Toàn cảnh khu vực sẽ xây Ga đường sắt Đà Nẵng mới
(VNF) - Theo kế hoạch, ga hàng hóa và công trình phụ trợ được di dời ra khu vực ga Kim Liên, ga hành khách dời về khu vực hồ Trung Nghĩa.
Theo khảo sát của Cục hàng hải Việt Nam, TP. HCM là một trong 3 đô thị cảng biển lớn cả nước cùng với Hải Phòng và Đà Nẵng. Với sản lượng hàng hóa thông quan lên tới 170 triệu tấn/năm với 4 cụm cảng chính là Cát Lái, Nhà Bè, Sài Gòn và Hiệp Phước.
Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, hệ thống hạ tầng giao thông kết nối với các cảng chưa đồng bộ, đường hẹp, thiếu kết nối khiến kẹt xe triền miên, chi phí logistics tăng, hiệu quả khai thác cảng giảm.
Ví dụ như tại cảng Cát Lái, theo quy hoạch trước đây hệ thống đường chỉ đáp ứng cho khoảng 12.000 xe/ngày đêm. Trong khi đó, lưu lượng thực tế đã lên 19.000 - 20.000 xe/ngày đêm, có hôm đột biến lên 26.000 xe/ngày đêm. Vì thế, tình trạng ùn tắc, ô nhiễm khu vực xung quanh cảng rất bức xúc.
Trước tình trạng đó, HĐND TP. HCM đã thông qua nghị quyết ban hành mức thu phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu cảng biển trên địa bàn thành phố (gọi tắt là phí hạ tầng cảng biển).
Cụ thể, đối với hàng tạm nhập tái xuất, hàng gửi kho ngoại quan, hàng quá cảnh, hàng chuyển khẩu áp dụng mức thu 50.000 đồng/tấn đối với hàng lỏng, hàng rời không đóng trong container; 4,4 triệu đồng/cont với container 40ft và 2,2 triệu đồng với container 20ft.
Đối với hàng hóa nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu mở tờ khai ngoài thành phố sẽ áp dụng mức 500.000 đồng/cont đối với container 20ft; 1 triệu đồng/cont đối với container 40ft và 30.000 đồng/tấn đối với hàng lỏng, hàng rời không đóng trong container.
Với hàng hóa nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu mở tờ khai tại TP áp dụng mức thu là 250.000 đồng/cont đối với container 20ft; 500.000 đồng/cont với container 40ft và 15.000 đồng/tấn đối với hàng lỏng, hàng rời không đóng trong container.
Bên cạnh đó, các hàng hóa nhập khẩu phục vụ trực tiếp cho an ninh, quốc phòng, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để đảm bảo an sinh xã hội, khắc phục thiên tai, thảm họa, dịch bệnh sẽ được miễn phí. Thời gian áp dụng thu phí từ ngày 1/7/2021.
Theo ước tính sơ bộ, với lưu lượng xe như hiện nay, Thành phố sẽ thu được khoảng 3.000 tỷ đồng/năm.
Trao đổi với VietnamFinance, đại diện Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn cho biết trong năm 2020, lượng hàng hóa qua cảng Cát Lái đạt 5,6 triệu Teu, tăng khoảng 7,4% so với năm 2019 (đạt hơn 5,2 triệu Teu, tương đương 74 triệu tấn) và là cảng có sản lượng thông quan hàng đầu thế giới.
"Tốc độ tăng trưởng sản lượng hàng hóa qua cảng bình quân hằng năm là 5%, liên tục tăng nhanh và vượt mức dự báo. Trung bình có khoảng 26.000 lượt xe vận tải hàng hóa ra vào cảng biển mỗi ngày. Ngay trong mùa dịch Covid-19, nhu cầu hàng hóa xuất nhập khẩu các tỉnh phía Nam vẫn tăng gần 20%, riêng TP. HCM tăng trên 5%.
Trong khi đó, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ kết nối các cụm cảng của TP lại phát triển khá chậm, không theo kịp sự phát triển của các cảng biển, dẫn đến ùn tắc xảy ra thường xuyên. Vì thế, trong bối cảnh ngân sách hạn hẹp, tôi cho rằng việc thu phí hạ tầng cảng biển để đầu tư xây dựng, mở rộng các tuyến đường là cần thiết", Đại tá Nguyễn Năng Toàn, Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn nói.
Về phía Cục hàng hải Việt Nam (HHVN), Cục trưởng Nguyễn Xuân Sang đánh giá: "Việc phí hạ tầng cảng biển đã có tiền lệ thành công ở Hải Phòng. Trong bối cảnh ùn tắc nghiêm trọng tại nhiều tuyến đường xung quanh các cảng tại TP. HCM, việc thực hiện thu phí là hợp lý. Ở một chiều hướng khác, nếu TP. HCM thu phí hạ tầng, các chủ hàng, chủ tàu cũng nên cân nhắc điều chuyển lượng hàng về Cái Mép - Thị Vải nhiều hơn".
Đồng tình với việc thu phí cảng biển nhưng ông Lê Trung Tính, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải hành khách liên tỉnh và du lịch TP. HCM đề nghị giãn mức thời gian thu phí.
"Theo tôi, việc thu phí hạ tầng cảng biển cần lùi thêm 1 năm bởi doanh nghiệp đã gặp nhiều khó khăn do dịch Covid-19, cần có khoảng thời gian để phục hồi sau dịch. Đặc biệt, TP. HCM cần bổ sung vào đề án 3 kịch bản sử dụng nguồn thu. Chẳng hạn, năm đầu tiên thu được 3.000 tỉ, thành phố sẽ làm con đường nào, tại cảng nào, thời gian làm cụ thể, công bố cho người dân được biết. Nếu thu được 4.000 hoặc 5.000 tỉ sẽ làm con đường nào tiếp theo...", ông Tính nói.
Ủng hộ quan điểm trên, ông Hà Ngọc Trường, Phó chủ tịch Hội Cầu đường cảng TP. HCM cho biết: Chúng tôi ủng hộ đề án thu phí để làm đường vào cảng nhưng cần lưu ý thời gian thực hiện bởi các doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn sau dịch Covid-19. Ngoài ra, phải chứng minh được việc thu phí để xây dựng, mở rộng đường sẽ mang lại hiệu quả cho các doanh nghiệp. Tránh trường hợp thu phí xong, đường vẫn tắc".
3.000 tỷ/năm đầu tư tuyến đường nào? Trao đổi với VietnamFinance, lãnh đạo Sở Giao thông vận tải (GTVT) TP. HCM cho biết: Các hiệp hội, doanh nghiệp yêu cầu minh bạch nguồn vốn 3.000 tỷ đồng/năm đầu tư vào đâu, làm gì là hoàn toàn có lý. Hiện Sở GTVT đang lên danh sách đầu tư, mở rộng, làm mới các tuyến đường ra, vào các cảng. Trong đó, sẽ nêu rõ khi nào đầu tư khép kín đường Vành đai 2, khi nào mở rộng đường Nguyễn Thị Định, Nguyễn Duy Trinh.... Việc đầu tư phải rõ ràng có sự giám sát của HĐND thành phố và các doanh nghiệp, đơn vị liên quan. Mặt khác, hình thức thu phí cũng sẽ minh bạch hoá theo hình thức theo hình thức không dùng tiền mặt, thanh toán chuyển khoản qua hệ thống 24/7 của Hải quan thành phố. |
(VNF) - Theo kế hoạch, ga hàng hóa và công trình phụ trợ được di dời ra khu vực ga Kim Liên, ga hành khách dời về khu vực hồ Trung Nghĩa.