Peru: Thêm 3 cựu tổng thống bị điều tra do cáo buộc tham nhũng
Minh Đăng -
11/06/2018 15:24 (GMT+7)
(VNF) - AFP ngày 10/6 dẫn lời các công tố viên Peru cho hay 3 cựu Tổng thống nước này gồm ông Pedro Pablo Kuczynski (giữ chức từ tháng 7/2016-3/2018), Alan Garcia (2006-2011) và Alejandro Toledo (2001-2006) đều nhận tiền hối lộ của Odebrecht cho các chiến dịch tranh cử của mình, đổi lại họ phải cam kết giúp Odebrecht thắng thầu các dự án ở Peru.
Cuộc điều tra được tiến hành sau khi giới công tố thẩm vấn ông Jorge Barata, cựu giám đốc một chi nhánh của Tập đoàn xây dựng Odebrecht. Người này đã tiết lộ về nhiều khoản tài trợ bí mật của tập đoàn cho một loạt chính trị gia của Peru.
Theo ông Barata, trong cuộc bầu cử năm 2011, Odebrecht đã chi tiền cho 4 ứng viên tổng thống, gồm 1,2 triệu USD cho ông Keiko Fujimori, con trai của cựu tổng thống Alberto Fujimori (nhiệm kỳ 1990-2000); 700.000 USD cho ông Toledo và 300.000 USD cho ông Kuczynski. Cũng theo ông Barata, chính trị gia Luis Alva Castro, nhân vật gần gũi với cựu Tổng thống Garcia, nhận 200.000 USD.
Cựu Tổng thống Peru Alejandro Toledo, Pedro Pablo Kuczynski và Alan Garcia (từ trái qua).
Trước đó, ông Pablo Kuczynski ngày 21/3 đã chính thức đệ đơn xin từ chức lên Quốc hội sau gần 2 năm nắm quyền.
Cựu Tổng thống Peru Ollanta Humala (nhiệm kỳ 2011-2016) và vợ hiện cũng đang bị giam giữ trong khi các nhà chức trách điều tra mối liên hệ của họ với tập đoàn Odebrecht. Ông này bị cáo buộc nhận 3 triệu USD tiền hối lộ từ Odebrecht.
Theo CNN, tập đoàn xây dựng dầu khí Brazil - Odebrecht đã hối lộ gần 800 triệu USD cho các cá nhân trong khoảng thời gian từ năm 2001 đến năm 2016.
Odebrecht đã hối lộ gần 800 triệu USD cho các cá nhân trong khoảng thời gian từ năm 2001 đến năm 2016.
Quan chức Odebrecht đã đưa số tiền này đi khắp thế giới, thông qua một ngân hàng vỏ bọc, rồi chuyển tới túi của các chính trị gia tại hàng chục nước như Mỹ, Mexico, Venezuela, Colombia, Argentina, Peru hay Mozambique.
Hầu hết số tiền hối lộ này được dùng với mục đích nhằm lấy được các hợp đồng từ chính phủ trong việc xây đường cao tốc, làm cầu, xây đập... Cơ quan điều tra đang xác định phạm vi hối lộ này có thể mở rộng "xúc tu" đến các hợp đồng xây dựng cho Olympic Rio 2016 và FIFA World Cup 2014.
Peru là quốc gia châu Mỹ Latinh có dính líu nhiều nhất tới các vụ bê bối liên quan Odebrecht, sau Brazil, theo AFP.
Công ty luật Mossack Fonseca bị cáo buộc "che giấu và tiêu hủy bằng chứng" liên quan tới cuộc điều tra tham nhũng quy mô lớn tại Brazil.
Odebrecht đã thừa nhận có tội. Dù vậy, họ cho biết mình không có khả năng trả phạt. Khoản phạt này chỉ là khởi đầu cho hậu quả tài chính mà Odebrecht sắp phải chịu. Một số quốc gia Mỹ Latinh khác đang mở cuộc điều tra riêng, do đó tiền phạt có thể sẽ còn tăng cao hơn nữa.
Giữa tháng 2/2017, các nhà chức trách Panama đã bắt giữ hai thành viên sáng lập của công ty luật Mossack Fonseca, tâm điểm trong vụ rò rỉ tài liệu mang tên "Hồ sơ Panama" hé lộ về cái được gọi là vụ tham nhũng toàn cầu, do tình nghi liên quan tới bê bối của tập đoàn xây dựng Odebrecht của Brazil. Công ty luật Mossack Fonseca bị cáo buộc "che giấu và tiêu hủy bằng chứng" liên quan tới cuộc điều tra tham nhũng quy mô lớn tại Brazil mang tên "Car Wash".
Cuộc điều tra tại Petrobras và Odebrecht đã khiến nhiều chính trị gia và lãnh đạo doanh nghiệp nổi tiếng tại Brazil phải vào tù. Vụ tai tiếng thời điểm đó cũng là một trong những lý do chính khiến cho kinh tế Brazil rơi vào giai đoạn suy thoái tồi tệ nhất trong lịch sử của quốc gia Nam Mỹ này.
(VNF) - Dù được đầu tư hàng trăm tỉ đồng, song Trung tâm thương mại - chợ Đồng Đăng lại rơi vào cảnh đìu hiu, hoang vắng ngắt. Cả khu thương mại lớn được đầu tư xây dựng bề thế nay đã phải đóng cửa.