Vùng đất từng được quy hoạch nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận hiện ra sao?
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.
Tại 338 dự án đầu tư còn hiệu lực trong các khu quy hoạch của Phú Quốc, dự kiến diện tích sử dụng đất khoảng 11.058 ha (bao gồm 8 dự án FDI) với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 380.000 tỷ đồng. Trong đó có 321 dự án đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, Quyết định chủ trương đầu tư và còn 17 dự án đang hoàn thiện thủ tục.
Ông Nguyễn Thanh Tùng, Trưởng Ban Quản lý khu kinh tế Phú Quốc, cho biết khó khăn, vướng mắc lớn nhất hiện nay của các nhà đầu tư tại Phú Quốc là công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư, giao đất cho nhà đầu tư chưa xử lý dứt điểm, việc xác định giá đất để nhà đầu tư thực hiện nghĩa vụ tài chính còn chậm… gây ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng.
Một trong những lý do khiến công tác GPMB cho các dự án ở TP. Phú Quốc chậm chạp là do tình trạng khiếu kiện kéo dài. Báo cáo của UBND tỉnh Kiên Giang cho thấy nội dung khiếu nại trong lĩnh vực đất đai ở Phú Quốc chiếm hơn 96% (chưa tính các nội dung phản ánh việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất), trên địa bàn toàn tỉnh là trên 77%, trong khi đó bình quân cả nước chỉ khoảng 70%.
Thậm chí trong thu hồi đất tại Phú Quốc, có tình trạng đất có tranh chấp, chưa xử lý xong nhưng chính quyền đã ra quyết định thu hồi đất, cho doanh nghiệp quây tôn và làm dự án ngay. Sau đó lại tiếp tục khiếu kiện dẫn tới dự án treo.
Theo một ủy viên thường trực thuộc Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, cán bộ tiếp công dân về giải quyết khiếu nại đất đai phải có bản lĩnh, kiên nhẫn, thận trọng, và giỏi chuyên môn. Các vụ khiếu kiện kéo dài là do cán bộ còn thiếu am hiểu các quy định của luật tố tụng và các luật chuyên ngành để có thể giải thích, hướng dẫn cho công dân. Do đó, Phú Quốc cần đặc biệt coi trọng việc bố trí cán bộ đủ năng lực, trình độ, làm hết trách nhiệm từ cấp cơ sở chắc chắn sẽ hóa giải được nhiều vấn đề bức xúc của người dân, mới giúp tiến độ GPMB được nhanh chóng.
Trước thực trạng trên, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Lâm Minh Thành đề nghị các Ban quản lý dự án Phú Quốc và các chủ đầu tư tiếp tục rà soát lại kế hoạch, tiến độ các dự án. UBND tỉnh và các địa phương kịp thời tháo gỡ khó khăn, nâng cao vài trò trách nhiệm của người đứng đầu, đảm bảo thực hiện đúng tiến độ.
Theo Ban quản lý Khu kinh tế Phú Quốc, thành phố có 14 dự án dự kiến sẽ khởi công trong năm nay với số vốn giải ngân theo kế hoạch là 1.795 tỷ đồng. Ban quản lý Khu kinh tế Phú Quốc sẽ phối hợp với các sở, ngành và UBND TP Phú Quốc tạo điều kiện thuận lợi trong thủ tục hành chính nhanh gọn, giúp nhà đầu tư thực hiện tốt việc chuẩn bị đầu tư, vừa thẩm định, vừa hoàn thiện hồ sơ để giúp doanh nghiệp triển khai thực hiện dự án đúng lộ trình.
Đồng thời, Ban quản lý Khu kinh tế Phú Quốc phối hợp với UBND TP Phú Quốc rà soát những dự án đã giải phóng mặt bằng nhưng còn vướng mắc, tập trung thực hiện quy trình thủ tục về bồi thường, hỗ trợ theo quy định của pháp luật và hoàn thành bàn giao đất cho nhà đầu tư thực hiện dự án.
Làm việc với UBND tỉnh Kiên Giang về việc thực hiện chính sách pháp luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong giai đoạn 2016-2021, Đoàn Công tác số 3 thuộc Đoàn Giám sát chuyên đề của Quốc hội yêu cầu tỉnh Kiên Giang đánh giá kỹ hiện trạng, vướng mắc trong việc quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên, nhất là tài nguyên đất để tránh tình trạng đất chậm hoặc không đưa vào sử dụng...
Trong đó, một số thành viên nhấn mạnh tới vai trò của cán bộ tiếp công dân. Cần tránh khiến kiện kéo dài dẫn tới công tác bồi hoàn, giải phóng mặt bằng vướng mắc không được giải quyết triệt để. Dự án treo lâu năm sẽ làm lãng phí nguồn lực đất đai ở Kiên Giang nói chung và Phú Quốc nói riêng. Cần gắn trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm người ứng đầu, cơ quan, đơn vị trong giải quyết công việc.
Để đẩy nhanh tiến độ GPMB, theo ông Nguyễn Thanh Tùng, Trưởng Ban quản lý Khu kinh tế Phú Quốc, tới đây những bản án toà đã tuyên mà chưa có hiệu lực pháp luật thì Ban Quản lý khu kinh tế Phú Quốc sẽ tham mưu cho tỉnh rà soát lại. Còn bản án nào mà thật sự đúng với tình hình thực tế của địa phương, Ban Quản lý sẽ cùng với TP. Phú Quốc tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện ngay bản án đó để giúp người dân sớm nhận tiền bồi thường giao mặt bằng cho nhà đầu tư thực hiện dự án.
Đối với những dự án mà Ban Quản lý cảm thấy trong quá trình tuyên án có vấn đề cần xem xét lại thì sẽ phối hợp với các cơ quan luật pháp khẩn trương rà soát, nếu cần thiết phải gửi tới toà án cấp cao hơn giải quyết thì tiếp tục xử lý. “Mục tiêu trước mắt là Ban quản lý sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp, tiếp tục tháo gỡ khó khăn để doanh nghiệp có đất sạch, đẩy nhanh tiến độ dự án ở Phú Quốc”, ông Tùng nói.
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.