'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Khởi đầu là một trong những nhà sản xuất thiết bị mạng, Huawei ban đầu chuyên sản xuất các bộ định tuyến, modem, bộ chuyển mạch cung cấp dịch vụ điện thoại và Internet trên toàn thế giới.
Gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc sau đó đã nhanh chóng mở rộng dòng sản phẩm của mình sang các thiết bị “Wearable devices” (Công nghệ đeo trên người) và gây tiếng vang lớn nhất với các sản phẩm điện thoại thông minh. Các dòng điện thoại của hãng được ưa chuộng tới mức đưa Huawei trở thành đối thủ cạnh tranh top đầu đối với “ông lớn” Apple tại Trung Quốc.
Tính đến nay, tập đoàn có khoảng 207.000 nhân viên và hoạt động tại hơn 170 quốc gia. Theo báo cáo thường niên, Huawei ghi nhận doanh thu đạt gần 100 tỷ USD với lợi nhuận lên đến 12 tỷ USD trong năm 2023.
Sự thành công vượt mong đợi của tập đoàn đã đưa nhà sáng lập kiêm CEO Huawei, ông Nhậm Chính Phi trở thành tỷ phú với khối tài sản ước đạt 1 tỷ USD vào năm 2022, theo số liệu từ Forbes.
Thành lập từ năm 1987, đến nay, Huawei đã có gần 40 năm hoạt động trong ngành công nghệ. Tuy nhiên, trong suốt khoảng thời gian này, tập đoàn liên tục vướng vào các tranh cãi với Mỹ vì bị cáo buộc ăn cắp bí mật thương mại.
Vậy, đâu là cách một công ty công nghệ thông tin nhỏ bé tại Trung Quốc đã vươn mình thành đối thủ nặng ký của Apple và tại sao Huawei lại bị coi là mối đe doạ an ninh quốc gia ở Mỹ?
Theo chia sẻ của nhà sáng lập Nhậm Chính Phi, giai đoạn ban đầu của Huawei gặp rất nhiều khó khăn. Thời điểm công ty mới ra đời, Huawei không nhận được bất kỳ một khoản tài trợ nào của Chính phủ và phải huy động vốn hoàn toàn từ bên ngoài. Tổng số vốn đăng ký của Huawei là khoảng 21.000 NDT (gần 2.900 USD).
Bản thân ông Nhậm Chính Phi cũng chưa từng có kinh nghiệm xây dựng và phát triển 1 công ty. Huawei khởi đầu chỉ là một đại lý bán lại các thiết bị chuyển mạch điện thoại do một đơn vị tại Hồng Kông sản xuất. “Chúng tôi đã phải làm việc chăm chỉ để kiếm từng đồng trong những năm đầu tiên”, ông Nhậm Chính Phi chia sẻ.
Đến khi hoạt động kinh doanh của Huawei bắt đầu có bước chuyển biến tích cực, thì khó khăn khác lại ập đến. Công ty sản xuất thiết bị tại Hong Kong bỗng chấm dứt việc cung cấp bộ định tuyến cho Huawei, buộc đơn vị startup còn non trẻ này phải tự phát triển sản phẩm viễn thông của riêng mình.
Thời điểm bấy giờ, các thành phố lớn tại Trung Quốc đều đang bị thống trị bởi các ông lớn công nghệ có tên tuổi, do đó, Huawei lựa chọn tiếp thị tại các vùng nông thôn. Để không bị tụt lại, các nhân viên Huawei đã phải làm việc từ ngày đến đêm và không rời khỏi cơ quan trong suốt một tháng.
Đến những năm 1990, công ty quyết định tiếp cận với mạng lưới viễn thông ngoài khu vực Trung Quốc. Đến năm 1995, công ty ghi nhận doanh thu gần 220 triệu USD.
“Sau khi thành lập Huawei, tôi đã gặp rất nhiều khó khăn để đảm bảo sự tồn tại của công ty. Năm 2005, doanh số bán hàng quốc tế đạt 100 triệu USD. Đây là lần đầu tiên doanh số đơn đặt hàng quốc tế vượt quá doanh số bán hàng trong nước”, ông Nhậm Chính Phi bày tỏ.
Nhờ những thành tựu đột phá trên thị trường quốc tế, Huawei quyết định thâm nhập thêm vào thị trường thiết bị thông minh. Năm 2004, công ty xuất xưởng chiếc điện thoại đầu tiên với tên gọi C300.
C300 sở hữu các tính năng như gọi thoại cơ bản, SMS, nhắn tin bằng văn bản. Chỉ 2 năm sau đó, công ty cho ra mắt Huawei U626, chiếc điện thoại 3G đầu tiên với màn hình màu, camera chụp ảnh cùng khả năng kết nối dữ liệu nhanh hơn.
