'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa có thông báo số 154/TB-SGDHN về ngày giao dịch đầu tiên cổ phần đăng ký giao dịch của Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV Oil).
Theo đó, PV Oil sẽ chính thức lên sàn UPCoM vào ngày 7/3 với mã chứng khoán OIL. Giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 20.200 đồng/cổ phiếu.
Với hơn 1,034 tỷ cổ phiếu hiện có, giá trị vốn hóa của PV Oil ngay khi lên sàn sẽ đạt 20.886 tỷ đồng.
Biên độ giao dịch trong ngày chào sàn UPCoM là 40%. Như vậy, trong kịch bản lạc quan nhất, giá trị vốn hóa của PV Oil có thể tăng 40%, đạt 29.240 tỷ đồng.
Kịch bản này là hoàn toàn có thể xảy ra bởi ngay hôm qua (1/3), cổ phiếu BSR của Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn – một "bom tấn" Nhà nước cũng vừa IPO thành công đầu năm 2018 tương tự PV Oil – đã có phiên chào sàn UPCoM tăng kịch trần 40%.
Trước đó, phiên IPO của PV Oil tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh ngày 25/1 đã ghi nhận 3.195 phiếu đấu giá của các nhà đầu tư.
Tổng khối lượng cổ phần đăng ký mua là 483 triệu cổ phần, gấp 2,33 lần lượng cổ phần đưa ra chào bán. Trong đó riêng các tổ chức nước ngoài đăng ký mua gần 151 triệu cổ phần, chiếm 31% tổng lượng cổ phần đặt mua.
Kết thúc phiên đấu giá, toàn bộ 3.179 phiếu đăng ký mua của nhà đầu tư đã được nhập vào hệ thống (16 phiếu đăng ký không hợp lệ).
Tổng cộng 1.378 nhà đầu tư trúng giá, trong đó có 45 nhà đầu tư tổ chức và 1.333 cá nhân. Nhà đầu tư nước ngoài trúng thầu 68,5 triệu cổ phần, chiếm 1/3 lượng đấu giá.
Giá đấu thành công bình quân đạt 20.196 đồng/cổ phần, cao hơn 51% so với giá khởi điểm.
Hiện nhiều nhà đầu tư cả ngoại và nội đang muốn trở thành cổ đông chiến lược của PV Oil. Ông Cao Hoài Dương, thành viên Hội đồng Thành viên, kiêm Tổng giám đốc PV Oil tiết lộ rằng, PV Oil đã nhận được 8 hồ sơ đăng ký làm nhà đầu tư chiến lược của doanh nghiệp, trong đó có 6 nhà đầu tư nước ngoài gồm Tập đoàn Shell, Tập đoàn Idemitsu (Nhật Bản), Tập đoàn Kuwait Petroleum International, Tập đoàn Puma, Tập đoàn SK (Hàn Quốc), 1 tập đoàn từ Trung Đông và 2 nhà đầu tư trong nước là Quỹ đầu tư Sacom và Sovico Holdings.
"Hầu hết nhà đầu tư ngoại đều muốn mua tối đa cổ phần, còn 2 nhà đầu tư trong nước cũng muốn sở hữu lên đến 35% vốn PV Oil", ông Dương cho biết.
Theo kế hoạch cổ phần hóa, PV Oil sẽ bán 44,72% vốn điều lệ cho nhà đầu tư chiến lược. Nhà nước chỉ nắm 35,1% vốn điều lệ.
PV Oil là doanh nghiệp dầu khí phân khúc hạ nguồn duy nhất tham gia đầy đủ các hoạt động từ xuất nhập khẩu dầu thô, chế biến và phân phối sản phẩm xăng dầu.
PV Oil hiện là đơn vị duy nhất được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) ủy thác xuất nhập khẩu dầu, xuất bán dầu thô ra nước ngoài, kinh doanh dầu quốc tế. Hoạt động này mang về lợi nhuận bình quân cho PV Oil khoảng 150 tỷ đồng/năm, tương đương 1/4 lợi nhuận năm 2017.
Doanh thu của PV Oil chủ yếu đến từ kinh doanh xăng dầu. Theo thống kê, 90% thị phần kinh doanh xăng dầu Việt Nam thuộc về 5 thương hiệu, trong đó Petrolimex và PV Oil chiếm trên 70% thị phần, lần lượt là 50% và 22%.
PV Oil đặt mục tiêu gia tăng thị phần toàn ngành lên 35% trong 5 năm tới. Dư địa để tăng thị phần của PV Oil là khá lớn khi mới chiếm 22% thị phần, thấp hơn nhiều giới hạn 50% thị phần theo quy định chống độc quyền của Luật Cạnh tranh.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.