Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Anvui mang đến giải pháp quản trị tổng thể bằng công nghệ cho đơn vị vận tải hành khách đường dài. Sau nhiều tháng nghiên cứu, thử nghiệm ứng dụng Anvui được Phan Bá Mạnh đưa vào thị trường hồi tháng 7 năm ngoái (2017).
Sau gần một năm hoạt động, đến nay trung bình mỗi tháng đã có hơn 100.000 vé xe chảy qua hệ thống Anvui và 1.800 đầu xe vận hành trơn tru, ông Mạnh cho biết.
Bên cạnh việc phát triển người dùng trong nước cho ứng dụng Anvui, ông Phan Bá Mạnh cũng dành nhiều thời gian nghiên cứu thị trường vận tải hành khách tại một số các quốc gia Đông Nam Á.
Myanmar và Philippines sẽ là điểm đến mà Phan Bá Mạnh nhắm tới vào năm 2019. "Đây là những thị trường có hoạt động giao thông vận tải tương đồng Việt Nam. Họ sẽ là bước đệm để chúng tôi tiến xa hơn trong tương lại", ông nhận định.
Ông Phan Bá Mạnh, sinh năm 1981, từng được biết đến với các startup về công nghệ.
Ông Mạnh khởi nghiệp lần đầu tiên cách đây gần 7 năm với thương hiệu ATO – doanh nghiệp về mã vạch và các giải pháp siêu thị. Ông nhận định đó là một startup thành công khi sau 6 năm, ATO từ một công ty có vốn điều lệ 50 triệu đồng, HĐQT toàn ngồi họp ở quán trà đá đã trở thành doanh nghiệp lớn về thiết bị phân phối mã vạch, với số nhân sự hơn 100 người.
“Sau 6 năm, tôi rời ATO và nhường lại vị trí quản lý và điều hành cho 2 cổ đông sáng lập. Tôi tách ra và nghĩ rằng mình có khả năng phát triển một startup riêng”, ông Mạnh kể.
Rời ATO, Phan Bá Mạnh khởi nghiệp lần thứ 2 với nền tảng Dobody, ứng dụng khớp lệnh trao đổi hàng
Và lần này là Anvui. Năm ngoái (2017), Anvui đã lọt vào top 10 giải thưởng Nhân tài Đất Việt.
Thực tế cho thấy thị trường vận tải hành khách đường bộ tại Việt Nam được đánh giá là có quy mô lớn song hiện nay không ít nhà xe kinh doanh gặp khó khăn trước sự bùng nổ của mô hình vận tải công nghệ.
Anvui ra đời với mong muốn hỗ trợ các doanh nghiệp xe khách liên tỉnh; giảm chi phí và tăng tính tiện lợi cho các hãng xe; giải quyết bài toán tổng thể cho các nhà xe từ việc quản lý bán vé, in phơi vé, lập lệnh xuất bến quản lý doanh thu và chi phí trong quá trình vận hành.
"Chúng tôi đã nghiên cứu và thấy rằng mô hình vận tải hành khách liên tỉnh đều thuộc các doanh nghiệp tư nhân có quy mô nhỏ, vốn đầu tư hạn chế. Họ thiếu hệ thống quản lý khoa học, bán và xé vé bằng tay, các hoạt động marketing gần như không có. Vì vậy chi phí hoạt động khá lớn", ông Mạnh chia sẻ.
Bên cạnh đó, xu hướng mua vé trực tuyến (online) tăng nhanh do sử dụng phổ biến điện thoại thông minh. Vì vậy, phần mềm quản lý điều hành bán vé cho nhà xe với chi phí hợp lý giúp các nhà xe nhỏ có công cụ quản lý và điều hành tổng thể.
Ngoài gia tăng doanh thu, phần mềm còn ghi nhận mọi hoạt động phát sinh đón trả khách lên xuống xe, doanh thu bán vé từng xe, vị trí xe, các chi phí trong quá trình vận hành. Nhờ đó, tiết kệm tối đa chi phí điện thoại, thất thoát do gian lận. Các hãng xe sẽ giảm bớt thời gian xử lý các giấy tờ...
Nói về các trở ngại của một startup, ông Mạnh thẳng thắn: "Khó khăn thực tế còn nhiều nhưng thời điểm này dự án tự chủ được nguồn thu để nuôi sống chính bản thân mình mà không cần phụ thuộc dòng vốn gọi được từ bên ngoài. Tôi cho rằng đây là may mắn lớn nhất của dự án startup".
Không dừng lại ở xe khách đường dài, Phan Bá Mạnh còn có kế hoạch đưa sản phẩm ứng dụng vào ngành vận tải đường thuỷ như tàu du lịch trên biển và trên sông nhằm tận dụng loại hình giao thông đang rất phát triển tại miền Nam.
Chia sẻ về tốc độ tăng trưởng doanh thu của Anvui, Phan Bá Mạnh cho biết con số này là 200% so với thời điểm khai trương. Doanh thu tháng trước so với tháng sau tăng đều đặn 30-50%.
Đầu tháng 4, ông Mạnh đã mở văn phòng dự án tại thành phố Hồ Chí Minh trong một co-working tại quận 3, theo như lời ông là “để có không khí startup”.
Trong 1 năm tới, CEO sinh năm 1981 cùng 3 cộng sự có nhiệm vụ tăng số lượng đối tác là các nhà xe riêng ở khu vực miền Tây và miền Đông lên con số 100 so với 6 như hiện nay.
Hàng ngày, ông Mạnh vẫn rong ruổi đạp xe gặp các đối tác, khách hàng. "Tôi muốn tiết kiệm nhiều nhất có thể, như chính giải pháp mà dự án triển khai là giảm 5-10% chi phí vận hành; tăng 10-20% doanh thu bán vé nhờ hệ thống có khả năng tích hợp với website bán vé trực tuyến tại chính các nhà xe", ông nói.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.