Toàn cảnh biệt thự trên bán đảo Sơn Trà bị Đà Nẵng thu hồi
(VNF) - Khu biệt thự được bảo phủ một màu xanh của các tán lá cây rừng. Do đó, Khu biệt thự rất khó nhìn thấy ở trên cao.
Đây là chia sẻ của chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong, trong cuộc trao đổi với phóng viên TBTCVN.
- Thưa ông, ông đánh giá như thế nào về tác động của dịch Covid-19 đến nền kinh tế Việt Nam, cũng như hoạt động sản xuất, kinh doanh của các DN?
Sau gần 3 tháng kể từ khi bùng phát đến nay, dịch Covid-19 đã và đang ảnh hưởng rất lớn đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội đất nước, khi những đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản… đang là những tâm điểm của dịch.
Cụ thể, về tác động đến tăng trưởng kinh tế, theo 2 kịch bản tăng trưởng mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã xây dựng, nếu trường hợp dịch bệnh được khống chế trong quý I/2020 thì tăng trưởng cả năm ở mức 6,25%, giảm 0,55% so mục tiêu đã được Quốc hội, Chính phủ thông qua (6,8%). Trường hợp dịch bệnh được khống chế trong quý II/2020, tăng trưởng cả năm ở mức 5,96%, giảm 0,84%.
Về thương mại, dịch Covid-19 sẽ làm giảm kim ngạch xuất khẩu (XK), đặc biệt là XK các mặt hàng nông sản, thủy sản, dệt may, hàng điện thoại các loại và linh kiện… Đặc biệt, một số ngành sản xuất, XK chủ lực của Việt Nam phụ thuộc lớn vào nguồn nguyên liệu đầu vào từ Trung Quốc đang chịu ảnh hưởng rất lớn do thiếu nguyên liệu đầu vào, gián đoạn chuỗi cung ứng…
Về đầu tư, Trung Quốc hiện là nhà đầu tư nước ngoài (FDI) lớn thứ 7 tại Việt Nam với khoảng 2.875 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký hơn 16,3 tỷ USD, chiếm 4,4% tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam. Vì vậy, dịch bệnh sẽ làm ảnh hưởng đến một số dự án, DN do Trung Quốc làm chủ thầu hoặc chủ đầu tư sử dụng số lượng lớn chuyên gia và lao động Trung Quốc, do bị hạn chế trở lại Việt Nam…
Đối với từng ngành hàng, nhiều ngành cũng đang chịu tác động tiêu cực từ dịch Covid-19, trong đó một số ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất như du lịch, vận tải, hàng không, nông nghiệp...
Tóm lại, về tổng thể có thể thấy, dịch Covid-19 đã, đang tác động tiêu cực đến toàn nền kinh tế cũng như hoạt động sản xuất, kinh doanh của các DN. Dự báo, những tác động này sẽ còn kéo dài trước diễn biến ngày càng phức tạp, khó lường và chưa có dấu hiệu kết thúc của dịch bệnh, đòi hỏi sự nỗ lực, đồng lòng của của cả hệ thống chính trị, DN và người dân, để vừa chống dịch an toàn vừa đảm bảo các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
- Có ý kiến cho rằng, dịch Covid-19 như là một “phép thử” đối với nền kinh tế, DN, nhất là đối với những ngành, DN đang bị phụ thuộc vào một thị trường, một nguồn nguyên liệu sản xuất. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?
Tôi cho rằng, trong khó khăn cũng là lúc mà từng ngành hàng, từng DN phải nhìn lại mình để thực hiện tái cấu trúc mạnh mẽ. Theo đó, đây là lúc các ngành hàng, DN cần đẩy mạnh hơn nữa và triển khai thực chất hơn chủ trương đa phương hóa, đa dạng hóa, cơ cấu lại thị trường, đối tác… Qua đó hạn chế rủi ro, giảm bớt sự phụ thuộc vào chỉ một hoặc một vài thị trường trọng điểm.
