‘Quả bom hẹn giờ’ sắp nổ, Trung - Nga gấp rút tìm cách đối phó

Quang Đăng - 20/07/2024 08:15 (GMT+7)

(VNF) - Các tổ chức tài chính của Nga và Trung Quốc đang tìm cách thúc đẩy các phương thức thanh toán xuyên biên giới ổn định hơn trong bối cảnh Mỹ ban hành loạt lệnh trừng phạt nhằm làm gián đoạn các mối liên kết tài chính giữa hai nước láng giềng này.

“Hiện tại, các tổ chức tài chính có liên quan của Trung Quốc và Nga đang nghiên cứu khả năng hợp tác bằng hệ thống thanh toán Mir”, đại sứ Trung Quốc tại Nga, ông Zhang Hanhui, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với tờ Izvestia.

Hệ thống thanh toán Mir do Nga tự phát triển được Ngân hàng Trung ương Nga thành lập như một giải pháp thay thế cho thẻ Visa và Mastercard.

Hệ thống thanh toán Mir do Nga tự phát triển được Ngân hàng Nga thiết lập như một giải pháp thay thế cho Visa và Mastercard. (Ảnh: Reuters)

Ông Zhang cho biết hợp tác tài chính giữa Trung Quốc và Nga là “thành phần quan trọng và là sự đảm bảo đáng tin cậy” giữa các doanh nghiệp ở hai nước, đồng thời các tổ chức này vẫn tiếp tục hợp tác trong các vấn đề thanh toán thương mại, quản lý tài sản và bảo hiểm.

“Liên quan đến các vấn đề thanh toán do lệnh trừng phạt từ các nước thứ ba, các tổ chức tài chính của Trung Quốc và Nga sẽ tiếp tục tăng cường liên lạc”, ông Zhang cho biết, đồng thời nói thêm rằng Trung Quốc sẽ cho phép nhiều ví điện tử nước ngoài hơn được sử dụng, bao gồm cả khách du lịch Nga.

“Chúng tôi tin tưởng rằng các bên sẽ có thể tìm ra giải pháp thực tế cho vấn đề này”, ông Zhang cho hay.

Bình luận của nhà ngoại giao Trung Quốc được đưa ra sau khi Washington áp đặt lệnh trừng phạt mới đối với Moscow vào tháng trước, làm gia tăng nguy cơ áp đặt lệnh trừng phạt thứ cấp đối với các tổ chức tài chính nước ngoài ủng hộ cuộc chiến của Nga chống lại Ukraine.

Nhưng Tiến sĩ Li Mingbo, phó khoa tại Viện Vùng vịnh lớn Quảng Châu, cho biết hệ thống thanh toán Mir có thể không thực sự mang lại lợi ích cho Trung Quốc và nó có thể chỉ là một biện pháp khẩn cấp ngắn hạn.

Trước đó, ông Li đã dẫn đầu một nhóm nghiên cứu để khảo sát các công ty ở các tỉnh Quảng Đông, Phúc Kiến, Hà Nam và Thiểm Tây và phát hiện ra rằng hầu hết các ngân hàng Trung Quốc đều ngày càng nghiêm ngặt hơn trong việc xem xét các khoản thu ngoại tệ từ các doanh nghiệp liên quan đến Nga do phạm vi trừng phạt thứ cấp của Văn phòng Kiểm soát Tài sản Nước ngoài thuộc Bộ Tài chính Mỹ được mở rộng.

Ông cho biết thêm rằng tất cả các công ty được khảo sát chỉ sản xuất các vật liệu không nhạy cảm liên quan đến nhu cầu thiết yếu hàng ngày, bao gồm quần áo, giày dép, mũ và đồ dùng nhà bếp.

Trước đó, Bộ Tài chính Mỹ hồi tháng 2 cho biết Mir đã cho phép Nga xây dựng một "cơ sở hạ tầng tài chính cho phép Nga trốn tránh lệnh trừng phạt và tái lập các kết nối đã bị cắt đứt với hệ thống tài chính quốc tế" sau khi áp đặt lệnh trừng phạt đối với Hệ thống Thẻ thanh toán quốc gia do nhà nước Nga sở hữu.

