'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Đại biểu Quốc hội Hoàng Đức Thắng cho rằng thực hiện đúng quy chuẩn của đường bộ cao tốc nghĩa là ít nhất có 4 làn xe và có dải phân cách, nếu không khi thực hiện giai đoạn tiếp theo phải phá dỡ nhiều hạng mục của giai đoạn I, dẫn đến gây lãng phí rất lớn.
Đại biểu Thắng cũng chỉ rõ, tuyến đường cao tốc Cam Lộ - Túy Loan được đầu tư theo tư duy, tầm nhìn chật hẹp, với 2 làn xe đang phát sinh nhiều bất cập. Cử tri gọi đây là tuyến đường tránh Quốc lộ 1A.
Cùng với đó, do chưa có hành lang pháp lý đầy đủ, chưa đồng bộ về hạ tầng phụ trợ, chưa đầu tư trạm dừng nghỉ, trạm xăng dầu cùng các dịch vụ khác nên làm cho đường bộ cao tốc không hấp dẫn các phương tiện tham gia, việc kết nối các trục đường ngang, dọc với đường bộ cao tốc chưa phát huy bổ trợ lẫn nhau.
Vì vậy, đại biểu Thắng đề nghị Chính phủ cần kiểm tra, đánh giá sát, đúng thực trạng những bất cập của hệ thống đường bộ cao tốc hiện có, khẩn trương cho mở rộng những tuyến đường chật hẹp 2 làn xe. "Chí ít cũng phải thực hiện ngay việc mở rộng, giải phóng mặt bằng, đồng thời sớm ban hành các quy định chỉ đạo sát sao việc quản lý, khai thác công trình nhằm phát huy hiệu quả đầu tư", đại biểu cho hay.
>>>Xem thêm: 'Đường cao tốc nhưng cử tri gọi là tuyến đường tránh Quốc lộ 1A'
Phát biểu trong phiên thảo luận ngày 2/11 tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XV, đại biểu Phạm Văn Thịnh - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang cho biết, Dự án BOT cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn thu phí từ tháng 2/2020 đến nay mới đạt khoảng 30% phương án tài chính hằng năm. Mức phí đối với xe ô tô thấp nhất là 2000 đồng/km, cao nhất là xe container 7200 đồng/km. Với chiều dài của tuyến cao tốc là 64km thì chi phí phải bỏ ra là 128-461.000 đồng cho một lần đi. Thời gian thu phí 17 năm từ 2020-2037.
Đây là tuyến giao thông huyết mạch nhưng xe hiện nay đi rất ít do mức phí quá cao, trong khi tuyến quốc lộ 1 chạy song song không thu phí. Theo đó, đại biểu Thịnh cho rằng nếu Nhà nước mua lại dự án này đồng thời giảm mức phí xuống còn 30%, chắc chắn tuyến đường sẽ được sử dụng hiệu quả.
"Doanh nghiệp, chủ đầu tư dự án thoát được thảm cảnh thua lỗ kéo dài. Nhà nước chắc chắn không chỉ lãi mà còn nhận được nhiều lợi ích khác như tai nạn giao thông, chi phí vận tải giảm, người dân hạnh phúc hơn", đại biểu nhấn mạnh.
Nêu quan điểm về đầu tư hạ tầng giao thông chiến lược, ông Thịnh cho rằng, thành phần kinh tế nhà nước cần là nhà đầu tư chính cho các hạ tầng giao thông chiến lược.
Theo phân tích, thành phần kinh tế nhà nước có lợi thế tuyệt đối so với các nhà đầu tư khác về thời hạn thu hồi vốn đối với dự án đầu tư. Thông thường chủ doanh nghiệp kinh tế tư nhân khi ra quyết định đầu tư chỉ tính thu hồi vốn trong khoảng 10 năm, cá biệt có thể lên đến 22 - 25 năm. Còn đối với Nhà nước, thời gian thu hồi vốn có thể lên đến 50 năm, thậm chí 70-100 năm. Đây là một lợi thế tuyệt đối trong đầu tư.
>>>Xem thêm: ĐBQH: 'Cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn phí quá cao, NN mua lại và giảm phí còn 30% sẽ hiệu quả hơn'
Góp ý vào dự án Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), đại biểu Trịnh Xuân An - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai, cho rằng hành vi thao túng trong thị trường bất động sản nguy hiểm không kém gì hành vi thao túng trong thị trường chứng khoán.
"Hiện nay thao túng trong thị trường kinh doanh bất động sản rất tinh vi, tình trạng bong bóng, giá trên trời so với thực tế", đại biểu nói. Do đó, đại biểu đề nghị cần cấm hành vi thao túng thị trường bất động sản trong luật và có quy định để loại trừ.