Theo báo cáo của một số hiệp hội, ngành hàng như dệt may, da giày, nhiều DN trong các ngành này chỉ duy trì được nguồn nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất cho đến khoảng cuối tháng 3/2020, bởi sự đứt gãy nguồn cung nguyên vật liệu từ thị trường Trung Quốc.
Thực tế này cho thấy, tình trạng phụ thuộc quá lớn vào một thị trường, một nguồn cung nguyên vật liệu của nhiều DN nếu không được cải thiện, thì trong tương lai, nếu lại xảy ra biến động lớn từ thị trường nguồn cung thì DN Việt khó có khả năng chống đỡ, thậm chí có thể dẫn đến phá sản. Tất nhiên, để đa dạng hóa thị trường xuất, nhập khẩu đối với nhiều DN, nhất là các DN nhỏ và vừa không hề dễ, do chi phí có thể sẽ tăng cao…, song đây là vấn đề các DN buộc phải đặc biệt chú trọng trong bối cảnh thế giới luôn tiềm ẩn nhiều bất ổn như hiện nay.
Ở tầm vĩ mô cũng cần thúc đẩy tăng năng suất, tăng năng lực cạnh tranh trên cơ sở đổi mới sáng tạo, qua đó, xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ, ít phụ thuộc hơn, nâng cao khả năng chống chịu và thích ứng với các biến động. Đặc biệt, qua biến động của dịch bệnh lần này cho thấy, hơn bao giờ hết, Việt Nam cần có giải pháp hành động quyết liệt hơn trong việc xây dựng kế hoạch phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ phục vụ những ngành xuất khẩu chủ lực.
Bởi thực tế, dù đã có rất nhiều hành động thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ phát triển, nhưng đến nay hiệu quả vẫn chưa được như kỳ vọng. Nếu ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam tiếp tục phát triển chậm chạp như hiện nay, nhiều ngành sẽ lại chịu bất ổn, rủi ro lớn trước những biến động khó lường của thị trường quốc tế.
- Trước dự báo dịch Covid-19 có thể sẽ còn kéo dài, theo ông, những giải pháp thích ứng cần có là gì?
Năm 2020 có một ý nghĩa hết sức quan trọng, bởi vừa là năm cuối cùng của kế hoạch 5 năm 2016 – 2020, vừa là năm giữ vai trò tiền đề cho giai đoạn kế hoạch mới 2021 – 2025. Tăng trưởng và phát triển kinh tế của năm 2020 sẽ có ý nghĩa quan trọng, tạo nền tảng cho phát triển kinh tế của cả giai đoạn 2021 – 2025.
Tuy nhiên, trong bối cảnh chịu tác động rất lớn từ dịch Covid-19 như hiện nay, mục tiêu duy trì tăng trưởng GDP 6,8% và kiểm soát lạm phát chung khoảng 4% của năm 2020 như Nghị quyết Quốc hội, Chính phủ đã đặt ra là thách thức rất lớn… Mặc dù vậy, không phải chúng ta sẽ chùn bước, mà ngược lại càng phải quyết tâm, nỗ lực cao hơn để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
Hiện nay, Chính phủ đã ban hành nhiều kế hoạch, chỉ thị để ứng phó với dịch Covid-19, với những giải pháp rất cụ thể, giao nhiệm vụ đến từng bộ, ngành… Vì vậy, tôi cho rằng, các giải pháp hỗ trợ sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy phát triển kinh tế phải được các bộ, ngành, địa phương thực hiện quyết liệt như chống dịch, như Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh chống dịch phải chống cả “virus trì trệ”.
