Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Theo lộ trình phát triển thị trường carbon của Chính phủ, sau giai đoạn chuẩn bị từ năm 2021 – 2024, Việt Nam sẽ thực hiện thí điểm, thành lập và tổ chức vận hành sàn giao dịch tín chỉ carbon trong giai đoạn 2025 - 2027.
Mốc thời gian 2025 hay 2027 đang đến gần, nhưng những gì Việt Nam đã đạt được về sàn giao dịch tín chỉ carbon vẫn chỉ đang gói gọn trong hai chữ "sơ khai".
Phát biểu tại tọa đàm “Triển vọng Phát triển Tài chính xanh” ngày 6/8 do Tạp chí Đầu tư Tài chính - VietnamFinance tổ chức, TS Lê Xuân Nghĩa - Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh doanh (BID), Viện trưởng Viện Tư vấn phát triển tài chính carbon (CODE) cho biết, hiện vẫn còn nhiều vướng mắc trong quá trình phát triển thị trường tài chính carbon, nhất là khi quá trình làm chính sách vẫn đang rất “gian nan”.
Theo TS Lê Xuân Nghĩa, một trong những vướng mắc lớn nhất là chưa có các quy định pháp lý về quyền sở hữu carbon.
“Rừng thuộc sở hữu của nhà nước, vậy thì carbon có thuộc sở hữu của nhà nước hay không? Khi 6 tỉnh Bắc Trung Bộ bán tín chỉ carbon rừng cho Ngân hàng Thế giới, tiền được tính cho bà con, nhưng điều này lại không phù hợp với quy định của Nhà nước về quyền sở hữu rừng”, ông nói.
Ông Nghĩa dẫn chứng, mặc dù nhiều doanh nghiệp đã liên hệ mua tín chỉ carbon nhưng khi làm việc với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, CODE chưa bán được, vì còn rất nhiều quy trình liên quan đến vấn đề đấu giá như lập hội đồng, cơ quan giám sát, có người xây dựng hồ sơ kỹ thuật.
Liên quan đến việc triển khai sàn giao dịch tín chỉ carbon, TS Lê Xuân Nghĩa cho biết hiện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là đơn vị đứng ra chịu trách nhiệm khi bán carbon liên tỉnh; còn khi bán riêng lẻ, tỉnh nào sẽ do tỉnh đó thực hiện. Tuy nhiên, điều này dẫn đến một vướng mắc là chưa thể đưa lên sàn giao dịch, bởi vì khi lên sàn, cần phải có mã và mã phải có chủ sở hữu.
Đồng quan điểm, bà Nguyễn Thu Thủy, đại diện VSDC nhận định: “Ở một số thị trường khác như Indonesia, mục tiêu net-zero của họ là năm 2060, mà Việt Nam đặt mục tiêu sớm hơn vào năm 2050. Trong khi các quốc gia khác như Trung Quốc, Hàn Quốc, Indonesia đã thực hiện rất bài bản thì Việt Nam vẫn đang dừng lại ở bước hoàn thiện thể chế pháp lý dù thời gian chuẩn bị của chúng ta gấp gáp hơn”.
Hiện tại, carbon chưa được ghi nhận trong thị trường như một hàng hóa, nên chưa xác định được sản phẩm này thuộc sự quản lý của cơ quan nào.
“Đây cũng là bài toán mà các bộ, ngành cần ngồi cùng nhau để phân tách và tìm hướng giải quyết nếu muốn phát triển thị trường tín chỉ carbon”, bà Thủy cho biết.
Trong chia sẻ với VietnamFinance, TS Phạm Nguyễn Anh Huy, Giảng viên cấp cao ngành Tài chính, Đại học RMIT nhận định, việc thiết lập sàn giao dịch tín chỉ carbon bắt buộc là chìa khóa để thúc đẩy tài chính carbon và giúp Việt Nam thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 – 2030 cũng như cam kết giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Tiến sĩ Huy đề xuất Việt Nam có thể đi theo mô hình Hệ thống mua bán phát thải của Liên minh châu Âu (EU ETS) để quản lý và điều tiết tín chỉ carbon trên sàn giao dịch bắt buộc.
“Sàn giao dịch phải đáp ứng được khối lượng giao dịch lớn dù giai đoạn thí điểm có thể còn thấp. Chính phủ nên cân nhắc đưa các công nghệ mới nổi như blockchain và AI vào để giảm chi phí và tăng cường tính minh bạch và chính xác cho quy trình MRV. Những công nghệ này còn cho phép Việt Nam mở rộng và hội nhập với thị trường carbon của các quốc gia và khu vực khác như EU, Trung Quốc và Mỹ”, ông bổ sung.
Trong khi đó, liên quan đến vấn đề lợi nhuận khi bán tín chỉ carbon, TS Samuel Buertey, quyền Phó chủ nhiệm bộ môn Kế toán và Luật của Đại học RMIT, nhận định giá cả phải do thị trường xác định, không có sự can thiệp của Chính phủ, tức nên để thị trường tín chỉ carbon là thị trường tự do.
Bên cạnh việc thiết lập khung pháp lý mạnh mẽ xác định các quy tắc và hướng dẫn về việc kinh doanh tín chỉ carbon và thực thi hoạt động này, TS Samuel Buertey cho rằng Việt Nam nên sử dụng lợi nhuận thu được từ việc bán tín chỉ carbon để tăng cường bền vững môi trường.
“Doanh thu tạo ra từ việc bán tín chỉ carbon có thể phân bổ một cách thông minh vào các ngành công nghiệp khác nhau nhằm đẩy mạnh việc bảo tồn môi trường và hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi sang những hướng thực hiện thân thiện với môi trường hơn”, ông nói.
Đại diện RMIT gợi mở, với nguồn tài nguyên rừng bạt ngàn, Việt Nam có thể phân bổ một phần lợi nhuận để tiếp tục tài trợ cho các hoạt động quản lý rừng bền vững, như tăng cường quản lý và thể chế giám sát lâm nghiệp, đồng thời đầu tư vào các dự án trồng cây gây rừng và tái trồng rừng, sẽ đảm bảo bảo vệ rừng khỏi bị chuyển đổi cho các mục đích nông nghiệp, công nghiệp và đô thị.
Ngoài ra, chính phủ có thể tạo thêm nhiều ưu đãi cho nông dân và cộng đồng phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên rừng, khuyến khích họ bảo tồn và trồng rừng. Một phần lợi nhuận từ bán tín chỉ carbon có thể đầu tư vào các dự án năng lượng tái chế để giảm 40% sự phụ thuộc của Việt Nam vào nhiên liệu hóa thạch và giảm bớt phát thải nhà kính.
Theo TS Samuel Buertey, hỗ trợ nghiên cứu và phát triển (R&D) các công nghệ giảm phát thải hoặc tăng cường thu hồi carbon là khoản đầu tư đáng cân nhắc. Mặc dù công nghệ thu hồi, sử dụng và lưu trữ carbon (CCUS) còn đang trong giai đoạn sơ khởi, đặc biệt ở các quốc gia đang phát triển, chính phủ có thể thiết lập một quỹ đặc biệt để hỗ trợ hoạt động R&D trong công nghệ CCUS. Khoản đầu tư này sẽ thúc đẩy đổi mới và cung cấp các giải pháp lâu dài cho những thách thức về môi trường.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.