu về nguồn gốc “made in China” suốt nhiều thập niên khiến công cuộc trở lại phát triển này gặp nhiều khó khăn. Đa số những người biết đến xe điện Trung Quốc ngại ngần xuống tiền vì không tin tưởng vào chất lượng, dịch vụ hậu mãi... Thậm chí hàng loạt bê bối về hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng trước đây khiến danh tiếng “made in China” chịu tổn hại, qua đó gây nên sự hoài nghi của người dùng. Ngay đến những thương hiệu xe hơi Nhật Bản và Hàn Quốc cũng phải tốn hàng thập niên để có thể lấy được lòng tin của người tiêu dùng trong nước.
Những yếu tố kể trên ít nhiều cũng khiến cho việc mở bán các mẫu xe trên thị trường đến từ các thương hiệu xe có nguồn gốc Trung Quốc như Wuling, Haval, MG, Hongqi… rơi vào tình trạng “ế ẩm”, do đó phải tung ra loạt chương trình giảm giá bán, ưu đãi để tìm kiếm khách hàng.
Từng gây sốt trên cộng đồng mạng hồi đầu năm nay, mẫu xe điện Wuling Hongguang MiniEV của liên doanh GM - SAIC - WULING (Trung Quốc - Mỹ) được Công ty TMT Motors - đơn vị được ủy quyền lắp ráp, phân phối tại Việt Nam hiện cũng khá chật vật để tìm chỗ đứng trên thị trường. Mẫu xe này chính thức bán ra thị trường từ tháng 6/2023 với 4 phiên bản, có giá khởi điểm 239-280 triệu đồng. Tuy có giá bán mang tính cạnh tranh so với các mẫu xe khác đang bán trên thị trường nhưng sức tiêu thụ chậm nên TMT Motors phải giảm giá 20 triệu đồng cho khách mua xe.
Anh Trịnh Xuân An, chủ một gara ô tô tại Thanh Hoá, cho rằng dù là mẫu xe ô tô có giá rẻ nhất thị trường Việt Nam, nhưng xe điện Wuling Hongguang MiniEV lại có nhiều điểm hạn chế khiến người tiêu dùng chưa thực sự mặn mà.
Theo anh An, điểm hạn của Wuling Hongguang MiniEV đó là kích thước nhỏ hơn nếu so với các mẫu xe hạng A điều này khiến không gian bên trong của xe chật chội. Dù xe có thiết kế 4 chỗ nhưng do kích thước chiều dài xe và chiều dài cơ sở hạn chế nên hàng ghế sau của Wuling HongGuang MiniEV khá chật.
Tiếp đó là quãng đường di chuyển của xe ngắn, không phù hợp khi đi cao tốc hoặc ngoại thành. Cùng với đó, nhà phân phối Wuling tại Việt Nam hiện vẫn chưa có hệ thống trạm sạc công cộng hay bộ sạc nhanh. Vì vậy, đây là một bất cập rất lớn cho người sử dụng trong trường hợp quên sạc hay khẩn cấp. Ngoài ra, mẫu xe điện mini này cũng chịu các chi phí tương tự như xe ô tô con như: gửi xe, phí cầu đường, rửa xe, xử phạt giao thông, bằng lái xe.
“Đặc biệt, các trang bị an toàn đi kèm của Wuling HongGuang MiniEV rất hạn chế và chỉ dừng lại ở mức tối thiểu. Xe chỉ được trang bị chống bó phanh ABS, phân phối lực phanh điện tử EBD, 1 túi khí cho người lái (phiên bản cao cấp). Ngoài ra, xe không được trang bị hệ thống cân bằng điện tử nên khi chạy ở tốc độ cao sẽ rất dễ mất ổn định, đặc biệt là khi phanh, đánh lái gấp”, anh An cho hay.
Còn theo anh Lê Trường Giang, chuyên gia ô tô: “Hiện nay các mẫu xe cỡ nhỏ giá rẻ được các hãng xe Trung Quốc ồ ạt mang về ra mắt tới người dùng trong nước nhưng công suất của xe thấp, không phù hợp chạy trên đường cao tốc. Nếu chạy trong đô thị thì sẽ gây áp lực giao thông và làm tăng chi phí xã hội. Bên cạnh đó, trang bị an toàn quá ít nên khó bảo vệ được người sử dụng, đi ngược lại mong muốn của người dùng khi mua ô tô, đơn cử như mẫu xe điện Wuling HongGuang MiniEV”.
Thông thường, các mẫu xe được sản xuất, lắp ráp từ Trung Quốc thường giảm giá mạnh sau khi ra mắt một thời gian ngắn do tiêu thụ chậm. Chẳng hạn, mẫu Beijing V7 được đưa về Việt Nam vào năm 2020 định giá bán hơn 700 triệu đồng nhưng ít tháng sau đã rớt xuống còn khoảng 600 triệu đồng. Hay mẫu xe Baic X55 (528 triệu đồng) sau vài tháng rớt giá xuống còn trên 420 triệu đồng, giảm hơn 100 triệu đồng so với thời điểm chào bán.
Thậm chí, hãng xe sang Hongqi (Hồng Kỳ) Trung Quốc cũng từng xâm nhập thị trường Việt Nam vào cuối năm 2021 bằng hai sản phẩm là Hongqi H9 hybrid (giá từ 1,5-2,7 tỷ đồng) và SUV thuần điện E-HS9 (2,7-3,6 tỷ đồng), sau vài tháng đã phải điều chỉnh giảm từ vài trăm triệu đồng cho đến hơn 1 tỷ đồng nhưng cũng không được khách hàng quan tâm. Nhiều người cho biết với mức giá bán này họ có thể mua được các dòng xe hạng sang như Mercedes-Benz hay Audi.
Ra mắt thị trường từ tháng 8/2023, chỉ sau 2 tháng mở bán mẫu xe Trung Quốc Haval H6 đã được hãng giảm giá tới 244 triệu đồng, chưa kể gói bảo dưỡng 50 triệu đồng. Dù có mức giá bán mới 852 triệu đồng (niêm yết 1,096 tỷ đồng) nhưng khách hàng cũng không mặn mà.
Anh Nguyễn Hoàng Long, chủ một salon kinh doanh xe cũ đã qua sử dụng tại Hà Nội, nhận định xe Trung Quốc thuộc phân khúc giá cao thường rất kén người mua. Mặc dù nhà phân phối tỏ ra tự tin về khả năng thâm nhập thị trường Việt nhờ thiết kế sang trọng, công nghệ hiện đại song họ vẫn đi từng bước để thăm dò thị trường một cách cẩn trọng.
“Không thể phủ nhận rằng chất lượng, mẫu mã của nhiều mẫu ô tô Trung Quốc thời gian gần đây đã được cải thiện, tuy nhiên khách hàng thường chỉ chọn mua xe để trải nghiệm nếu mức giá chấp nhận được. Còn với những mẫu xe giá hàng tỷ đồng, họ không dễ dàng xuống tiền do các hãng xe hầu như không thông tin cụ thể về dịch vụ hậu mãi”, anh Long nói.
Xem thêm: Việt Nam vào thời bùng nổ ô tô, các hãng xe đua tranh chiếm thị phần
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.