Saigonbank đặt kế hoạch trả cổ tức 5% cho năm 2017

Minh Tâm - 01/06/2017 09:19 (GMT+7)

(VNF) - Năm 2017, Saigonbank đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế khá táo bạo là 270 tỷ đồng, tăng 55% so với năm 2016. Đồng thời, ngân hàng này cũng đặt kế hoạch trả cổ tức 5% cho năm nay.

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương (Saigonbank) vừa công bố tài liệu đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2017, theo đó, Saigonbank đặt kế hoạch nâng tổng tài sản lên 23.140 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2016.

Về huy động vốn, Saigonbank đặt kế hoạch huy động vốn 18.600 tỷ đồng trong năm 2017, tăng 18% so với năm 2016. Tổng nợ nợ cho vay kế hoạch là 14.800 tỷ đồng, tăng 18%.

Đối với nợ xấu, Saigonbank tiếp tục đặt kế hoạch đưa nợ xấu về dưới 3% tổng dư nợ. Tính đến hết ngày 31/12/2016, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng này là 2,63% tổng dư nợ. Tuy nhiên, nếu tính thêm khoảng 403 tỷ đồng nợ xấu VAMC chưa xử lý, tỷ lệ nợ xấu của Saigonbank sẽ tăng thêm khoảng 3 điểm%, đạt khoảng 5,6%.

Năm 2017, Saigonbank đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế khá táo bạo là 270 tỷ đồng, tăng 55% so với năm 2016. Đồng thời, ngân hàng này cũng đặt kế hoạch trả cổ tức 5% cho năm 2017.

Đánh giá về những tồn tại trong năm 2016, ban lãnh đạo Saigonbank cho biết, do những khó khăn khách quan của kinh tế trong nước, Saigonbank đã không thể hoàn thành các chỉ tiêu về huy động, cho vay… do Đại hội đồng Cổ đông giao năm 2016.

Thêm vào đó, ngân hàng cũng chưa hoàn thành việc phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ theo Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông.

Ban lãnh đạo Saigonbank cũng nhận đinh, các hoạt động dịch vụ của ngân hàng này còn chưa phát triển, sản phẩm ít nên tổng nguồn thu dịch vụ trên tổng thu nhập của Saigonbank thấp, đến cuối năm 2017, tỷ trọng thu dịch vụ/tổng thu nhập ngân hàng mới chỉ chiếm tỷ trọng 9,67%.

Về việc quảng bá thương hiệu năm 2016, lãnh đạo Saigonbank đánh giá là chưa đạt được hiệu quả như mong muốn do kinh phí đầu tư còn hạn chế theo chủ trương chung về tiết kiệm, cắt giảm chi phí.

Hiện Saigonbank có 4 cổ đông lớn và đều là tổ chức, bao gồm: Văn phòng Thành ủy TP.HCM (sở hữu 18,18%), Công ty TNHH MTV Xây dựng và kinh doanh Nhà Phú Nhuận (16,64%), Công ty TNHH MTV Du lịch TM Kỳ Hòa (16,35%) và Công ty TNHH MTV Dầu khí Thành phố Hồ Chí Minh (14,08%).

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Bỏ tiền mua dữ liệu: Vì sao còn ngần ngại?

Bỏ tiền mua dữ liệu: Vì sao còn ngần ngại?

(VNF) - Dữ liệu tài chính giống như “thực phẩm chức năng”, không phải là “thuốc chữa bệnh”, nên không nằm trong danh mục “ưu tiên” của rất nhiều nhà đầu tư. Bên cạnh đó, nguồn cung dữ liệu tài chính chất lượng cao trên thị trường hiện còn hạn chế.

Cách nộp tiền và sử dụng VETC không mất phí chuyển khoản

Cách nộp tiền và sử dụng VETC không mất phí chuyển khoản

(VNF) -Trước phản ánh về việc dùng tài khoản VETC bị treo tiền khi không dùng hết, đồng thời có nhiều người khi chuyển tiền vào tài khoản giao thông vẫn bị mất phí, phía VETC khẳng định, DN không treo tiền của khách, không thu bất kỳ hoản phí nào của khách hàng và đang nỗ lực hoàn thiện dịch vụ để khách hàng thuận tiện khi nộp và sử dụng ứng dụng VETC.