“Lý do chính là hầu hết các hoạt động kinh doanh của các tổ chức tài chính Trung Quốc đều có mối liên hệ chặt chẽ với hệ thống tài chính phương Tây”, ông Li cho biết.

“Nếu Trung Quốc và Nga có thể đạt được sự hợp tác trực tiếp về hệ thống thanh toán tài chính, họ có thể bỏ qua Mỹ và các tổ chức tài chính Trung Quốc không phải lo lắng về việc phải chịu các lệnh trừng phạt thứ cấp của Mỹ”, ông Li cho biết thêm.

Mặc dù Trung Quốc không tham gia cùng phương Tây trong việc áp đặt lệnh trừng phạt đối với Nga, các nhà xuất khẩu Trung Quốc từng giao dịch với các công ty Nga cho biết họ đã bị chậm thanh toán.

“Sau hơn bốn tháng không được thanh toán, các thương nhân Trung Quốc hiện đã chuyển sang phương thức thanh toán GEP mới, nhưng vẫn có nguy cơ bị xử phạt. Đây là một quả bom hẹn giờ”, một nhà xuất khẩu ở Quảng Đông cho biết.

GEP là một tùy chọn ví điện tử trên Ozon, gã khổng lồ thương mại điện tử giống như Amazon của Nga, đã trở nên phổ biến nhờ cung cấp các sản phẩm Trung Quốc sau khi nhiều thương hiệu phương Tây rời đi.

Ông Steve Juan, một nhà xuất khẩu vật liệu nội thất tại tỉnh Giang Tô, cho biết rủi ro khi sử dụng hệ thống thanh toán Mir là rất cao đối với các nhà xuất khẩu vừa và nhỏ của Trung Quốc vẫn muốn duy trì hoạt động kinh doanh với Mỹ.

“Nói một cách thẳng thắn, có lẽ sẽ tốt hơn nếu chấp nhận mức thuế quan cao hơn của Mỹ so với cái gọi là hệ thống thanh toán Brics này”, ông Juan nói, ám chỉ đến ý tưởng các thành viên của khối Brics sử dụng tiền tệ địa phương để giao dịch giữa các quốc gia thành viên, độc lập với hệ thống nhắn tin tài chính Swift hiện tại.

“Thuế quan cao có nghĩa là một thỏa thuận để duy trì quy mô xuất khẩu hiện tại sang thị trường phương Tây. Hợp tác hệ thống thanh toán Mir chắc chắn sẽ có tác động rất lớn đến hoạt động xuất khẩu sang thị trường phương Tây. Đây là điều mà các nhà xuất khẩu vừa và nhỏ của chúng tôi không thể chi trả được”, vị chủ doanh nghiệp nói thêm.

Theo số liệu của hải quan Trung Quốc, thương mại song phương giữa Trung Quốc và Nga đạt mức cao kỷ lục vào năm 2023 lên 240 tỷ USD, tăng 26,3% so với năm 2022.

Theo SCMP
Phương Tây đánh chặn, thanh toán bằng Nhân dân tệ của Nga ngày càng bế tắc

Phương Tây đánh chặn, thanh toán bằng Nhân dân tệ của Nga ngày càng bế tắc

Tài chính quốc tế
(VNF) - Đồng nhân dân tệ hiện đã trở thành loại tiền tệ chủ chốt trong thanh toán thương mại của Nga. Nhưng các lệnh trừng phạt chặt chẽ hơn của Mỹ đang đóng băng và trì hoãn các khoản thanh toán này, khiến việc giao thương giữa Nga và các đối tác quốc tế trở nên khó khăn.
Cùng chuyên mục
'Niềm tự hào' 400 tỷ của Tập đoàn Năm Sao: Dự án 20ha suốt 16 năm phủ dày cỏ dại

'Niềm tự hào' 400 tỷ của Tập đoàn Năm Sao: Dự án 20ha suốt 16 năm phủ dày cỏ dại

(VNF) - Dự án Trung tâm Thương mại và du lịch quốc tế Đồng bằng sông Hồng vốn là "niềm tự hào" của Tập đoàn Năm Sao, nhưng gần hai thập kỷ trôi qua vẫn bị "đắp chiếu" bỏ mặc cỏ dại mọc dày.

