Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
UBND tỉnh Quảng Ngãi đang lấy ý kiến góp ý về dự thảo Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050.
Theo dự thảo, đến năm 2030, Quảng Ngãi là một tỉnh công nghiệp với hai ngành công nghiệp chủ lực gồm lọc hóa dầu và luyện kim thép. Các loại hình công nghiệp xanh, công nghiệp công nghệ cao dần hình thành tại các khu công nghiệp và cụm công nghiệp tập trung.
Tỉnh từng bước xây dựng được thương hiệu về các loại hình dịch vụ chất lượng cao, với điểm nhấn là lĩnh vực du lịch. Các mô hình về nông nghiệp áp dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn dần được nhân rộng.
Đến 2050, Quảng Ngãi là một tỉnh phát triển bền vững và đa dạng với các ngành công nghiệp xanh, công nghiệp công nghệ cao tập trung tại các khu công nghiệp và cụm công nghiệp tập trung.
Các loại hình dịch vụ tiên tiến, hiện đại và đặc sắc chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế của tỉnh; các loại hình nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn trở thành mũi nhọn của lĩnh vực nông nghiệp.
Hệ thống mạng lưới phát triển khoa học như các trung tâm nghiên cứu và phát triển (đặc biệt là về các lĩnh vực dược liệu, nông nghiệp công nghệ cao...), trung tâm đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp, các cộng đồng nghiên cứu khoa học dần được hình thành trên địa bàn tỉnh.
Cụ thể, các ngành công nghiệp nền tảng (lọc dầu, luyện kiến thép...) sẽ là động lực chính dẫn dắt sự phát triển kinh tế của tỉnh trong giai đoạn 2021 - 2030. Đầu tư phát triển Khu kinh tế Dung Quất trở thành một trong những trung tâm công nghiệp ven biển trọng điểm của khu vực duyên hải Nam Trung Bộ.
Hướng tới 2050, phấn đấu đưa Quảng Ngãi trở thành một trong những trung tâm công nghiệp công nghệ cao và trung tâm năng lượng sạch, năng lượng tái tạo của vùng duyên hải miền Trung.
Dự thảo cũng đề xuất 3 kịch bản phát triển cho Quảng Ngãi, gồm: Phát triển theo hướng đa trung tâm, Phát triển theo hướng công nghiệp hoá toàn diện, Phát triển theo hướng hài hoà và bền vững.
Với kịch bản phát triển theo hướng đa trung tâm, được xây dựng theo hướng đa trung tâm, ổn định và cân đối dựa trên các điều kiện kinh tế hiện tại. Theo đó, chính mỗi huyện, thị xã, thành phố sẽ là động lực cho sự phát triển của địa phương đó.
Điểm mạnh của kịch bản phát triển này là sự ổn định trong ngắn hạn. Do khả năng tự chủ cao, các địa phương dễ dàng triển khai các kế hoạch phát triển kinh tế được đề ra phù hợp với đặc trưng, điều kiện tự nhiên và tình hình thực tế tại địa bàn.
Tuy nhiên, theo kịch bản này, khả năng phát triển kinh tế chung của tỉnh sẽ bị hạn chế do không có tính đồng bộ, thiếu sự kết nối và bổ trợ giữa các địa phương trong tỉnh. Các địa phương có xu hướng phát triển dàn trải trên nhiều lĩnh vực không phải là thế mạnh và không tận dụng được tối đa tiềm năng của khu vực và sự lan tỏa từ các địa phương khác.
Với kịch bản phát triển theo tập trung vào các khu vực kinh tế chính, được xây dựng với mục tiêu phát triển nền kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa toàn diện và xác định công nghiệp sản xuất sẽ dẫn dắt sự phát triển của tỉnh trong cả ngắn hạn và dài hạn.
Theo đó, dựa trên lợi thế lớn của Khu kinh tế Dung Quất và hệ thống hạ tầng kết nối thuận lợi, tỉnh tập trung tối đa nguồn lực đầu tư và hỗ trợ đẩy mạnh phát triển và mở rộng quy mô các ngành công nghiệp nền tảng (hóa dầu, luyện kim thép, đóng tàu...) và các ngành công nghiệp, dịch vụ phụ trợ (logistics, hậu cần cảng biển, sản phẩm sau thép, dầu...).
Với kịch bản này, khả năng tăng trưởng kinh tế của tỉnh trong ngắn hạn là rất lớn. Việc đẩy mạnh phát triển các thế mạnh về Khu kinh tế Dung Quất và đặc biệt là các ngành công nghiệp nặng (dầu, luyện kim, logistics...) sẽ là bàn đạp để mở rộng quy mô nền kinh tế một cách nhanh chóng trong giai đoạn 2021 - 2030.
Tuy nhiên, chất lượng tăng trưởng theo kịch bản này ít có sự đột phá, tỷ trọng của các ngành công nghiệp phát thải cao trong cơ cấu nền kinh tế của tỉnh ngày càng lớn và sẽ không phù hợp với xu hướng tăng trưởng xanh trong giai đoạn phát triển mới, đặc biệt là sau năm 2030. Trong trung hạn và dài hạn, khi dư địa phát triển và lợi thế của các lĩnh vực công nghiệp nặng dần mất đi, nền kinh tế của tỉnh sẽ ở thể bị động do thiếu sự chuẩn bị để chuyển dịch và sẽ dần tụt hậu so với các địa phương khác.
Với kịch bản phát triển theo hướng hài hoà và bền vững, được xây dựng dựa trên mục tiêu phát triển một cách hài hoà giữa các lĩnh vực theo xu hướng xanh và bền vững trong tương lại.
Theo kịch bản này, trong giai đoạn 2021 - 2030, các lĩnh vực công nghiệp nền tảng như sản xuất dầu, thép, đóng tàu... vẫn sẽ là đầu tàu dẫn dắt sự phát triển kinh tế của tỉnh.
Theo đó, Quảng Ngãi tiếp tục chú trọng đầu tư hoàn thiện và nâng cấp cơ sở hạ tầng các khu vực kinh tế quan trọng và hỗ trợ thực hiện các dự án mở rộng quy mô các lĩnh vực công nghiệp chủ lực (dầu, thép...).
Tuy nhiên, thay vì chỉ tập trung tiếp tục phát triển nhanh các ngành công nghiệp nặng cho giai đoạn sau 2030, kịch bản này đề xuất các định hướng về phát triển và phân bổ nguồn lực để dần dịch chuyển cơ cấu nền kinh tế theo hướng phát triển các lĩnh vực phù hợp với xu thế phát triển bền vững cho các giai đoạn sau và mang lại giá trị kinh tế cao như: công nghiệp năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; công nghiệp chế biến nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chất lượng cao; dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng, hội thảo; dịch vụ logistics; nông nghiệp hữu cơ; nông nghiệp áp dụng công nghệ cao...
Theo kịch bản này, khả năng và tốc độ phát triển kinh tế của tỉnh trong ngắn hạn tuy không mang tính đột phá cao nhưng sẽ ổn định.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.