Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Tại đại hội cổ đông vừa qua, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hòa Phát Trần Đình Long cho biết quý I/2020, Hòa Phát đạt 31.000 tỷ đồng doanh thu và 7.000 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế (trong đó bán công ty nội thất được 500 tỷ đồng).
Quý II thậm chí còn có thể tốt hơn. Tuy nhiên, người đứng đầu tập đoàn này nhấn mạnh không thể nhân 4 lần kết quả kinh doanh quý I để ra kết quả kinh doanh cả năm bởi thị trường không phải hoàn toàn thuận lợi.
Chủ tịch Hòa Phát cho biết ban lãnh đạo luôn giữ thăng bằng, lúc không tốt thì Hòa Phát cũng trụ vững được, không vì quá thuận lợi mà hưng phấn.
"Ngày hôm nay, có lò cao to như Hòa Phát cũng đang lỗ", ông Trần Đình Long ví dụ về mức độ khó khăn của thị trường hiện tại.
Chia sẻ về kế hoạch mua mỏ quặng, ông Long cho hay việc mua mỏ hiện rất thuận lợi cho Hòa Phát vì có thể hoàn thiện thêm hệ sinh thái. Tuy nhiên, quan điểm của tập đoàn là chỉ mua mỏ khi có thể kinh doanh độc lập chứ không chỉ là để hoàn thiện hệ sinh thái.
Trả lời câu hỏi của cổ đông về việc vì sao Hòa Phát tham gia mảng container trong khi tập đoàn không nằm trong chuỗi giá trị vận tải biển, ông Long cho biết hiện Trung Quốc chiếm 90% nguồn cung trên thế giới và 5, 6 hãng lớn chiếm 90% trong số đó hoàn toàn không nằm trong chuỗi giá trị vận tải biển.
Chủ tịch Trần Đình Long cho biết Hòa Phát có 3 yếu tố thuận lợi khi sản xuất container. Thứ nhất, khoảng 60-70% giá thành đến từ thép đặc biệt kháng thời tiết và Hòa Phát sản xuất được loại thép này (đã thử nghiệm thành công). "Nếu nhập khẩu loại thép này về làm container thì coi như thua", ông Long nêu quan điểm.(Xem thêm)
Báo cáo tài chính hợp nhất quý I của FPT cho thấy, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu và lợi nhuận trước thuế lần lượt là 7.586 tỷ đồng và 1.397 tỷ đồng, tăng trưởng 14,4% và 22,3%, tương đương 102% và 105% kế hoạch năm.
Lợi nhuận sau thuế tăng trưởng 22,8%, đạt 103% kế hoạch và lãi cơ bản trên cổ phiếu tăng trưởng 20,8%, đạt 104% kế hoạch.
Đóng vai trò chủ lực, khối công nghệ của FPT đóng góp 40% vào tổng lợi nhuận trước thuế và 55% vào tổng doanh thu của toàn tập đoàn. Doanh số ký mới của khối công nghệ đạt 5.834 tỷ đồng, mức cao nhất trong 4 quý gần đây và tăng trưởng 46,3% so với cùng kỳ.
Lĩnh vực dịch vụ công nghệ thông tin cho thị trường trong nước của FPT cũng ghi nhận kết quả tăng trưởng cao cả về doanh thu và lợi nhuận trước thuế, đạt lần lượt 986 tỷ đồng, tăng 40,1% và 59 tỷ đồng, tăng 1.828,7% so với cùng kỳ.
Tại thị trường nước ngoài, doanh thu lĩnh vực dịch vụ công nghệ thông tin ghi nhận 3.169 tỷ đồng doanh thu, tăng trưởng 9,6% so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế của lĩnh vực dịch vụ này đạt 495 tỷ đồng, tăng trưởng 16,4% so với quý 1/2020, thời điểm thị trường quốc tế chưa bị ảnh hưởng bởi Covid-19.(Xem thêm)
Doanh thu quý I/2021 của Tập đoàn Đất Xanh (HoSE: DXG) đạt hơn 2.953 tỷ đồng, cao gấp 4,9 lần cùng kỳ năm 2020. Trong đó, doanh thu từ bán căn hộ và đất nền đạt 2.167 tỷ đồng, trong khi quý I/2020 chỉ ghi nhận vỏn vẹn 22,7 tỷ đồng.
Doanh thu từ dịch vụ môi giới bất động sản cũng tăng gần 77% lên 733 tỷ đồng trong quý đầu năm.
Trừ đi 1.217 tỷ đồng giá vốn hàng bán, lợi nhuận gộp của Đất Xanh thu về 1.736 tỷ đồng, cao gấp hơn 4,7 lần cùng kỳ năm ngoái.
Doanh thu tăng mạnh kéo theo chi phí bán hàng cũng tăng “phi mã”, ghi nhận 563 tỷ đồng trong quý I, trong đó chiếm phần lớn là chi phí môi giới và quảng cáo (gần 385 tỷ đồng).
Sau 3 tháng đầu năm, Đất Xanh báo lãi sau thuế lũy kế gần 712 tỷ đồng, cao gấp gần 7,6 lần lợi nhuận quý I/2020. Trong đó, lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ đạt 531 tỷ đồng.
Theo giải trình của Đất Xanh, tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận trong quý I chủ yếu đến từ các dự án do công ty này làm chủ đầu tư đã triển khai bán hàng thành công từ năm 2020 và tác động tốt của thị trường đến hoạt động môi giới, dịch vụ của công ty.(Xem thêm)
Công ty Cổ phần Kỹ thuật Công nghiệp Á Châu (ACIT) và Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Trung Nam (Trung Nam Group) vừa hoàn tất thương vụ chuyển nhượng cổ phần nhà máy điện mặt trời Trung Nam Thuận Bắc 204MWac.
Theo đó, ACIT chính thức sở hữu 49% cổ phần của nhà máy điện mặt trời Trung Nam Thuận Bắc từ Trung Nam Group.
Nhà máy điện mặt trời Trung Nam Thuận Bắc được khởi công vào tháng 7/2018, với vốn đầu tư gần 5.000 tỷ đồng. Nhà máy nằm trên địa bàn xã Lợi Hải và xã Bắc Phong, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận.
Sau gần 12 tháng thi công, nhà máy đã đi vào hoạt động và được đấu nối trực tiếp với hệ thống lưới điện quốc gia thông qua Trạm biến áp 220kV Tháp Chàm. Nhà máy có công suất 204MWac, sản lượng điện tối đa khoảng 450 triệu kWh/năm với hơn 700.000 tấm pin cùng hệ thống giá đỡ xoay 120 độ, tự động xoay chiều và điều chỉnh hướng đón bức xạ mặt trời.
Sau khi hoàn tất chuyển nhượng 49% số cổ phần, Trung Nam Group cũng đã chuyển giao chức vụ quan trọng là giám đốc Công ty Cổ phần điện mặt trời Trung Nam cho ông Nguyễn Đăng Khoa – Phó tổng giám đốc ACIT.(Xem thêm)
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.