Thủ tướng: 'Huy động thêm 100.000 tỷ đồng trái phiếu đầu tư hạ tầng'

Thủ tướng: 'Huy động thêm 100.000 tỷ đồng trái phiếu đầu tư hạ tầng'

(VNF) - Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính khai thác dư địa chính sách tài khoá, nghiên cứu huy động thêm khoảng 100.000 tỷ đồng trái phiếu cho đầu tư phát triển hạ tầng chiến lược.

Bão Yagi tiến vào đất liền: Mái tôn bị thổi bay, cây cối đổ la liệt

Bão Yagi tiến vào đất liền: Mái tôn bị thổi bay, cây cối đổ la liệt

(VNF) - Trưa nay, tâm bão Yagi đi vào Quảng Ninh - Hải Phòng với sức gió tối đa 149 km/h, cấp 13.

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Chiến thắng thuộc về thị trường chứng khoán

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Chiến thắng thuộc về thị trường chứng khoán

(VNF) - Theo công ty nghiên cứu Ned Davis Research (NDR), dù ứng cử viên nào chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11 năm nay thì thị trường chứng khoán cũng sẽ tăng trưởng vào năm 2025.

Điểm sáng FDI: Tổng vốn đăng ký 8 tháng đạt 20,5 tỷ USD

Điểm sáng FDI: Tổng vốn đăng ký 8 tháng đạt 20,5 tỷ USD

(VNF) - Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư, thu hút FDI tiếp tục là điểm sáng, tổng vốn FDI đăng ký 8 tháng khoảng 20,5 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ.

Muốn phát triển bền vững nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu

Muốn phát triển bền vững nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu

(VNF) - Trước những tiêu chuẩn ngày càng cao của các thị trường trên thế giới về phát triển bền vững, khiến các DN Việt Nam phải quan tâm tìm hiểu và tiến tới thực thành ESG. Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc này còn nhiều rào cản và dường như DN đang chưa biết phải “xuất phát” ra sao

Tân Chủ tịch ACV Vũ Thế Phiệt, gánh tiếp trọng trách Sân bay Long Thanh

Tân Chủ tịch ACV Vũ Thế Phiệt, gánh tiếp trọng trách Sân bay Long Thanh

(VNF) - Ông Vũ Thế Phiệt được bổ nhiệm làm Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) thay thế cho ông Lại Xuân Thanh - người vừa nghỉ hưu từ 1/9.

 DN liên quan Trương Mỹ Lan khất nợ 445 tỷ đồng lãi trái phiếu

DN liên quan Trương Mỹ Lan khất nợ 445 tỷ đồng lãi trái phiếu

(VNF) - Setra Corp, công ty liên quan hệ sinh thái bà Trương Mỹ Lan, góp vốn xây tháp Vietcombank, đang nợ gần 445 tỷ đồng lãi trái phiếu.

Hình dáng Cao tốc Vân Phong – Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích

Hình dáng Cao tốc Vân Phong – Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích

(VNF) - Cao tốc Vân Phong - Nha Trang có tổng vốn đầu tư 12.000 tỷ đồng, được khởi công tháng 1/2023. Hiện các nhà thầu đang khẩn trương thi công, phấn đấu hoàn thành dự án vào dịp 30/4/2025, vượt tiến độ 8 tháng.

'Việt Nam hưởng lợi từ sắp xếp lại thị trường xuất khẩu toàn cầu'

'Việt Nam hưởng lợi từ sắp xếp lại thị trường xuất khẩu toàn cầu'

(VNF) - Theo nhận định của các chuyên gia,Việt Nam là quốc gia tại ASEAN được hưởng lợi từ việc sắp xếp lại các thị trường xuất khẩu toàn cầu