Theo thời gian, Huawei tiếp tục tiếp cận thêm vào thị trường thiết bị điện tử thông minh. Công ty đã phát hành modem USD vào năm 2006, sản phẩm giúp truy cập internet chỉ với một bước đơn giản là cắm trực tiếp vào máy tính.
Reuters cho biết từ năm 2008 đến năm 2009, doanh số bán hàng theo hợp đồng của Huawei tăng 46%, chủ yếu đến từ nước ngoài, tạo ra doanh thu gần 23,3 tỷ USD cho công ty. Đơn vị này sau đó cũng tìm cách mở rộng thị phần tại Mỹ.
Đến năm 2015, đồng hồ Huawei ra đời. Sản phẩm là sự kết hợp của các chức năng cơ bản của một chiếc đồng hồ với những tính năng thông minh, hiện đại của một thiết bị công nghệ.
Tính đến tháng 2/2019, công ty đã có hơn 30 hợp đồng 5G, đồng thời triển khai hơn 40.000 trạm 5G trên toàn cầu, cho thấy tầm ảnh hưởng của công ty trên thị trường quốc tế. Các nhà điều hành Huawei từng tự tin khẳng định rằng tập đoàn đang đi trước các nhà cung cấp tiên tiến nhất của Mỹ trong việc phát triển công nghệ.
Hành trình vươn mình thành “ông lớn” của Huawei không chỉ gặp khó khăn khi bắt đầu, mà đến hiện tại, doanh nghiệp vẫn phải đối mặt với nhiều điều tiếng như bóc lột sức lao động của nhân viên, ăn cắp bí mật thương mại hay mối đe doạ đối với an ninh quốc gia.
Mặc dù đã có vị thể nhất định trong ngành, song Huawei vẫn yêu cầu rất khắc nghiệt đối với các nhân viên của mình. Văn hoá làm việc tại Huawei được ví như ở trường học khi ban lãnh đạo ban hành quy tắc xếp hạng A, B, C hoặc D dành cho các nhân viên để đảm bảo tính cạnh tranh trong công việc.
Cụ thể, những công nhận nhận được điểm A sẽ nhận gấp đôi số tiền thưởng mà công nhân đạt điểm B nhận được, tương tự với các mức thấp hơn. Những người đạt điểm C trong 2 năm liên tiếp sẽ bị sa thải khỏi tập đoàn, bởi Huawei cho rằng đây là mức ít nhất 10% nhân viên trong đơn vị phải đạt được.
Môi trường khắc nghiệt khiến Huawei nhận được nhiều ý kiến trái chiều khác nhau. Theo một cựu nhân viên, ở công ty, tiền lương không phải thứ duy nhất, tiền thưởng mới là thứ các nhân sự tranh giành nhau.
“Sau khi hoàn thành dự án, những khoản tiền thưởng thường vượt quá cả mức lương hàng tháng của chúng tôi”, nhân viên này cho biết. Cũng có những ý kiến cho rằng việc trả lương thưởng rất cao của Huawei chỉ là để bù đắp cho văn hoá làm việc quá khắc nghiệt của doanh nghiệp này.
Dù có nhiều ý kiến trái chiều, việc Huawei đang làm rất tốt trong việc tận dụng tối đa tiềm năng của mỗi nhân viên là không thể phủ nhận. Điều này được thể hiện rõ qua sự phát triển nhanh như vũ bão của cả tập đoàn.
Ngoài những lùm xùm xoay quanh việc khai thác sức lao động quá mức của các nhân viên, Huawei còn liên tục gặp các tranh cãi khi bước vào thị trường quốc tế.
Năm 2003, “gã khổng lồ” phần cứng Cisco đã kiện Huawei vì tội ăn cắp công nghệ bộ định tuyến mạng và phải mất một thời gian sau đó, Huawei mới dàn xếp được vụ việc.
Đến năm 2010, Huawei lại tiếp tục bị Motorola đệ đơn kiện với cáo buộc mua chuộc các công nhân nội bộ của Motorola nhằm đánh cắp bí mật thương mại. Năm 2017, T-Mobile cũng cho rằng Huawei đang lén lút chiếm đoạt bí mật thương mại của doanh nghiệp, thể hiện qua một loạt vụ việc từng diễn ra vào năm 2012, 2013.
Không chỉ với các doanh nghiệp, chính phủ Mỹ cũng từng lên tiếng cho rằng Huawei là một mối đe doạ tiềm tàng đối với an ninh nước này, thậm chí còn đưa Huawei vào danh sách đen cấm tiếp cận chip và các phần mềm của công ty Mỹ.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.