Sửa luật các TCTD: Sẽ trình Quốc hội thông qua vào tháng 10/2017

Kình Dương - 30/05/2017 09:43 (GMT+7)

(VNF) - Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Các tổ chức tín dụng (phần liên quan đến tái cấu trúc các TCTD) đã được NHNN trình Quốc hội lấy ý kiến tại kỳ họp này và dự kiến sẽ xem xét thông qua vào kỳ họp thứ 4 tới của Quốc hội (tháng 10/2017).

Ngày 29/5, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Lê Minh Hưng đã có buổi tiếp bà Ceyla Pazabassiouglu - Giám đốc cấp cao về Tài chính và Thị trường toàn cầu của Ngân hàng Thế giới (WB).

Thông báo tình hình và định hướng xử lý nợ xấu và tái cơ cấu các TCTD yếu kém của Việt Nam, Thống đốc cho biết, NHNN đã triển khai giai đoạn 1 (2011-2015) Đề án Tái cơ cấu ngân hàng và xử lý nợ xấu, đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận về cải thiện ổn định tài chính, tái cấu trúc ngân hàng.

Theo Thống đốc, giai đoạn 2 (2016-2020), cải cách khu vực ngân hàng tiếp tục là nhiệm vụ ưu tiên của Chính phủ và NHNN. NHNN đã báo cáo Bộ Chính trị Đề án tái cơ cấu hệ thống các TCTD và xử lý ngân hàng yếu kém; trình Quốc hội Nghị quyết về xử lý nợ xấu của các TCTD (dự kiến thông qua trong tháng 6/2017).

Đối với Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Các tổ chức tín dụng (phần liên quan đến tái cấu trúc các TCTD), Thống đốc cho hay, NHNN đã trình Quốc hội dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Các tổ chức tín dụng, Quốc hội sẽ cho ý kiến vào tháng 5/2017 và Kỳ họp thứ 4 của Quốc hội (tháng 10/2017) sẽ được đưa ra xem xét và thông qua.

Phát biểu tại buổi tiếp, bà Ceyla Pazabassiouglu đánh giá cao kết quả đạt được của NHNN trong việc thực hiện kế hoạch tái cơ cấu ngân hàng và xử lý nợ xấu trong thời gian qua và cho rằng lộ trình, phương pháp, cách thức tiến hành xử lý nợ xấu và tái cơ cấu ngân hàng của Việt Nam là đúng hướng, có nhiều sáng tạo phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của Việt Nam.

Nhận xét về việc xử lý nợ xấu tại Việt Nam, đoàn công tác của WB cho rằng, vấn đề giải quyết nợ xấu tại Việt Nam đòi hỏi phải triển khai toàn diện trong thời gian dài. Đoàn công tác WB đề xuất 4 trụ cột chính nhằm hỗ trợ xử lý nợ xấu đối với Việt Nam, cụ thể là các trụ cột: Hiện đại hóa khu vực tài chính; Củng cố quy định và giám sát ngân hàng; Tái cơ cấu và xử lý các ngân hàng và tài sản dưới chuẩn; Củng cố giám sát an toàn vĩ mô.

Theo các chuyên gia WB, các trụ cột này đều cần thiết và hỗ trợ lẫn nhau nhằm góp phần đem lại giải pháp toàn diện về xử lý nợ xấu. Việt Nam cần phải xây dựng chính sách, Chính phủ, Quốc hội cần vào cuộc mạnh mẽ để bảo đảm cho sự thành công của kế hoạch xử lý nợ xấu và tái cơ cấu tổ chức tín dụng.

Đoàn công tác của WB cho biết, để giúp Việt Nam xử lý nợ xấu, WB đã thiết kế chương trình hợp tác kỹ thuật 4 năm cho Việt Nam và đang tiến hành thảo luận với các nhà tài trợ về nguồn vốn cho chương trình này.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Bỏ tiền mua dữ liệu: Vì sao còn ngần ngại?

Bỏ tiền mua dữ liệu: Vì sao còn ngần ngại?

(VNF) - Dữ liệu tài chính giống như “thực phẩm chức năng”, không phải là “thuốc chữa bệnh”, nên không nằm trong danh mục “ưu tiên” của rất nhiều nhà đầu tư. Bên cạnh đó, nguồn cung dữ liệu tài chính chất lượng cao trên thị trường hiện còn hạn chế.

