Soán ngôi Alibaba, Pinduoduo thành công ty thương mại điện tử giá trị nhất Trung Quốc
(VNF) - Sau khi nắm giữ "ngôi vương" ngành thương mại điện tử trong nhiều năm, đế chế Alibaba đã phải nhường lại vương miện cho một đối thủ non trẻ hơn là PDD (Pinduoduo).
- Qua thời hoàng kim, Alibaba bị 'đàn em' Pinduoduo cho 'hít khói' 01/12/2023 01:40
"Vượt mặt" đàn anh
Theo các nhà phân tích, PDD Holdings - công ty sở hữu ứng dụng thương mại điện tử (TMĐT) Pinduoduo và Temu - đã trở thành công ty giá trị nhất trong ngành.
Cụ thể, báo cáo tài chính quý I/2024 đầy xuất sắc được công bố tuần trước đã giúp cổ phiếu công ty tăng tới 7,5%, đưa vốn hóa thị trường của PDD lên khoảng 208 tỷ USD, vượt qua đối thủ lớn trong ngành là Alibaba Group (giá trị thị trường khoảng 196 tỷ USD). Trong khi đó, JD.com xếp thứ 3 với vốn hóa khoảng 48 tỷ USD.
Báo cáo tài chính mới nhất của PDD cho thấy thu nhập ròng của công ty đã tăng 246% lên 3,87 tỷ USD (27,99 tỷ NDT) so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu từ dịch vụ giao dịch đạt 6,14 tỷ USD, tăng 327% so với cùng kỳ năm trước.
PDD cho biết trong báo cáo thu nhập của mình: “Chúng tôi chủ động đáp ứng các chính sách khuyến khích tiêu dùng và triển khai một loạt hoạt động khuyến mại nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dùng trong dịp lễ hội mùa xuân và các sự kiện theo mùa khác”.
Trong khi đó, thu nhập ròng của Alibaba giảm 86% xuống 3,3 tỷ NDT so với một năm trước đó.
Đánh trúng tâm lý "mua chung - mua rẻ hơn"
Sự phát triển ngoạn mục của PDD trong những năm gần đây được lý giải nhờ sự "bành trướng" mạnh mẽ của Pinduoduo tại Trung Quốc, sự tăng trưởng mạnh mẽ của Temu tại các thị trường nước ngoài - đặc biệt là thị trường Mỹ, cũng như định vị về giá trị đồng tiền của công ty này.
Bí quyết thành công của Pinduoduo được cho là nằm ở mô hình kinh doanh của doanh nghiệp này.
Pinduoduo có nghĩa là "cùng mua nhiều hơn" và tính năng "mua chung" cũng là điều khác biệt trong mô hình mua sắm kết hợp mạng xã hội của Pinduoduo.
Bằng cách chạy hàng loạt chương trình mua sắm trên mạng xã hội lớn nhất Trung Quốc WeChat, Pinduoduo tiếp cận được hơn 1 tỷ người dùng WeChat. Từ đó khuyến khích người dùng vừa mua hàng vừa chia sẻ với người thân, bạn bè để cùng nhau hưởng mức giá ưu đãi.
Phần thưởng cho việc kêu gọi mua chung thành công rất đa dạng, là tiền mặt, mã giảm giá hay sản phẩm miễn phí. Như vậy, những khách hàng trung thành cũng vô tình trở thành nhân viên sales nhiệt tình cho Pinduoduo.
Nhà phân tích Chelsey Tam của Morningstar cho biết: “Chúng tôi tin rằng nền tảng nội địa của PDD sẽ có thể bảo vệ vị thế của mình nhờ nhận thức mạnh mẽ của người tiêu dùng về định vị giá trị đồng tiền”.
"Ngựa chiến" Temu sáng cửa tại các thị trường ngoại
Goldman Sachs mới đây cũng đã nâng xếp hạng của PDD từ "trung lập" lên mức “mua”, lưu ý rằng công ty tiếp tục có đà tăng trưởng về doanh thu quảng cáo trong quý đầu tiên cũng như tiềm năng của Temu ở các thị trường nước ngoài.
Tờ Morningstar cũng nhận định "lợi nhuận của Temu sẽ cải thiện nhanh hơn so với ước tính trước đây do áp dụng mô hình nửa lô hàng, theo đó chi phí hậu cần sẽ do người bán chịu”.
"Cú hích" đẩy Temu thành "ngôi sao bán hàng" tại Mỹ là đoạn quảng cáo tại Siêu cúp Bóng bầu dục Mỹ - Super Bowl năm 2023 với khẩu hiệu "mua sắm như một tỷ phú". Trong đó, nhân vật hoạt hình mua nhiều loại sản phẩm gia dụng và may mặc có giá dưới 10 USD. Việc mua hàng này là một ví dụ về các sản phẩm giá rẻ mà Temu bán.
Những người Mỹ ham muốn hàng giá rẻ đã đổ xô đến Temu, giúp ứng dụng này đứng đầu danh mục tải xuống trong nhiều tháng trời và đạt lượng khách "khủng". Sau khi ra mắt thành công tại Mỹ, Temu cũng đã tích cực mở rộng sang Úc, New Zealand, Pháp, Ý, Đức, Hà Lan, Tây Ban Nha cũng như Vương quốc Anh.
Ngân hàng Mỹ (Bank of America - BofA) trong một báo cáo hồi đầu tháng này cho biết Temu, TikTok và AliExpress đang “tận dụng trải nghiệm” của các công ty mẹ và công ty chị em của họ, đồng thời nói thêm rằng họ coi Temu “có vị trí tương đối tốt hơn” trong số rất nhiều công ty khác.
Tổng kho thương mại điện tử ồ ạt mọc lên sát biên giới Việt Trung
'Ngắm' khu đất xây tổ hợp thương mại, văn phòng của TAH Invest tại Tây Hồ Tây
(VNF) - Dự án tổ hợp thương mại và dịch vụ kết hợp văn phòng được triển khai trên lô đất B2-CC4 thuộc Khu đô thị Tây Hồ Tây dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2027.