Trong đó, tôi cho rằng, biện pháp cấp bách trong ngắn hạn là cần tăng cường các giải pháp hỗ trợ cho sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính… nhằm giảm chi phí cho DN để vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Bên cạnh đó, cần tạo thuận lợi hơn nữa để thu hút và thực hiện giải ngân các dự án đầu tư nhân, đầu tư nước ngoài. Mặt khác, cần tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công, vốn ODA, nhất là đối với các công trình, dự án trọng điểm…
Đồng thời, cần tận dụng tốt cơ hội của các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đã và sắp thực thi như Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu để gia tăng xuất khẩu, gia tăng thu hút vốn FDI, nhằm bù đắp thiệt hại do ảnh hưởng của dịch Covid-19…
Về phía các DN, tác động của dịch Covid-19 đã, đang và sẽ tiếp tục “ăn mòn” doanh thu, lợi nhuận của các DN, vì vậy, tự bản thân mỗi DN cần phải đề ra những chiến lược sản xuất, kinh doanh mới, để trụ vững trong giai đoạn khó khăn hiện nay cũng như có thể sớm phục hồi, tăng trưởng sản xuất kinh doanh khi dịch bệnh kết thúc.
- Xin cảm ơn ông!
------------------------------------------------------------------------------------------
Ông Nguyễn Xuân Cường, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
Dịch bệnh Covid-19 đã tác động không nhỏ tới hoạt động xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc, nhưng các DN sản xuất, kinh doanh mặt hàng này vẫn tự tin trước thời cuộc. Bởi nhiều ngành hàng đã và đang có sự chuẩn bị để thích ứng với biến động mạnh từ thị trường xuất khẩu lớn và truyền thống này; đồng thời coi đây là thời cơ để chuyển đổi sản xuất, kinh doanh, tái cơ cấu mạnh mẽ.
Nông nghiệp Việt Nam sẽ không phát triển nếu nông sản không xuất khẩu được. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ phối hợp chặt với các bộ, ngành, địa phương từ tái cơ cấu đến mở cửa thị trường. Các tỉnh, thành phố cũng chỉ đạo các ngành cùng hiệp hội ngành hàng rà soát tất cả các mặt hàng, trước hết là những nông sản xuất khẩu lớn sang Trung Quốc. Địa phương phải cùng với các DN chế biến họp bàn đưa ra các giải pháp về thời vụ, điều tiết sản xuất.
Đáng chú ý, sản xuất theo chuỗi liên kết là giải pháp quyết định hiệu quả. Những địa phương hay mặt hàng nào chưa hình thành được chuỗi sản xuất thì hết dịch bệnh cũng sẽ phải đối mặt giải quyết những sự cố khác. Do vậy, các địa phương phải cùng DN hướng dẫn, định hướng nông dân tổ chức sản xuất hiệu quả, hình thành các hợp tác xã.
Cùng với đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với cơ quan Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại các nước trên thế giới triển khai toàn diện, đạt hiệu quả cao nhất về xúc tiến, phát triển thị trường tại các địa bàn trọng điểm, tiềm năng và thị trường ngách ngay từ đầu năm 2020, tạo sự đột phá trong đa dạng hóa thị trường.
------------------------------------------------------------------------------------------
Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương):
Ngành sản xuất đã bắt đầu “ngấm” tác động của dịch bệnh, nhất là vướng mắc về nguồn cung nguyên phụ liệu, linh phụ kiện đầu vào cho sản xuất, thiếu hụt nguồn lao động và khó khăn về tài chính, về thị trường tiêu thụ…Chính vì vậy, đến thời điểm này, trên thực tế không ít DN sản xuất - kinh doanh hoạt động bắt đầu rơi vào tình trạng đình trệ, do cạn kiệt nguồn nguyên vật liệu.
Nhất là các ngành công nghiệp chế biến chế tạo trong nước, khi khu vực DN này phụ thuộc nhiều vào nguồn cung nhập khẩu từ Trung Quốc và các quốc gia khác đang chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch bệnh như Hàn Quốc, Nhật Bản… Đáng nói hơn, những ngành hàng này đều nằm trong chuỗi phân bổ và liên kết chặt chẽ của chuỗi giá trị toàn cầu nên nguy cơ bị đứt đoạn chuỗi cung ứng cận kề.
