Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Bộ này cũng khẳng định Bắc Kinh theo đuổi chính sách nhất quán, phản đối bất kỳ “lệnh trừng phạt và quyền xét xử đơn phương đối với nước ngoài”, hiện do Mỹ tiến hành nhằm vào các nước thành viên cộng đồng quốc tế.
Động thái này của Trung Quốc được đưa ra sau khi lệnh trừng phạt kinh tế do Mỹ áp đặt lên Iran có hiệu lực vào ngày 7/8, nhằm vào hoạt động mua đồng USD, giao dịch kim loại, than, phần mềm công nghiệp và lĩnh vực ô tô của Tehran.
Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố: "Các lệnh trừng phạt Iran đã chính thức được đưa ra. Đây là những biện pháp trừng phạt mạnh mẽ nhất từng được áp dụng. Bất cứ ai làm kinh doanh với Iran sẽ không làm ăn với Mỹ. Tôi cũng đang mong muốn đạt được hoà bình thế giới".
Không chỉ Trung Quốc, Bộ Ngoại giao Nga ngày 7/8 cũng tuyên bố sẽ làm mọi thứ cần thiết để cứu thỏa thuận hạt nhân Iran và bảo vệ lợi ích kinh tế chung với Tehran.
Phía Nga cho rằng thỏa thuận hạt nhân mà Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố từ bỏ hồi tháng 5 đã chứng minh được tính hiệu quả, đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế không nên hy sinh thành tựu quan trọng do nhiều bên nỗ lực đạt được chỉ để phục vụ tham vọng chính trị của Mỹ đối với Iran.
Cao ủy Liên minh châu Âu phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại Federica Mogherini cũng cho biết, Liên minh châu Âu (EU) đang khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường hợp tác với Iran.
Phát biểu khi đang ở thăm New Zealand, bà Mogherini cho biết, EU đang nỗ lực hết sức để duy trì thỏa thuận hạt nhân với Iran, đảm bảo Iran vẫn nhận được các lợi ích kinh tế. Châu Âu tin rằng, điều này nằm trong lợi ích an ninh không chỉ của khu vực, mà còn trên thế giới.
Tuy nhiên, các đồng minh châu Âu bày tỏ lấy làm tiếc về bước đi của Mỹ. Các quan chức châu Âu cho rằng, thỏa thuận hạt nhân với Iran rất quan trọng với châu Âu và an ninh thế giới. Liên minh châu Âu cũng đã đưa ra biện pháp nhằm bảo vệ các doanh nghiệp của khối tránh khỏi tác động của các biện pháp trừng phạt.
Hồi tháng 5, ông Trump đã gây bất ngờ khi đơn phương rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran năm 2015. Kể từ thời điểm đó, Mỹ tuyên bố sẽ khôi phục các biện pháp trừng phạt khắc nghiệt đối với Iran, nước sản xuất dầu lớn thứ năm trên thế giới. Chính phủ của ông Trump đã yêu cầu các quốc gia khác phải ngừng việc nhập khẩu dầu từ Iran trước ngày 4/11.
Các công ty châu Âu đã từ chối mua dầu của Iran bởi lo ngại bị trừng phạt bởi Hoa Kỳ. Tuy nhiên, Trung Quốc - nước nhập khẩu dầu mỏ lớn nhất của Iran, dường như không quan tâm đến lời đe dọa của Mỹ. Trên thực tế, Trung Quốc có thể sẽ tận dụng lệnh cấm vận đối với Iran để giành ưu thế trong các cuộc đàm phán thương mại với Hoa Kỳ.
Xem thêm >> Tổng thống Iran lại 'khuyên nhủ' Triều Tiên 'đừng tin vào Mỹ'
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.