Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
UBND TP.HCM vừa duyệt nhiệm vụ tuyển chọn ý tưởng quy hoạch phát triển huyện Cần Giờ thành khu đô thị thông minh. Huyện Cần Giờ với diện tích tự nhiên 70.421,58ha trong đó quy hoạch khu đô thị du lịch biển chiếm 2.870ha.
Đồ án với mục tiêu biến Cần Giờ thành một cực phát triển kinh tế mạnh của TP. HCM về du lịch biển, du lịch nghỉ dưỡng, hội thảo hội nghị kết hợp nghỉ dưỡng, đô thị thông minh, dịch vụ công nghệ cao, dịch vụ, resort, khách sạn... Hướng tới một khu vực kinh tế tri thức, thu hút hoạt động khoa học, nghiên cứu, giáo dục, đào tạo phục vụ hoạt động kinh tế công nghệ cao...
Để đảm bảo gìn giữ hệ sinh thái, yếu tố lịch sử, văn hóa có sẵn của Cần Giờ, việc lựa chọn giải pháp quy hoạch bố trí khu vực nhà tái định cư và nhà ở xã hội, phù hợp với sự thống nhất của quy hoạch tổng thể là điều hết sức quan trọng. Thực hiện đồ án, Cần Giờ sẽ được đầu tư mạnh tay nhằm phát triển giao thông, hạ tầng kỹ thuật phối hợp các nguồn lực kinh tế xã hội vùng.
Đồ án đưa ra giải pháp và xác định rõ về phân khu chức năng như khoanh vùng phát triển và phân kỳ đầu tư. Phát triển các khu chức năng nén, không phân tán, khu vực nằm sâu trong đất liền phải kết nối tốt với nhau và đồng bộ khu đô thị lấn biển. Thực hiện đồ án, Cần Giờ trở thành điểm đến thu hút giới đầu tư trong nhiều lĩnh vực như bất động sản, công nghệ cao, du lịch nghỉ dưỡng.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.