Đại biểu Trịnh Xuân An cũng chỉ rõ, việc thao túng thị trường bất động sản không chỉ thông qua việc đấu thầu bỏ giá cao, bỏ cọc mà còn dùng giá dự án này để kích giá cho dự án khác và tăng mặt bằng giá lên rất cao.
"Nếu không xử lý vấn đề này triệt để thì sẽ tạo thành bong bóng và nó giống như sự cố Evergrande đã xảy ra ở Trung Quốc. Vì vậy, cần quy định hành vi cấm thao túng giá trong dự án Luật này", đại biểu cho hay.
>>>Xem thêm: 'Thao túng bất động sản nguy hiểm không kém gì thao túng chứng khoán'
Lấy dẫn chứng về ách tắc giải ngân đầu tư công do vướng các quy định, Bộ trưởng Phớc cho biết, kể cả gói sân bay Long Thành là công trình trọng điểm quốc gia đến hôm nay cũng chưa giao được vốn, vì không có dự án được phê duyệt, trong khi muốn có dự án được phê duyệt thì phải có tiền. Nếu lấy chi thường xuyên đưa vào chuẩn bị đầu tư thì lại sai quy định của Luật Đầu tư công. Luật Đầu tư công phải mở ra, phải đa dạng hóa nguồn vốn, cân đối được tài khoá và quy định chủ yếu trình tự thủ tục.
Bên cạnh đó, trường hợp muốn điều chỉnh danh mục công trình hay điều chỉnh vốn từ dự án này sang dự án khác cũng phải ra Quốc hội. Vấn đề muốn lập dự án phải có tiền, tiền phải đưa vào kế hoạch đầu tư công; muốn có dự án mới được bố trí tiền. "Những dự án trong gói phục hồi của dân không giao được vốn chứ đừng nói giải ngân. Như gói 14.000 tỷ để xây dựng trạm y tế của các phường, xã thì đến nay chưa giao được vốn", ông nhấn mạnh.
Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính, nếu hoàn thiện pháp luật tốt thì tăng trưởng sẽ mạnh hơn, nền kinh tế bền vững hơn và doanh nghiệp sẽ phát triển mạnh mẽ hơn.
"Đến hôm nay giải ngân đầu tư công mới chỉ được 57%, theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, nhưng nếu cả quyết định của UBND tỉnh và Chính phủ mới được 52%. "Tại sao lại giải ngân thấp thế trong khi nền kinh tế đang khát vốn. Đây có phải vấn đề vướng mắc từ Luật Đầu tư công không. Nếu không sửa Luật Đầu tư công chúng ta vẫn cứ tiếp tục bàn mãi về vấn đề giải ngân đầu tư công", Bộ trưởng nêu vấn đề.
"Tôi nghĩ phải sửa và sắp tới có thể sửa Luật Ngân sách thì đưa vào một chương phù hợp với Luật Ngân sách về chi thường xuyên và chi đầu tư. Ngay cả vấn đề chi thường xuyên, chi đầu tư bây giờ cũng cãi nhau. Cho nên vấn đề vướng pháp luật thì tôi nghĩ là có và chúng ta tiếp tục hoàn thiện", ông Phớc kiến nghị.
>>>Xem thêm: Bộ trưởng Tài chính: 'Dự án Sân bay Long Thành chưa giao được vốn'
Góp ý trong phiên thảo luận về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, đại biểu Trần Quang Minh - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình đề cập đến vấn đề bất hợp lý của nhiều đoạn cao tốc.
Đại biểu Trần Quang Minh cho biết, một số tuyến đường cao tốc có 4 làn xe mới hoàn thành đi vào sử dụng lại chỉ cho phép tốc độ tối đa 80km/h là chưa hợp lý, chưa đúng với mục tiêu giảm lưu lượng đối với những tuyến đường khác, nhất là Quốc lộ 1A.
Theo Đại biểu Trần Quang Minh, các cử tri rất băn khoăn và đặt câu hỏi tại sao đường Quốc lộ 1A với nhiều loại phương tiện lưu thông trên đường, hai bên đường cư dân tập trung khá đông, nhiều loại hình kinh doanh trường học... nhưng nhiều đoạn cho phép lưu thông với tốc độ tối đa là 90km/h, trong khi đường cao tốc chỉ cho phép tối đa là 80km/h.
"Như vậy có bất hợp lý và lãng phí hay không hay còn vấn đề quy định nào khác, đề nghị Bộ Giao thông xem xét", đại biểu nêu vấn đề.
>>>Xem thêm: 'Cao tốc 4 làn xe, tốc độ tối đa 80km/h là bất hợp lý'
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.