Trước tình hình đó, Chính phủ đã có nhiều giải pháp hỗ trợ như yêu cầu các ngân hàng thương mại giảm lãi suất cho vay, hạ chi phí logictis… Đặc biệt là các gói hỗ trợ tiền tệ, tài khóa, thương mại đầu tư, cải cách thủ tục hành chính vào các lĩnh vực chịu ảnh hưởng lớn của dịch bệnh. Đáng chú ý, mới đây, Thủ tướng chỉ đạo dành khoản hỗ trợ tín dụng, khoanh, giãn nợ lên tới 30.000 tỷ đồng cho DN.
Bên cạnh đó, Bộ Công thương cũng đã nhanh chóng làm việc với các tỉnh biên giới phía Bắc, nhằm sớm khôi phục lại hoạt động giao thương, trong đó có việc nhập khẩu nguyên liệu phục vụ sản xuất. Các tỉnh biên giới phía Bắc cũng đang tiếp tục trao đổi với phía Trung Quốc nhằm đẩy nhanh tốc độ thông thương, giảm tác động của các biện pháp kiểm dịch đến hoạt động xuất nhập khẩu.
Đồng thời, các DN đã thực hiện nghiên cứu, kịp thời tính toán các phương án nhập khẩu nguyên vật liệu từ các thị trường khác để hỗ trợ sản xuất trong nước, không để các chuỗi sản xuất gián đoạn hay ngưng trệ vì quá phụ thuộc vào nguồn cung từ số ít thị trường chính, nhất là Trung Quốc.
------------------------------------------------------------------------------------------
Ông Đậu Anh Tuấn - Trưởng ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam:
Như chúng ta đã biết, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 mà nhiều DN đang gặp rất nhiều khó khăn. Doanh thu của DN giảm, sản xuất đình trệ, thiếu nguyên liệu đầu vào, nhưng chi phí của DN không giảm. Những DN có vốn lớn có thể cầm cự được, nhưng với những DN, hộ kinh doanh nhỏ, lẻ, vốn hạn chế thì rất đáng lo.
Tình trạng khó khăn có thể sẽ gây ra “làn sóng” DN rời khỏi thị trường. Thời điểm này còn quá sớm để chứng kiến “làn sóng” này. Bởi vì dù sao tình trạng dịch bệnh mới từ Tết âm đến nay. Tôi dự đoán trong vài tháng tới, chúng ta mới thấy mức độ ảnh hưởng tác động rõ ràng tới nền kinh tế, đặc biệt là đối với DN. Một số ngành có thể thấy ngay mức độ ảnh hưởng như ngành dịch vụ, du lịch, nhà hàng, tuy nhiên, một số ngành bị ảnh hưởng gián tiếp, do thu nhập người dân giảm, giảm mua sắm như bất động sản, thời trang, phương tiện giao thông. Do đó, hơn bao giờ hết, những hành động của Chính phủ, các bộ, ngành trong lúc này có ý nghĩa quan trọng thúc đẩy sự phục hồi của nền kinh tế.
Hiện nay, đối với DN, điều mà họ cần nhất bây giờ là dòng tiền thanh toán. Việc cần làm lúc này là cùng hỗ trợ, cùng tham gia với DN, đảm bảo dòng tiền thanh toán. Đối với hệ thống ngân hàng, có thể gia hạn, giãn nợ cho DN. Đặc biệt, nếu ngân hàng đã chấp thuận giãn nợ thì cũng không nên đánh giá vào xếp hạng tín dụng. Bởi vì nếu xếp hạng tín dụng của DN giảm, DN bị chuyển hạng tín dụng thì những khoản vay sau này sẽ gặp khó khăn và chịu lãi suất cao hơn. Đó là những giải pháp đảm bảo DN có luồng tiền để cầm cự và để có thể phục hồi sau giai đoạn khó khăn này.
