Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Việc thoái vốn sẽ được thực hiện theo hình thức đấu giá công khai qua Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HoSE). Mức giá khởi điểm sẽ lấy giá cao nhất của 1 trong 2 mức giá. Một là giá xác định của tổ chức có chức năng thẩm định giá theo phương pháp tài sản là 21.300 đồng/cổ phiếu.
Hai là giá tham chiếu bình quân 30 phiên giao dịch liên tiếp của cổ phiếu PGB trên hệ thống giao dịch UPCoM trước ngày phê duyệt phương án thoái vốn.
Trước đó, vào tháng 7/2022, Ngân hàng Nhà nước đã chấp thuận cho Petrolimex chuyển nhượng toàn bộ cổ phần đang nắm giữ tại PGBank. Ở thời điểm đó, Petrolimex cho biết sẽ tiến hành việc chuyển nhượng thông qua hình thức đấu giá công khai tại sở giao dịch chứng khoán, dự kiến trong quý III/2022.
Việc thoái vốn tại PGBank của Petrolimex đã kéo dài lâu hơn so với dự kiến. Tập đoàn này từng tuyên bố sẽ thoái xong vốn tại ngân hàng này trong năm 2021, tuy nhiên tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2022 thì thời gian thực hiện phương án lại được lùi xuống nửa đầu quý IV/2022 và được khởi động lại vào quý I/2023.
Hiện tại, Petrolimex đang nắm giữ 40% vốn của PGBank, tương đương 120 triệu cổ phiếu PGB. Theo báo cáo tài chính của Petrolimex, tính đến cuối năm 2022, giá trị khoản đầu tư vào PGBank là hơn 1.834 tỷ đồng, tương đương 15.285 đồng/cổ phần.
Nếu Petrolimex tiến hành thoái vốn PGBank với mức giá khởi điểm 21.300 đồng/cổ phiếu, số tiền tối thiểu có thể thu về khi thoái được toàn bộ vốn là 2.556 tỷ đồng. Còn nếu tính theo thị giá của PGB, giá trị 120 triệu cổ phiếu là 2.340 tỷ đồng.
Trong phiên 3/2, ngay khi thông tin về việc Petrolimex rục rịch với phương án thoái vốn PGBank, cổ phiếu PGB của ngân hàng này đã tăng kịch trần 15% lên mức giá 19.500 đồng/cổ phiếu.
Về Petrolimex, năm 2022, doanh nghiệp này ghi nhận 304.080 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 80% so với mức thực hiện năm 2021. Ngược lại, lợi nhuận sau thuế giảm gần 39%, đạt 1.912 tỷ đồng do các chi phí đầu vào, chi phí hoạt động tăng cao.
Công ty Chứng khoán SSI cho rằng lợi nhuận trước thuế của Petrolimex sẽ phục hồi lên mức 3.100 tỷ đồng. Các yếu tố bất lợi, bất thường mà Petrolimex phải đối mặt trong năm 2022 như nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn cắt giảm công suất, giá dầu biến động mạnh, đặc biệt trong quý II, và việc chuỗi cung ứng bị gián đoạn gây thiếu hụt nguồn cung trong nước trong giai đoạn quý III-IV, trong khi giá bán lẻ xăng dầu chưa kịp điều chỉnh kịp thời, sẽ thuyên giảm vào năm 2023.
SSI cho rằng lợi nhuận của Petrolimex nhiều khả năng sẽ phục hồi từ mức đáy trong năm 2022 và việc thoái vốn tại PGBank sẽ là yếu tố hỗ trợ cho giá cổ phiếu trong năm 2023.
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.