‘Ông trùm’ chứng khoán Nguyễn Duy Hưng và hành trình tạo lập ‘đế chế’ nông nghiệp ở tuổi 58
Hải Linh -
26/07/2018 10:28 (GMT+7)
(VNF) - “Không giống hầu hết các 'ông trùm' ở Việt Nam, những người luôn kín tiếng và tránh gây sự chú ý (stay low-profile), ông Hưng không ngại bày tỏ ý kiến của mình một cách công khai. Ông thường xuyên đăng trên trang Facebook cá nhân của mình”, Forbes Asia nói về ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch SSI.
Ông Nguyễn Duy Hưng được biết đến là nhà sáng lập và điều hành Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI).
Tính theo thị phần và giá trị thị trường, SSI hiện là công ty môi giới lớn nhất Việt Nam.
Thông qua M&A, ông Hưng cũng đã xây dựng nên Pan Group, một tập đoàn đang nắm giữ các công ty nông nghiệp tăng trưởng của Việt Nam.
Từ một khởi đầu thấp, dịch vụ tài chính (bao gồm ngân hàng, bảo hiểm, môi giới đầu tư và chứng khoán) đã tăng trưởng nhanh tại Việt Nam. Là một trong ba công ty môi giới đầu tiên của Việt Nam, SSI được thành lập năm 1999 với số vốn đăng ký 420.000 USD. Cho đến nay, SSI đã kiểm soát gần 1/5 ngành dịch vụ tài chính tại Việt Nam. Năm 2017, báo cáo tài chính của SSI ghi nhận gần 130 triệu USD doanh thu và 50 triệu USD lợi nhuận ròng.
Song hành với tốc độ tăng trưởng của thị trường chứng khoán Việt Nam, với tổng vốn hóa thị trường gần 150 tỷ USD, SSI đã thành lập thêm một công ty quản lý tài sản, hy vọng sẽ đầu tư gần 800 triệu USD vào các công ty khởi nghiệp trong nước.
Ông Nguyễn Duy Hưng, anh cả trong một gia đình có bốn anh chị em, đã giành được học bổng du học tại Đông Đức vào năm 1980. Trong thời gian sống và học tập tại Đông Đức, ông Hưng đặc biệt quan tâm đến việc mua bán hàng hóa giữa Đông Đức và Việt Nam.
Một mùa hè, ông Hưng mang theo một vali đầy giấy ảnh về Việt Nam. Thế nhưng những sản phẩm này không được thông quan.
Cũng vì vali giấy ảnh đó mà Nguyễn Duy Hưng đã bị xử lý kỷ luật và không thể hoàn thành chương trình học ở nước ngoài của mình.
Không vấn đề! Với bằng đại học trong nước, ông bắt đầu kết nối các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài thông qua một doanh nghiệp mà ông gọi là Pan Pacific.
Và khi thị trường vốn Việt Nam mở cửa, ông Hưng đã nhạy bén thành lập SSI vào năm 1999.
Tuy nhiên, ở tuổi 58, ông Nguyễn Duy Hưng chưa bằng lòng với việc chỉ là một trung gian đầu tư.
Cách đây 5 năm, ông Nguyễn Duy Hưng bắt đầu đẩy mạnh phần còn lại của Pan Pacific để tạo ra một vòng tròn trong nông nghiệp mà ông gọi là "Farm - Food - Family".
Với tên gọi mới là Pan Group, công ty đã huy động được gần 100 triệu USD và nắm giữ phần lớn cổ phần trong số 10 doanh nghiệp vừa và nhỏ cung cấp hạt giống hoặc sản xuất nông sản. Các sản phẩm khá đa dạng, từ gạo, hạt điều đến hải sản và hoa.
Hơn 40% lực lượng lao động của Việt Nam hiện nay vẫn hoạt động trong nông nghiệp. Phần lớn sản lượng xuất phát từ các nông dân riêng lẻ chứ không phải là các doanh nghiệp có tổ chức, có quy mô lớn.
Trong vài năm qua, Tập đoàn CP của Thái Lan đã đầu tư vào Việt Nam và trở thành công ty có thị phần lớn nhất trong thị trường thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam.
Các doanh nhân Việt Nam nhìn thấy cơ hội ở đây, đặc biệt là với các ưu đãi của chính phủ dưới hình thức lãi suất cho vay.
Nhưng, muốn mở rộng quy mô đòi hỏi phải có quỹ đất. Ông Hưng đã nhìn thấy một cơ hội để tập hợp các công ty nhỏ thành một hệ sinh thái nông nghiệp.
Doanh thu của Pan Group đã đạt 177 triệu USD vào năm 2017, tăng trưởng 47% so với 2016. Ông Hưng cho rằng Pan Group có thể đạt doanh thu 400 triệu USD trong năm nay.
"Việt Nam, với 90 triệu dân, là một thị trường lớn. Tất cả những gì chúng tôi đang làm là nhằm phục vụ thị trường trong nước", ông Hưng nói.
Quốc gia láng giềng Trung Quốc cũng là một thị trường tiềm năng nhưng chỉ khi Việt Nam có thể cung cấp các sản phẩm không có sẵn theo mùa ở đó.
Hướng đi tiếp theo của Pan là ưu tiên xây dựng hệ thống phân phối tốt hơn.
Trong khi đó, trở lại với SSI, gần đây công ty đã tư vấn và bảo lãnh các giao dịch lớn tại Việt Nam, bao gồm cả việc niêm yết Vincom Retail và Vinhomes từ tập đoàn khổng lồ Vingroup.
SSI cũng huy động được 230 triệu USD cho nhà sản xuất thép Hòa Phát, giúp bán cổ phần nhà nước tại Vinamilk và thực hiện các thương vụ IPO nhỏ hơn.
15% cổ phần tại SSI và 25% cổ phần tại Pan Group đã đưa giá trị tài sản ròng của ông Nguyễn Duy Hưng lên 116 triệu USD.
Không giống hầu hết các "ông trùm" ở Việt Nam, những người luôn kín tiếng và tránh gây sự chú ý (stay low-profile), ông Hưng không ngại bày tỏ ý kiến của mình một cách công khai. Ông ấy thường xuyên đăng trên trang Facebook cá nhân của mình.
(VNF) - Chưa bao giờ chợ trung tâm Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh) lại rơi vào cảnh đìu hiu như hiện nay. Hàng loạt kiot tại các chợ lớn đóng cửa, khách vào chợ lèo tèo, người bán hàng phần lớn ngồi chơi smart phone