Cách nộp tiền và sử dụng VETC không mất phí chuyển khoản

Cách nộp tiền và sử dụng VETC không mất phí chuyển khoản

(VNF) -Trước phản ánh về việc dùng tài khoản VETC bị treo tiền khi không dùng hết, đồng thời có nhiều người khi chuyển tiền vào tài khoản giao thông vẫn bị mất phí, phía VETC khẳng định, DN không treo tiền của khách, không thu bất kỳ hoản phí nào của khách hàng và đang nỗ lực hoàn thiện dịch vụ để khách hàng thuận tiện khi nộp và sử dụng ứng dụng VETC.

Giá vàng SJC 'bất động', chờ chính sách mới của NHNN

Giá vàng SJC 'bất động', chờ chính sách mới của NHNN

(VNF) - Giá vàng trong nước dường như đang “chững lại” để chờ những thay đổi mới trong chính sách bình ổn thị trường vàng của Ngân hàng Nhà nước.

'Người dân thắt lưng buộc bụng nhưng vẫn phải nộp thuế thu nhập cá nhân'

'Người dân thắt lưng buộc bụng nhưng vẫn phải nộp thuế thu nhập cá nhân'

(VNF) - Đại biểu Nguyễn Thị Thủy (đoàn Bắc Kạn) cho rằng mức giảm trừ gia cảnh hiện nay chưa phản ánh đúng với thực tế cuộc sống.

Vinh danh Chủ tịch Trung Quốc, Campuchia đặt tên 'Đại lộ Tập Cận Bình'

Vinh danh Chủ tịch Trung Quốc, Campuchia đặt tên 'Đại lộ Tập Cận Bình'

(VNF) - Chính phủ Campuchia đã chính thức đổi tên Đường vành đai 3 ở Phonm Penh thành “Đại lộ Tập Cận Bình” để vinh danh Chủ tịch nước Trung Quốc, người đóng vai trò chủ chốt trong việc tăng cường quan hệ đối tác kinh tế giữa Campuchia và Trung Quốc.

Đề nghị Quốc hội ra nghị quyết thí điểm làm dự án nhà ở khi chưa chuyển đổi mục đích sang đất ở

Đề nghị Quốc hội ra nghị quyết thí điểm làm dự án nhà ở khi chưa chuyển đổi mục đích sang đất ở

(VNF) - Chính phủ thống nhất thông qua Đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất mà đất đó không phải là đất ở.

Vàng trồi sụt quanh 90 triệu/lượng: Liều lướt sóng trong cơn sốt giá?

Vàng trồi sụt quanh 90 triệu/lượng: Liều lướt sóng trong cơn sốt giá?

(VNF) - Bất chấp việc Ngân hàng Nhà nước đã “bơm” ra thị trường 48.500 lượng vàng, tương ứng với 1,8 tấn, thế nhưng giá vẫn không ngừng tăng, lên ngưỡng 90 triệu đồng/lượng. Đặc biệt nhẫn trơn vẫn khan nguồn cung, vậy với nhà đầu tư cá nhân thì có nên “lướt sóng” trong cơn sốt này

Chuyển đổi số ngân hàng: An toàn thông tin là yêu cầu hàng đầu

Chuyển đổi số ngân hàng: An toàn thông tin là yêu cầu hàng đầu

(VNF) - Trong bối cảnh cả nước ngày càng xuất hiện nhiều vụ mất tiền trong tài khoản, việc bảo vệ thông tin và tài sản của khách hàng đã trở thành một nhiệm vụ hàng đầu của ngành ngân hàng Quảng Nam.

Tập đoàn bảo hiểm 137 tuổi 'trẻ hoá' nhờ AI

Tập đoàn bảo hiểm 137 tuổi 'trẻ hoá' nhờ AI

(VNF) - Manulife, một trong những công ty bảo hiểm nhân thọ lâu đời và lớn nhất thế giới, đang cho thấy sức sống mạnh mẽ và sự linh hoạt đáng kinh ngạc của một “cỗ máy” 137 tuổi trong tiến trình chuyển đổi kỹ thuật số và áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI).

Nhớ lại 5 năm điên đảo của BĐS Việt: Khủng hoảng, gượng dậy, lại khủng hoảng

Nhớ lại 5 năm điên đảo của BĐS Việt: Khủng hoảng, gượng dậy, lại khủng hoảng

(VNF) - Trải qua giai đoạn sốt nóng cực độ (2006 -2007), thị trường bất động sản Việt Nam đã bất ngờ đảo chiều trong năm 2008, khởi đầu cho một thời kỳ u ám kéo dài khiến hàng loạt doanh nghiệp địa ốc lao đao. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng này cũng tạo điều kiện cho một lớp doanh nghiệp vươn lên, trở thành những cái tên hàng đầu.