Giá vàng SJC 'bất động', chờ chính sách mới của NHNN

Giá vàng SJC 'bất động', chờ chính sách mới của NHNN

(VNF) - Giá vàng trong nước dường như đang “chững lại” để chờ những thay đổi mới trong chính sách bình ổn thị trường vàng của Ngân hàng Nhà nước.

'Người dân thắt lưng buộc bụng nhưng vẫn phải nộp thuế thu nhập cá nhân'

'Người dân thắt lưng buộc bụng nhưng vẫn phải nộp thuế thu nhập cá nhân'

(VNF) - Đại biểu Nguyễn Thị Thủy (đoàn Bắc Kạn) cho rằng mức giảm trừ gia cảnh hiện nay chưa phản ánh đúng với thực tế cuộc sống.

Vinh danh Chủ tịch Trung Quốc, Campuchia đặt tên 'Đại lộ Tập Cận Bình'

Vinh danh Chủ tịch Trung Quốc, Campuchia đặt tên 'Đại lộ Tập Cận Bình'

(VNF) - Chính phủ Campuchia đã chính thức đổi tên Đường vành đai 3 ở Phonm Penh thành “Đại lộ Tập Cận Bình” để vinh danh Chủ tịch nước Trung Quốc, người đóng vai trò chủ chốt trong việc tăng cường quan hệ đối tác kinh tế giữa Campuchia và Trung Quốc.

Đề nghị Quốc hội ra nghị quyết thí điểm làm dự án nhà ở khi chưa chuyển đổi mục đích sang đất ở

Đề nghị Quốc hội ra nghị quyết thí điểm làm dự án nhà ở khi chưa chuyển đổi mục đích sang đất ở

(VNF) - Chính phủ thống nhất thông qua Đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất mà đất đó không phải là đất ở.

Vàng trồi sụt quanh 90 triệu/lượng: Liều lướt sóng trong cơn sốt giá?

Vàng trồi sụt quanh 90 triệu/lượng: Liều lướt sóng trong cơn sốt giá?

(VNF) - Bất chấp việc Ngân hàng Nhà nước đã “bơm” ra thị trường 48.500 lượng vàng, tương ứng với 1,8 tấn, thế nhưng giá vẫn không ngừng tăng, lên ngưỡng 90 triệu đồng/lượng. Đặc biệt nhẫn trơn vẫn khan nguồn cung, vậy với nhà đầu tư cá nhân thì có nên “lướt sóng” trong cơn sốt này

Chuyển đổi số ngân hàng: An toàn thông tin là yêu cầu hàng đầu

Chuyển đổi số ngân hàng: An toàn thông tin là yêu cầu hàng đầu

(VNF) - Trong bối cảnh cả nước ngày càng xuất hiện nhiều vụ mất tiền trong tài khoản, việc bảo vệ thông tin và tài sản của khách hàng đã trở thành một nhiệm vụ hàng đầu của ngành ngân hàng Quảng Nam.

Tập đoàn bảo hiểm 137 tuổi 'trẻ hoá' nhờ AI

Tập đoàn bảo hiểm 137 tuổi 'trẻ hoá' nhờ AI

(VNF) - Manulife, một trong những công ty bảo hiểm nhân thọ lâu đời và lớn nhất thế giới, đang cho thấy sức sống mạnh mẽ và sự linh hoạt đáng kinh ngạc của một “cỗ máy” 137 tuổi trong tiến trình chuyển đổi kỹ thuật số và áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI).

Nhớ lại 5 năm điên đảo của BĐS Việt: Khủng hoảng, gượng dậy, lại khủng hoảng

Nhớ lại 5 năm điên đảo của BĐS Việt: Khủng hoảng, gượng dậy, lại khủng hoảng

(VNF) - Trải qua giai đoạn sốt nóng cực độ (2006 -2007), thị trường bất động sản Việt Nam đã bất ngờ đảo chiều trong năm 2008, khởi đầu cho một thời kỳ u ám kéo dài khiến hàng loạt doanh nghiệp địa ốc lao đao. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng này cũng tạo điều kiện cho một lớp doanh nghiệp vươn lên, trở thành những cái tên hàng đầu.