------------------------------------------------------------------------------------------
Bà Phan Thị Thanh Xuân, Tổng Thư ký Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam (Lefaso):
Dưới tác động của dịch Covid-19, ngành da giày cũng chịu ảnh hưởng rất nặng nề. Bởi lẽ, mặc dù có tỷ lệ nội địa hóa tương đối cao nhưng hiện phần nhiều DN ngành da giày vẫn phải nhập khẩu lượng lớn nguyên vật liệu nhập từ Trung Quốc dùng cho sản xuất. Theo khảo sát, nguyên liệu trong kho của các DN cũng chỉ đáp ứng sản xuất một thời gian ngắn nữa, khoảng hết tháng 3 – 4/2020 và nếu dịch bệnh kéo dài, tình hình không được cải thiện thì DN da giày sẽ đứng trước nguy cơ “hụt hơi”.
Đến hiện tại, tín hiệu đáng mừng là các nhà máy tại Trung Quốc đã mở cửa trở lại nên nguồn nguyên liệu để duy trì sản xuất da giầy bắt đầu lưu thông, song sản lượng không được như trước đây, vẫn ở mức độ nhỏ giọt.
Trong bối cảnh đó, các DN đang tìm hướng thay thế như chủ động liên hệ, tìm kiếm các nhà cung cấp trong và ngoài nước. Đồng thời đàm phán với khách hàng đề nghị lùi đơn hàng, hoặc thay đổi một số loại nguyên phụ liệu để đáp ứng đơn hàng FOB.
Để khơi thông nguồn nguyên liệu nhập khẩu dồi dào hơn trong thời gian tới, Chính phủ cần gỡ vướng về logistics, giảm thiểu tình trạng ách tắc do công tác phòng chống dịch bệnh, khiến việc giao nhận hàng gặp khó. Ngoài ra, Chính phủ cần sớm có các chính sách hỗ trợ DN cho đến khi dịch bệnh được công bố chấm dứt, thị trường hồi phục. Sự nỗ lực hết mình của DN cũng với sự quan tâm chỉ đạo quyết liệt từ Chính phủ, sự vào cuộc của các bộ, ngành là những yếu tố quan trọng nhất để đẩy lùi những khó khăn đến từ dịch Covid-19, để nhanh chóng hồi phục ổn hình hoạt động sản xuất kinh doanh.
------------------------------------------------------------------------------------------
Ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS):
Doanh nghiệp ngành dệt may cũng chịu ảnh hưởng khá nặng nề từ Covid-19, không chỉ bị giảm doanh thu xuất khẩu, đơn đặt hàng có xu hướng giảm, thiếu hụt nguồn nguyên phụ liệu đầu vào cho sản xuất, DN dệt may hiện còn chịu sức ép về tài chính. Qua khảo sát, có nhiều DN có hàng ngàn người lao động không biết sẽ cầm cự được bao lâu và nếu như dừng sản xuất, DN vẫn phải trả lương ngừng việc cho người lao động theo quy định, trong khi đó vẫn phải trả nợ vay ngân hàng đúng hạn.
Do đó, nếu dịch bệnh kéo dài, Nhà nước cần cân nhắc đến các gói hỗ trợ cho DN và người lao động.
Riêng về vấn đề nguồn nguyên phụ liệu đầu vào cho sản xuất, thời gian qua, DN ngành dệt may đã chủ động tìm kiếm các nguồn cung thay thế tạm thời. Cùng với đó, tiến hành đàm phán với đối tác để tạm thời trì hoãn thời hạn đơn hàng.
Chúng ta thấy rằng, mặc dù đang đứng trước những thách thức lớn nhưng đồng thời cũng là cơ hội để các DN tái cơ cấu bộ máy, tích cực tìm kiếm thị trường lẫn nguồn cung ứng nguyên vật liệu mới, hạn chế thấp nhất việc lệ thuộc vào một thị trường với nhiều rủi ro và thiếu tính bền vững như thời gian qua.
Được đánh giá là một trong những ngành hàng được "hưởng lợi" nhiều nhất từ EVFTA, hiện DN dệt may đã hoàn tất khâu chuẩn bị để sẵn sàng đón nhận cơ hội đến từ EVFTA khi hiệp định này đi vào thực thi trong nửa sau năm 2020.
(VNF) - Khu biệt thự được bảo phủ một màu xanh của các tán lá cây rừng. Do đó, Khu biệt thự rất khó nhìn thấy ở trên cao.