Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Sáng 8/6, đại hội cổ đông thường niên 2022 Tập đoàn Xăng Dầu Việt Nam (Petrolimex, HoSE: PLX) đã thông qua tờ trình về kế hoạch kinh doanh năm nay, trong đó mục tiêu doanh thu hợp nhất 186.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 3.060 tỷ đồng, lần lượt tăng 10% và giảm 19% so với thực hiện năm ngoái.
Cổ đông cũng phê duyệt phương án chia cổ tức ở mức 12% bằng tiền, cho cả năm 2021 và 2022.
Ban lãnh đạo Petrolimex nhận định hoạt động kinh doanh năm 2022 sẽ tiếp tục đối mặt với khó khăn, thách thức khi mà đại dịch vẫn diễn biến phức tạp. Cuộc chiến Nga - Ukraine nổ ra cũng đặt thế giới ở tình trạng thiếu hụt nguồn cung xăng dầu, từ đó kéo giá dầu lên mức cao.
Bên cạnh đó, các nhà máy lọc dầu trong nước hoạt động chưa ổn định cũng gây ảnh hưởng rất lớn đến kế hoạch tạo nguồn, tổ chức sản xuất kinh doanh mặt hàng xăng dầu của Petrolimex.
Tại đại hội, Phó tổng giám đốc Trần Ngọc Năm cho biết, dự kiến 5 tháng đầu năm, sản lượng kinh doanh đạt gần 5,9 triệu m3, vượt chỉ tiêu đề ra và hoàn thành được 48% kế hoạch cả năm. Lợi nhuận trước thuế giai đoạn này ước đạt 1.340 tỷ đồng, thực hiện 44% kế hoạch năm.
Trước đó, Petrolimex đã công bố mức lợi nhuận trước thuế quý I là 570 tỷ đồng (giảm 43,5% cùng kỳ). Như vậy, doanh nghiệp đã thu về khoản lợi nhuận 770 tỷ đồng trong tháng 4 và 5 vừa qua.
Dự báo về nguồn cung xăng dầu nửa cuối năm, ông Năm cho rằng nhà máy lọc dầu Bình Sơn đã hoạt động tương đối ổn định, nhưng nhà máy Nghi Sơn ngoài sự cố kỹ thuật thì còn một số vấn đề khác liên quan tình hình tài chính, vì thế chưa thể đoán định tình hình cụ thể.
"Đến nay, Petrolimex mới nhận được thông tin đảm bảo nguồn hàng đến tháng 6, các tháng cuối năm tập đoàn vẫn cần dự phòng cũng như theo dõi sát", ông Năm thông tin.
Trả lời câu hỏi của cổ đông về tỷ lệ nhập khẩu và mua tại 2 nhà máy lọc dầu, Tổng giám đốc Đào Nam Hải cho hay, từ năm 2021 về trước, tỷ trọng nhập khẩu xăng dầu chiếm 30%, song 6 tháng đầu năm 2022 với diễn biến phức tạp của thị trường xăng dầu thì tập đoàn phải tăng nhập khẩu khiến tỷ trọng ước lên đến 46%.
Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn vẫn đang gặp sự cố và chưa đảm bảo nguồn cung cấp nên Petrolimex vẫn phải tăng dự phòng, tạo nguồn để đảm bảo an ninh năng lượng.
Về kế hoạch thoái vốn nhà nước, theo Chủ tịch hội đồng quản trị Phạm Văn Thanh, Petrolimex thuộc nhóm sắp xếp giảm tỷ lệ sở hữu nhà nước từ 51-65% trong giai đoạn 2021-2025 và trên cơ sở hướng dẫn mới, tập đoàn chuẩn bị có báo cáo phương án giảm xuống dưới 65%.
Với kế hoạch thoái vốn tại PGBank, Petrolimex đã được chấp thuận chủ trương thoái vốn và đang hoàn tất thủ tục tư vấn, xin phép cơ quan quản lý nhà nước (Ngân hàng Nhà nước, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước). Tập đoàn sẽ thoái vốn qua đấu giá công khai trên thị trường, thời điểm thực hiện có thể nửa đầu quý IV/2022.
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.