'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
"Tôi nghĩ sẽ có một chặng đua tại Việt Nam", Bernie Ecclestone, cựu giám đốc 87 tuổi của giải đua Công thức 1 (F1) nói với các phóng viên tại văn phòng riêng ở London khi thảo luận về những vấn đề trước mùa giải mới bắt đầu từ tháng tới.
Theo vị tỷ phú này, một giải đua diễn ra trên đường phố ở Hà Nội là điều có thể xảy ra. Tuy nhiên, "nếu thực hiện, ít nhất là hai năm nữa", ông nói.
Cũng có những cuộc đàm phán với Thái Lan, tuy nhiên Việt Nam đã trở thành thị trường mới nổi quan trọng đối với một số nhà tài trợ thể thao toàn cầu như hãng bia Heineken của Hà Lan, theo Reuters.
Trước đó, ông đã đưa giải F1 đến Azerbaijan, một đất nước không có lịch sử đua xe nhưng sẵn sàng trả một cách hào hiệp và cuộc đua được đánh giá là thú vị nhất của mùa giải trước.
Hồi tháng 8/2017, ông chủ của giải F1 Chase Carey đã bày tỏ mong muốn thay thế Malaysia GP bằng một chặng đua ở quốc gia khác thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó Việt Nam là ứng cử viên hàng đầu.
Theo một nguồn tin, kế hoạch này đã được đưa ra trong cuộc họp của của Hiệp hội Các nhà tổ chức Formula One tại khách sạn Sofitel London St James ở London hôm 17/1.
Các cuộc đàm phán để Việt Nam đăng cai một chặng F1 mới diễn ra ở những bước đầu tiên, nhưng một số nhà tài trợ đã ủng hộ sáng kiến này.
Trong một chia sẻ trên trang chủ F1 hồi tháng 9/2016, ông Giám đốc Thương hiệu toàn cầu một hãng bia lừng danh đã không giấu ý định sẽ giúp người hâm mộ Việt Nam chứng kiến tận mắt giải F1.
Có rất nhiều nước muốn làm trường đua F1, nhưng hội tụ đủ các điều kiện để làm được thì lại là chuyện khác. Một quốc gia hơn hẳn Việt Nam về công nghiệp du lịch là Thái Lan cũng chưa thể có được trường đua F1, chưa kể nhiều "đại gia" khác của thế giới như Nga và Mỹ.
Đua xe F1 là câu chuyện nhiều quốc gia vừa thèm muốn lại vừa ngần ngại. Malaysia phải đóng cửa trường đua Sepang vì thua lỗ nặng nề, với chỉ 45.000 khán giả đến xem chặng năm ngoái, dù có sức chứa tối đa 120.000 người. Chi phí để quốc gia này tổ chức một chặng đua là 67 triệu USD mỗi năm.
Năm 1972, doanh nhân người Anh Bernie Ecclestone mua lại đội đua xe F1 Brabham, sau khi ông xây dựng thành công chuỗi cửa hàng xe cũ hàng đầu nước Anh.
Vào thời điểm đó, các cuộc đua F1 diễn ra một cách rất nghiệp dư. Các cuộc đua luôn ở trong tình trạng có thể bị hủy bỏ vào phút cuối nếu không có đủ xe tham gia.
Bernie đã nắm lấy cơ hội thay đổi giải đua này vào năm 1981, khi ông thuyết phục các đội đua ký một bản hợp đồng mang tên Concorde Agreement (Thỏa thuận Concorde). Theo đó, thỏa thuận này yêu cầu các đội đã ký phải cam kết tham dự giải đua.
Đồng thời, ông còn ký hợp đồng với những công ty truyền hình có khả năng đảm bảo việc phát sóng giải đua. Các đội đua kiểm soát quyền thương mại của giải F1, nhưng công ty của Bernie là Formula One Promotions and Administration (FOPA) sẽ đứng ra thay mặt họ đàm phán và nhận lấy một phần lợi nhuận. Phần lợi nhuận còn lại sẽ được chuyển về các đội đua và cơ quan chủ quản của giải đua F1 là Fédération Internationale de l’Automobile (FIA).
Vào năm 1982, Bernie đã ký một bản hợp đồng thời hạn ba năm với European Broadcasting Union (EBU), qua đó có được sự đảm bảo phủ sóng toàn diện của giải đua F1 ở các thị trường truyền hình lớn nhất của châu Âu.
Với sự đảm bảo về mặt truyền thông, các nhà tài trợ ngày càng quan tâm đến giải đua F1, các đội đua có điều kiện đầu tư, nâng cấp kỹ thuật, công nghệ để tăng khả năng cạnh tranh trên từng chặng đua. Đổi lại, điều này đã thu hút những tay đua giỏi nhất tập trung về giải đua F1.
Vào năm 1988, để tập trung vào việc điều hành FOPA, Bernie đã bán đội Brabham. Các nhà tài trợ đã sẵn sàng chi ra hàng trăm triệu USD mỗi mùa giải. Những hãng xe hơi lớn như Honda, Renault, Porsche và Lamborghini đã bắt đầu tham gia vào giải F1 thông qua hình thức cung cấp động cơ xe cho mỗi đội đua.
Hoạt động thương mại của giải F1 đã tăng tốc nhanh chóng đúng như Bernie dự đoán. Hồi năm 1990, doanh thu của FOPA mới còn ở mức 12,5 triệu USD nhưng đến năm 1996 thì đã là 127,6 triệu USD.
Tới ngày 19/12/1995, FIA đã tuyên bố rằng FOCA đã thắng thầu quyền thương mại của giải đua F1 trong vòng 14 năm kể từ ngày 01/01/1997. Ông Bernie sở hữu 100% vốn của FOCA, bây giờ mang tên Formula One Management (FOM), mang lại cho ông quyền kiểm soát hoàn toàn giải đua F1.
Đổi lại, FOCA chỉ phải trả 10 triệu USD mỗi năm cho FIA. Điều này đem về cho công ty mức lợi nhuận 800%, khi thu về tới 90,7 triệu USD lợi nhuận ròng chỉ trong năm 1997.
Mua được bản quyền của giải đua F1 chính là thương vụ hoàn hảo nhất trong sự nghiệp của Bernie và trao cho ông chìa khóa để bước vào câu lạc bộ của những nhà tỷ phú.
Bernie Ecclestone đã nhường lại chức giám đốc điều hành cho ông Chase Careyrong vào năm ngoái sau khi Liberty Media tiếp quản trụ sở tại Mỹ.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.