Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Theo báo cáo mới đây của Chi cục Tài chính doanh nghiệp (Chi cục TCDN- Sở Tài chính TP. HCM), Phú Hữu là cảng quan trọng nằm trong quy hoạch của nhóm cảng biển số 5. Kết luận thanh tra nêu rõ: Công ty TNHH MTV Cảng Bến Nghé (công ty con của Samco) liên kết rồi lập ra pháp nhân mới để đem cảng Phú Hữu cho thuê là sai phạm. Tuy nhiên, chính Chủ tịch UBND TP. HCM Nguyễn Thành Phong lại ký văn bản cho phép Samco tiếp tục thực hiện việc cho thuê.
Kết luận thanh tra chỉ rõ: Công ty Cảng Bến Nghé hợp tác với Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn và nhiều cổ đông để lập ra Công ty Cổ phần Tân Cảng - Phú Hữu và cho công ty mới này thuê lại cảng Phú Hữu. Việc làm này thực chất là hợp tác thành lập pháp nhân mới và Công ty Cảng Bến Nghé cho thuê lại cơ sở hạ tầng nêu trên là sai phạm.
Bởi thành phố chỉ cho phép Công ty Cảng Bến Nghé hợp tác với Tân Cảng Sai Gòn, không phải hợp tác với Công ty Cổ phần Tân Cảng – Phú Hữu. Điều này đồng nghĩa việc cho Công ty Cổ phần Tân Cảng – Phú Hữu thuê toàn bộ cơ sở hạ tầng của cảng Phú Hữu là không đúng đối tượng.
Nhưng theo báo cáo của Samco sau thanh tra thì ngày 21/8/2014, đơn vị này có tờ trình số 123 gửi UBND TP. HCM về phương án hợp tác khai thác cảng Phú Hữu. Sau đó, căn cứ theo biên bản hợp tác 335 giữa Tân Cảng Sài Gòn và Samco, ngày 22/10/2014, Sở Giao thông vận tải có công văn số 8036 kiến nghị UBND thành phố chấp thuận hợp tác trên với nội dung: Tăng vốn điều lệ và tái cơ cấu vốn của Công ty Cổ phần Cảng Phú Hữu để Tân Cảng Sài Gòn và Công ty TNHH Container Sài Gòn tham gia góp vốn và trở thành cổ đông chiến lược.
Đổi tên Công ty Cổ phần Cảng Phú Hữu thành Công ty Cổ phần Tân Cảng - Phú Hữu trên cơ sở tái cơ cấu vốn điều lệ từ 85 tỷ đồng lên 165 tỷ đồng với tỷ lệ góp vốn các bên là: Công ty Cảng Bến Nghé 45%, Tân Cảng Sài Gòn 36%, Công ty TNHH Container Sài Gòn 11,73%, còn lại các cổ đông khác 7,27%; Công ty Cổ phần Tân Cảng - Phú Hữu sẽ thuê lại toàn bộ cơ sở hạ tầng của cảng Phú Hữu để đầu tư nâng cấp thành cảng container hoàn chỉnh và kinh doanh khai thác trong… 30 năm.
Ngày 5/11/2014, UBND TP. HCM đã có công văn số 5736 đồng ý chủ trương cho phép Công ty Cảng Bến Nghé hợp tác với Tân Cảng Sài Gòn để khai thác cảng Phú Hữu.
Như vậy theo giải trình trên thì giai đoạn 2014, công ty con của Samco được thành phố “bật đèn xanh” lập pháp nhân mới để đem cảng cho thuê.
Vẫn theo báo cáo của Chi cục TCDN, Samco đề xuất UBND thành phố chấp thuận cho tiếp tục hợp tác với Tân Cảng SG thông qua Công ty Cổ phần Tân Cảng - Phú Hữu; “xin” phê duyệt phương án cho thuê hạ tầng cảng biển tại cảng Phú Hữu và bên thuê không ai khác vẫn là Công ty Cổ phần Tân Cảng - Phú Hữu.
Đồng thời, Samco cũng đề xuất cho phép Công ty TNHH MTV Cảng Bến Nghé được ký hợp đồng thuê đất với khu đất tại cảng Phú Hữu (quận 9) theo hình thức trả tiền một lần cho thời hạn thuê 50 năm. Trong khi kết luận thanh tra trước đó chỉ rõ, Công ty Cảng Bến Nghé không có quyền cho thuê tài sản trên đất vì là tổ chức thuê đất trả tiền thuê hàng năm.
Theo Chi cục TCDN, đây mới là đề xuất của Samco. Theo chỉ đạo của UBND TP thì các Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giao thông vận tải, Sở Tài nguyên Môi trường phải có ý kiến liên quan vụ việc, mới đủ cơ sở trình UBND thành phố xem xét phán quyết. Đáng lưu ý, được giao chủ trì phối hợp, từ nhiều tháng trước, Chi cục TCDN liên tục có văn bản “thúc” nhưng các sở đến giờ vẫn…chưa ý kiến gì.
Theo Kết luận thanh tra số 04/KL-TTTP-P6 (kết luận 04) ngày 8/1 của Thanh tra Thành phố, việc Tổng công ty Samco chưa thực hiện các thủ tục liên quan đến việc sử dụng và khai thác mặt bằng tại số 264 đường Trần Hưng Đạo (phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1) là không đúng chỉ đạo của UBND TP tại Giấy chứng nhận đầu tư số 411022000718, chứng nhận lần đầu ngày 24/6/2013.
Trong Giấy chứng nhận đầu tư này có quy định: “Các nhà đầu tư (Tổng công ty Samco – bên Việt Nam và Công ty Toyota Tsusho Corporation – bên nước ngoài) có trách nhiệm liên hệ Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường, Chi cục Tài chính doanh nghiệp để được xem xét, thống nhất về nội dung, các điều kiện và điều khoản của Hợp đồng cho thuê/thuê nhà đất tại số 264 Trần Hưng Đạo để làm trụ sở chính và cơ sở kinh doanh...”.
Ngày 31/10/2013, Samco đã ký hợp đồng số 55/HĐ-SC-TSMC, cho Công ty TNHH Ôtô Toyotsu Samco (Toyotsu Samco - doanh nghiệp liên doanh giữa Samco và Toyota Tsusho Corporation) thuê toàn bộ mặt bằng, nhà trưng bày và nhà xưởng tại số 264 Trần Hưng Đạo trong thời hạn 25 năm. Theo báo cáo của Samco, toàn bộ nguồn thu từ việc cho thuê nhà xưởng này đều được nộp về ngân sách nhà nước theo đúng quy định.
Về việc này, Chi cục tài chính doanh nghiệp có ý kiến, Tổng công ty Samco ký hợp đồng cho Toyotsu Samco thuê đất tại số 264 Trần Hưng Đạo khi chưa có ý kiến chỉ đạo của các sở, ngành là không đúng với chỉ đạo của UBND thành phố. Chi cục tài chính doanh nghiệp đề xuất UBND thành phố giao Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường có ý kiến về các nội dung, điều kiện và điều khoản trong hợp đồng số 55 nói trên.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.