Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Sáng nay (24/3), phiên tòa xét xử ông Đinh La Thăng và đồng phạm trong vụ án thất thoát 800 tỷ đồng của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) tại Ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank) tiếp tục phần luận tội.
Tại phiên tòa, ông Đinh La Thăng đã đưa ra phần tranh luận của mình.
"Bị cáo xin trình bày lại không phải cho riêng bị cáo mà cho các nguyên lãnh đạo PVN thời điểm năm 2006-2007. Bị cáo mong muốn sự thật được sáng tỏ, hoàn toàn khách quan chứ không thể chủ quan", ông Thăng mở lời phần tranh luận.
Về chủ trương dừng thành lập Ngân hàng Hồng Việt, ông Thăng cho biết đây là chủ trương đúng của Chính phủ. Việc của ông là phải giải quyết hàng trăm tỷ đồng, hàng trăm nhân sự đã chuẩn bị cho sự thành lập của ngân hàng này này.
"Đại diện Viện kiểm sát nêu bị cáo đưa ý tưởng đầu tiên, chỉ đạo đi đàm phán với các đối tác nên dẫn đến các sự việc tiếp theo. Nhưng nếu bị cáo không chỉ đạo thì cũng phải có một người khác đi đàm phán chứ? Việc xử lý các hệ luỵ của Ngân hàng Hồng Việt là có thật, hàng trăm tỷ bỏ ra rồi, hàng trăm con người ngồi đấy, đàm phán không dễ dàng gì", ông Thăng nói.
Nguyên Chủ tịch PVN chia sẻ rằng ông đã rất mừng vì tìm được đối tác OceanBank. Đây là cơ hội để PVN giải quyết hệ luỵ.
"Nếu Chủ tịch PVN không chỉ đạo đi tìm đối tác, giải quyết hệ luỵ đó thì ai là người chỉ đạo? Mấu chốt là đã đàm phán với các đối tác khác nhưng họ không chấp nhận điều kiện của PVN. Còn nếu quy kết bị cáo chỉ đạo việc này thì không hợp lý. Nếu bị cáo không chỉ đạo thì vứt đi hàng trăm tỷ đã đầu tư và hàng trăm con người chuẩn bị cho Ngân hàng Hồng Việt. Nếu bỏ đi mấy trăm tỷ thế thì bị cáo đã không có tội. Giờ đề xuất phương án giải quyết mấy trăm tỷ đó thì lại có tội…", ông Thăng nêu quan điểm.
Về vấn đề đồng phạm, ông Thăng cho rằng tất cả thành viên Hội đồng thành viên (HĐTV) theo nguyên tắc làm việc tập thể, biểu quyết có giá trị ngang nhau đều nỗ lực phấn đầu vì sự phát triển của PVN, khi thực hiện thì không bao giờ cố tình làm sai nên không thể gọi là đồng phạm.
"Các bị cáo ở đây cả cuộc đời cống hiến cho ngành dầu khí, mong Hội đồng xét xử và Viện kiểm sát xem xét. Bị cáo rất day dứt về việc các thành viên HĐTV bị quy kết đồng phạm trong tội cố ý làm trái", ông Thăng ngầm ngùi.
Tại phiên tòa, ông Thăng cũng tái khẳng định việc PVN đầu tư vào OceanBank là hiệu quả và việc thoái vốn phải phải có lộ trình "chứ không phải thích cho là cho, thích rút ra là rút ra".
Ông Thăng cũng đặt nghi vấn về việc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) mua OceanBank với giá 0 đồng.
"Thực tế, việc mua OceanBank với giá 0 đồng, chuyển thành ngân hàng TNHH MTV thì NHNN đã bỏ đồng nào vào Ngân hàng Đại Dương chưa? Vẫn đăng ký vốn điều lệ là 4.000 tỷ đồng. Vậy 4.000 tỷ đồng ở đâu, rõ ràng vẫn là của các cổ đông... NHNN lấy tiền đâu để bỏ vào đấy? Nếu NHNN lấy tiền ngân sách bỏ vào đấy là vi phạm Luật Ngân sách nhà nước vì theo quy định, không thể lấy tiền của nhà nước bù lỗ cho doanh nghiệp", ông Thăng nhấn mạnh.
Tại phiên tòa, Luật sư Phan Trung Hoài đại diện nhóm 5 luật sư bào chữa cho bị cáo Đinh La Thăng đã đề nghị Viện kiểm sát đối đáp về việc vì sao sau khi NHNN mua lại 0 đồng với OceanBank lại ghi vốn điều lệ là 4.000 tỷ đồng? Đó là hình thức hay là bắt buộc Ngân hàng Đại Dương phải có 4.000 tỷ vốn. Đây là điều quan trọng vì dẫn đến việc mất vốn của PVN.
Ngoài ra, theo Luật sư Hoài, khi quyết định mua 0 đồng thì NHNN nói các cổ đông mất tư cách cổ đông chứ không nói PVN mất 800 tỷ. "Xin Viện kiểm sát cho biết quyết định 663 chỉ là chấm dứt tư cách, còn 800 tỷ đó chỉ chuyển từ PVN sang NHNN quản lý do vốn điều lệ của Ngân hàng Đại Dương sau này vẫn là 4.000 tỷ?", ông Hoài nói.
Trước khi kết thúc phần phát biểu, ông Đinh La Thăng nói thêm rằng, tháng 8/2011, ông đã chuyển công tác. Trong 3 năm sau khi chuyển công tác, OceanBank vẫn có lãi. "Sao bị cáo lại phải chịu trách nhiệm được? Xin lỗi Hội đồng xét xử, xin lỗi đại diện Viện kiểm sát, nó giống như chuyện một ông lấy người vợ mà chồng trước đã chết. Ông này cứ đi ra mộ ông chồng kia khóc vật vã. Hỏi vì sao khóc thì bảo vì ông này chết nên tôi mới phải lấy vợ của ông", ông Thăng ví von.
"Mặc dù sau lưng bị cáo đã là một bản án 13 năm tù và phía trước đang chờ bản án này. Theo đề nghị của Viện kiểm sát thì mức án rất nặng. Bị cáo cố gắng để trình bày không chỉ riêng vì bị cáo mà còn vì bao anh em khác. Rất mong Hội đồng xét xử, đại diện Viện kiểm sát xem xét đánh giá một cách khách quan, thực tế tại thời điểm lịch sử đó để có phương hướng xử lý công minh, khách quan, công bằng. Hãy đối xử với bị cáo như số phận một con người", ông Thăng gửi gắm.
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.