Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2020, tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, nghiêm trọng, cuộc chiến thương mại leo thang và giá dầu thô giảm sâu kỷ lục đã tác động nặng nề tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của hầu hết các tập đoàn, tổng công ty thuộc Ủy ban.
Số liệu cập nhật kết quả sản xuất kinh doanh của các tập đoàn, tổng công ty cho thấy, tổng doanh thu hợp nhất của 18/19 "quả đấm thép" trong nửa đầu năm 2020 đạt hơn 731.000 tỷ đồng, tương đương 43% kế hoạch năm 2020. Trong đó, có 5 tập đoàn, tổng công ty đạt trên 50% kế hoạch năm và 13 tập đoàn, tổng công ty đạt dưới 50% kế hoạch năm 2020.
Lãi trước thuế hợp nhất đạt hơn 15.160 tỷ đồng, tương ứng mức hoàn thành 21% kế hoạch năm. Đáng chú ý, có 5 tập đoàn, tổng công ty ghi nhận thua lỗ, đứng đầu danh sách là Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) lỗ gần 7.500 tỷ đồng và Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) lỗ 1.360 tỷ đồng.
Một số tập đoàn, tổng công ty có lợi nhuận thu về lạc quan như Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam (ACV) đạt 73% kế hoạch năm 2020, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) đạt 57% kế hoạch, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đạt 48,3% kế hoạch... (Xem thêm)
Tại hội nghị giữa Bộ Tài chính với các bộ, ngành về giải ngân vốn đầu tư công nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ 8 tháng năm 2020, đại diện 7 bộ, ngành cho biết, do không giải ngân được, xin hoàn trả số vốn lên đến 4.099 tỷ đồng.
Trong đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin hoàn trả số vốn lớn nhất, lên đến 1.800 tỷ đồng; Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam xin trả lại số vốn 1.135 tỷ đồng; còn lại một số bộ xin trả lại số vốn từ 87 đến 500 tỷ đồng.
Theo đại diện các bộ, ngành, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nặng nề đến quá trình giải ngân đầu tư công vốn vay nước ngoài. Hầu hết các hoạt động sử dụng vốn vay ODA và vay ưu đãi đều gắn với yếu tố nước ngoài từ khâu nhập máy móc, thiết bị cho đến huy động chuyên gia, nhân công, nhà thầu nước ngoài, tư vấn giám sát…
Trong số các bộ, Bộ Giao thông Vận tải giải ngân đạt khá nhất, dự kiến đến hết tháng 8/2020 đạt khoảng 51% kế hoạch vốn giao. Bộ này có số vốn rất lớn cần giải ngân trong năm nay với số vốn lên đến hơn 21.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo đại diện Bộ Giao thông Vận tải, mặc dù kết quả giải ngân 8 tháng năm nay cao hơn so với bình quân chung cả nước, nhưng vẫn chưa đạt như kỳ vọng của Bộ, nguyên nhân chính là do liên quan đến đại dịch Covid-19. (Xem thêm)
Ngày 28/8, tại Hà Nội, Bộ Công Thương và Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) đã tổ chức lễ chuyển giao quyền đại diện sở hữu vốn nhà nước tại Tổng Công ty Bia-Rượu-Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) về SCIC.
Việc chuyển giao vốn nhà nước tại Sabeco được thực hiện theo Quyết định 908/QĐ-TTg của Thủ tướng ngày 29/6/2020 về việc phê duyệt danh mục doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện thoái vốn đến hết năm 2020.
Theo biên bản chuyển giao, giá trị vốn đầu tư nhà nước tại Sabeco chuyển giao về SCIC là 2.308.765.470.000 đồng, chiếm 36% vốn điều lệ của Sabeco. Số cổ phần nhà nước nắm giữ là 230.876.547 cổ phần.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng cho biết, các công việc liên quan giữa bộ này và SCIC đều được làm rõ trên tinh thần đảm bảo không làm gián đoạn hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tuân thủ các quy định hiện hành.
Ông Hưng khẳng định Bộ Công Thương sẽ phối hợp cùng SCIC và đề nghị SCIC tích cực hỗ trợ doanh nghiệp ngày càng phát triển, qua đó gia tăng giá trị phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Về phía Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước, ông Nguyễn Đức Chi, Chủ tịch hội đồng thành viên, cho biết sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để Sabeco tiếp tục phát triển, đem lại lợi nhuận cho các cổ đông, trong đó có cổ đông nhà nước. (Xem thêm)
Trong nửa đầu năm, Thiên Minh Group của Chủ tịch HĐQT Trần Trọng Kiên báo lỗ sau thuế 242 tỷ đồng, kết quả khá bi quan so với khoản lãi hơn 37 tỷ đồng cùng kỳ năm 2019.
Tính tại ngày 30/6/2020, tổng tài sản của Thiên Minh đạt hơn 2.900 tỷ đồng, giảm 2,5% so với thời điểm đầu năm. Vốn chủ sở hữu ở mức 1.344 tỷ đồng, tăng trưởng so với đầu kỳ. Trong đó, hệ số nợ/vốn chủ vào mức 1,16, tức là Thiên Minh đang có dư nợ hơn 1.560 tỷ đồng.
Đáng chú ý, Thiên Minh hiện đang vay nợ qua kênh trái phiếu 150 tỷ đồng, phát hành vào ngày 12/6/2019 với 100 tỷ đồng trái phiếu có kỳ hạn 4 năm và 50 tỷ đồng kỳ hạn 5 năm. Lãi suất năm đầu tiên cố định là 11%/năm; các năm tiếp theo được điều chỉnh 6 tháng/lần và được xác định bằng lãi suất bình quân cộng 3,8%/năm.
Đối với lô trái phiếu kể trên, Thiên Minh sử dụng tài sản đảm bảo là tài sản gắn liền với đất tại Hà Nội, bao gồm công trình khách sạn trên khu đất tại số 46 Nguyễn Trường Tộ; công trình nhà ở và quyền sử dụng đất thửa đất số 301, tờ bản đồ số 7G-III-36 tại số 2 ngõ Yên Ninh,; công trình nhà ở và quyền sử dụng đất thửa đất số 305, tờ bản đồ số 8H-III-36 tại số 2 ngõ Yên Ninh. Cả 3 bất động sản đều thuộc phường Trúc Bạch, quận Ba Đình. (Xem thêm)
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.